071 - page 11

11
thứbảy
22 - 3 - 2014
MAI PHƯƠNG
N
gày 19-3 vừa qua,
giá xăng trong nước
tăng 180 đồng/lít
theo quyết định của Bộ Tài
chính. Trước đó gần một
tháng, giá xăng cũng tăng
thêm 300 đồng/lít. Như
vậy, chỉ trong một thời gian
ngắn, giá xăng trong nước
đã tăng hai lần, với mức
tăng gần 500 đồng/lít bất
chấp mới trước đó, theo
TS Lê Đăng Doanh, Bộ Tài
chính thông báo sẽ không
tăng giá xăng dầu.
Tăng giá xăng
không minh bạch
TS Nguyễn Ngọc Sơn,
chuyên gia Luật Cạnh tranh
(Trường ĐH Kinh tế-Luật
TP.HCM), nhận định: “Vấn
đề giá cả của xăng dầu hiện
nay quá rối. Giá thế giới đang
giảm mà giá trong nước lại
tăng không rõ nguyên nhân.
Câu hỏi đặt ra là: Quan điểm
của Nhà nước trong việc
quản lý ngành xăng dầu là
như thế nào? Có phải kiểm
soát ngành xăng dầu để đảm
bảo an ninh năng lượng hay
không? Nếu không phải thì
giá phải theo quy luật thị
trường hoàn toàn chứ!”.
Cùng quan điểm trên,
chuyên gia kinh tế Nguyễn
Minh Phong cho hay về lần
tăng giá này, sẽ chỉ hợp lý
nếu giá xăng dầu thế giới
đang tăng. Người dân bức
xúc chủ yếu là do cơ quan
quản lý chưa minh bạch việc
tại sao tăng giá. Nếu giá thế
giới tăng kéo giá trong nước
tăng theo, người dân cũng
chấp nhận. Nhưng điều hành
không minh bạch, giá xăng
bất ngờ tăng thì dân bức xúc
cũng không sai.
Sức mua kém, lại
càng thêm èo uột
Theo chuyên gia kinh tế
Lê Đăng Doanh, điều ông lo
ngại là dù tình hình sức mua
hiện nay èo uột nhưng khi
xăng tăng giá thì cácmặt hàng
khác cũng đòi tăng giá theo
xăng. “Việc tăng giá xăng
như thế này thì giá bó rau,
quả trứng, chi phí vận tải…
sẽ tăng theo cả thôi” - ông
Doanh nói thêm.
Bàn về sức mua hiện nay,
theo TS Vũ Vinh Phú, Chủ
tịch Hiệp hội Siêu thị Hà
Nội, Ủy viên Hiệp hội Bán
lẻ Việt Nam, nền kinh tế liên
tục gặp hết khó khăn này
đến khó khăn khác khiến
sức mua ngày một èo uột.
Trong khi đó, dù giá xăng
tăng không nhiều nhưng sức
lan tỏa của mặt hàng này lại
rộng và lâu dài. “Cơ thể đã
liên tục yếu ốm vậy mà giờ
xăng lại tăng giá, chi phí đầu
vào tăng thì sẽ lại càng yếu
hơn thôi” - ông Phú ví von.
Chưa dừng ở đó, ông Phú
còn bức xúc: “Hôm nay, tôi
nghe một vị trong Tổng cục
Thống kê cho rằng giá xăng
tăng thì chỉ ảnh hưởng đến
vận chuyển chứ không ảnh
hưởng đến sức mua. Tôi cho
rằng vị này nên xem lại. Bởi
lẽ khi giá thành vận chuyển
tăng thì giá hàng hóa phải
tăng. Tất nhiên mức tăng thế
nào thì do sức mua quyết
định. Nhưng chắc chắn một
điều là “dội” nhiều quá thì
giá phải tăng, mà khi tăng
thì sẽ tác động kép ngược
lại làm cho sức mua càng
giảm. Vì túi tiền càng ngày
càng teo tóp”.
Kiểm toán phải
làm rõ “tại sao
tăng giá?”
Trước thực trạng trên,
chuyên gia kinh tế Nguyễn
Minh Phong thẳng thắn đề
xuất: “Trong năm 2014,
ngành kiểm toán nên kiểm
tra giá xăng, bao gồm giá
mua của doanh nghiệp (DN),
các chi phí lưu thông và chi
phí khác. Công tác kiểm toán
nhà nước đối với DN xăng
dầu cần phải quyết liệt và
công khai chi phí cung ứng
xăng dầu. Minh bạch đi, dân
sẽ không ý kiến nữa”.
Đồng tình quan điểm này,
chuyên gia kinh tế Lê Đăng
Doanh yêu cầu cơ quan chức
năng phải yêu cầu DN công
bố tất cả chi phí liên quan
đến giá xăng dầu. Song song
đó, cơ quan quản lý phải vào
cuộc để thẩm
tra các yếu tố:
Giá mua thực
tế xăng dầu
thành phẩm
tại Singapore
của DN, chi
phí vận chuyển, chi phí kinh
doanh… để minh bạch việc
tăng giá.
Ông Doanh cũng đề nghị
Bộ Tài chính nên công bố
lộ trình, cách thức về quản
lý ngành xăng dầu để đảm
bảo tăng giá xăng dầu một
cách minh bạch. Nhất thiết
phải cho dân biết các vấn
đề “giá xăng dầu thế giới
tăng mức độ nào sẽ khiến
giá trong nước phải tăng
theo; hay giá xăng dầu quốc
tế tăng 5% thì khi nào giá
trong nước sẽ tăng theo”.
Phải quyết liệtminh
bạchgiá xăngdầu
Nếugiáxăngtăngbừabãi, sứcmuacàngkém, kinhtếcàngsuy thoái.
Vậynêncơquankiểmtoánphải vàocuộcminhbạchgiáxăngdầu.
Xuất khẩu tômsangNhật
vướng chất cấmmới
(PL)- Ngày 21-3, Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có
Công văn số 51/2014 gửi Tổng cục Thủy sản
thông báo về việc Nhật kiểm tra chỉ tiêu chất
Oxytetracyline (OTC) đối với 100% lô tôm nhập
khẩu từ Việt Nam kể từ tuần đầu tháng 3-2014.
Theo đó, trong tháng 2 và 3-2014, Nhật đã phát
hiện chất cấm OTC trong hai lô tôm nhập khẩu
của Việt Nam.
Theo kế hoạch kiểm tra giám sát hằng năm của
Nhật, mặt hàng tôm Việt Nam được nhận diện
và chỉ định kiểm soát với hai chất kháng sinh
đã bị cấm là Chloramphenicol (từ 21-2-2014)
và OTC (từ 27-2-2014). Hiệp hội đã cập nhật
thông tin và đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm tăng cường công tác tự kiểm soát các chất
kháng sinh trong tôm, đặc biệt là hai chất trên.
VASEP yêu cầu rà soát và tăng cường công tác
kiểm soát vật tư đầu vào theo chương trình của
Tổng cục Thủy sản để tránh bị ảnh hưởng lây
nhiễm thứ cấp từ các nguồn vật tư với các kháng
sinh bị cấm, đặc biệt là Chloramphenicol và OTC.
Bên cạnh đó cũng khuyến cáo đến doanh nghiệp
và người dân nuôi tôm về tăng cường kiểm soát
hiệu quả hai chất kháng sinh trên.
MINH LONG
Việt Namhợp tác phát triển
thủy sản bền vững với Na Uy
(PL)- Ngày 21-3, Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với
Hội đồng Thủy sản Na Uy tổ chức hội thảo quốc
tế “Những cơ hội trên thị trường thủy sản - triển
vọng tương lai” tại TP.HCM.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP,
cho biết Na Uy hiện là một trong những quốc gia
xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Trong đó, cá
hồi là sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Na
Uy, với kim ngạch xuất khẩu đang giữ vị trí số
một thế giới. Na Uy cũng đang giữ gần 78% thị
phần thực phẩm cá hồi tại Việt Nam. Từ việc quản
lý và phát triển thương mại cá hồi của Na Uy, Việt
Nam sẽ học hỏi được rất nhiều trong việc phát
triển ngành cá tra, bao gồm kinh nghiệm thành lập
hội đồng thủy sản, cách làm thương mại, nguồn
lực phát triển, nuôi, chế biến…
Càng ý nghĩa hơn khi cạnh tranh trong nội bộ
và những vụ kiện chống bán phá giá... xảy ra đối
với cá tra Việt Nam hiện nay tương tự như nghề
nuôi cá hồi ở Na Uy trước đây. Đại diện Bộ Công
Thương và thủy sản Na Uy cho biết hiện tại Cơ
quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (NORAD) đang
tài trợ Việt Nam dự án “Nâng cao giá trị sản xuất
và thương mại cá tra - học tập kinh nghiệm của
Na Uy”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thủy
sản hai nước giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, từ đó
có thể tạo ra những sản phẩm thủy sản chất lượng.
QUANG HUY
Hang phuc vu chomua nong
“đượcmùa”
(PL)- Thời tiết năm nay thay đổi đột ngột, vào
đầu năm lạnh hơn năm ngoái nhưng giữa tháng 3
thì nóng hơn năm ngoái. Đây là cơ hôi tốt để các
nhà bán lẻ điện máy mùa nóng tăng doanh thu, thị
trường sôi động hơn. Thời điểm hiện tại, mặt bằng
thị trường chung tăng 5%-10% tùy sản phẩm.
Ông Nguyên Quôc Cương, Giam đôc ngành
hàng điện tử, điện lạnh hệ thống siêu thị dienmay.
com, cho biêt riêng trong tháng 3-2014, sức mua
máy lạnh gấp khoảng năm lần so với tháng 2; còn
sức mua tháng 4-2014 sẽ gấp khoảng ba lần của
tháng 3 vi tháng 4 là mùa cao điểm nhất trong
năm. Sức mua quạt điện tăng khoang 500% so với
bình thường.
Ông Lê Pham Anh Thy, Giam đôc marketing
Siêu thi điên may Nguyên Kim, cho biêt tính đến
thời điểm hiện tại, sức mua cao hơn gấp năm lần
so với trước đó và có xu hướng tăng mạnh trong
thời gian tới. Cac nha ban le cho biêt ngoai viêc
chon san phâm co gia ca phu hơp, ngươi tiêu
dung cung quan tâm đên cac san phâm giup tiêt
kiêm điên, thân thiên vơi môi trương.
TÚ UYÊN
Kinh te
Lương tăng chưa được năm,
giá raumuống đã tăng 10
Theo ông Vũ Vinh Phú, một người đã than phiền với
ông trong một buổi họp như thế này:“Cách đây 10 năm,
lương tôi là 800.000 đồng/tháng nhưng khi đó giá rau
muống chỉ có 1.000 đồng/kg. Giờ thì lương tôi tăng lên
3 triệu đồng/tháng nhưng giá rau muống lại là 10.000
đồng/kg. Như vậy, lương tăng chưa được năm lần thì giá
rau muống đã tăng 10 lần rồi”.
Chất lượng hàng
hóa sẽ kémhơn vì
giá xăng tăng
Việc các DN có tăng giá các
mặt hàng theoxănghay không
còn tùy vào thị trường, có thể
ít hoặc nhiều.Tuy nhiên, người
sản xuất sẽ rất khôn, họ sẽ
không tăng giá trực tiếp vào
sản phẩm mà sẽ thay đổi bao
bì, nhãn mác, thay đổi trọng
lượng. Ví dụ, một gói mì trước
đây là 38 g nhưng giờ chỉ còn
36 g…Một“ma trận”hàng hóa
như vậy thì người tiêu dùng
không thể biết được.
TS
vũ vinh phú
Họ đã nói
Cơquan chức năngphải vào cuộc để
thẩmtra các yếu tố: Giámua thực tế xăng
dầu thànhphẩmtại Singapore củaDN, chi
phí vận chuyển, chi phí kinhdoanh…để
minhbạch việc tănggiá.
Chỉ trong một thời gian ngắn, giá xăng trong nước đã tăng hai lần. Ảnh: HTD
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook