071 - page 4

4
thứbảy
22 - 3 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
BộY tế phải quản lý
giá thuốc
BộY tế thừanhậnhạn chế của chính sáchđấu thầu thuốc.
NGHĨA NHÂN
N
gười đứngđầungànhy
tếđã thực sựcoi vấnđề
giá thuốc lànỗi ámảnh
củamình. Điều đó biểu hiện rõ
trong buổi thảo luận củaChính
phủ ngày 21-3 về sửa đổi Luật
Dược, lúc Bộ trưởng Nguyễn
Thị Kim Tiến tự nhận “Bộ Y
tế khép kín, vừa đá bóng vừa
thổi còi” do vừa có quyền quản
lý về sản xuất, kinh doanh, sử
dụng thuốc, vừa làm đầu mối
quản lý giá thuốc.
Điều đó cũng được bộc lộ
trong tờ trình của cơ quan
này, khi xếp những bất cập,
yếu kém trong quản lý giá
thuốc là lý do đầu tiên buộc
phải sửa đạo luật ban hành
chín năm trước.
Dẫn giải về những bất cập
ấy, Bộ trưởng Tiến nói: “Thế
giới không ai làm như mình
cả. Với thuốc mà BHYT chi
trả, họ tăng cường dùng thuốc
gốc, thuốc nội, hạn chế biệt
dược. Với các nhà cung ứng
thuốc, họ chủ yếu dùng cách
đàm phán giá. Chứ còn đấu
thầu (như các bệnh viện VN
đang làm - PV) thì có khi giá
lại cao hơn…”.
Giải pháp mà Bộ Y tế - cơ
quan chủ trì sửa đổi Luật
Dược - đưa ra khá nhiều, song
đáng chú ý là đẩy trách nhiệm
đầu mối quản lý giá sang Bộ
Tài chính.
“Tài chính là cơ quan quản
lý nhà nước trong lĩnh vực
giá. Bên đó có cả một cục
chuyên về giá, lại có các
đơn vị chuyên ngành thuế,
hải quan. Chứ còn chúng tôi
chỉ có một phòng quản lý giá
thuộc Cục Quản lý Dược. Nói
thật giao cho chúng tôi việc ấy
tám năm nay, làm không xuể,
lại còn bị Quốc hội, nhân dân
nói là không khách quan, dễ
tiêu cực…” - bà Tiến lý giải.
Tuy nhiên, đề xuất của Bộ
Y tế không được ủng hộ.
Bộ trưởng Tài chính Đinh
TiếnDũng thẳng thừng từ chối
thẩm quyền mà BộY tế gợi ý.
Bản góp ý của ông Dũng đề
xuất hẳn một điều khoản dài
ngót 500 chữ về quản lý nhà
nước về giá thuốc, xác định
Bộ Y tế vẫn là đầu mối chủ
trì quản lý nhà nước về giá
thuốc. Ngoài ra, cơ chế mới
dưới hình thức hội đồng liên
ngành có chức năng tư vấn
cho Thủ tướng về vấn đề giá
thuốc. Hội đồng sẽ gồm đại
diện các bộ Y tế, Tài chính,
Công Thương, BHXH Việt
Nam và các đơn vị liên quan.
PhóThủ tướngVũĐứcĐam
đượcThủtướngphâncôngtheo
dõi các lĩnh vực xã hội, trong
đó có y tế ủng hộ quan điểm
của Bộ Tài chính. Ông thừa
nhận vấn đề giá thuốc bức xúc
l m rồi, nay cần đổi mới theo
cách làm của quốc tế nhưng
Bộ Y tế vẫn phải là “tư lệnh”.
Cũngnhưvậy,PhóThủtướng
Vũ Văn Ninh - chuyên trách
theo dõi về các lĩnh vực kinh
tế, trong đó có tài chính, giá cả
phát biểu: “Thoạt nghe thì giao
BộTài chính làđúng.Nhưng tài
chính chỉ có thể giámsát, thanh
kiểm tra thôi, còn giá cả cụ thể
các lĩnh vực như điện, xăng,
đất đai, học phí, viện phí… thì
xu hướng Chính phủ đã giao
cho các bộ chuyên ngành chịu
trách nhiệm”.
Tương tự, Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc cho rằng
Hội đồng Quốc gia là mô
hình hay và đứng đầu phải
là Bộ Y tế.
Trước ý kiến khác nhau
giữa cơ quan chủ trì dự luật
và các thành viên Chính phủ,
Thủ tướng NguyễnTấn Dũng
kết luận giao Bộ Y tế nghiên
cứu, tiếp thu, tiếp tục chỉnh
lý dự thảo, rồi Chính phủ bàn
tiếp. “BộTài chính là đầumối
quản lý nhà nước về giá nhưng
chỉ là đưa ra các nguyên t c,
tiêu chí xác định giá, kiểm tra,
giám sát thực hiện chính sách
giá thôi. Còn BộYtế phải xác
định giá cả cụ thể” - ông nói.
Ông cũng thẳng th n chỉ
ra tình trạng các bệnh viện,
bác sĩ là nơi quyết định dùng
thuốc nhưng sau lưng nhiều
bác sĩ lại là cửa hàng bán
thuốc, trình dược viên. Cứ
kê đơn ra đó là bệnh nhân ra
mua, đâu thể mặc cả gì.
“Tôi nghe nói thuốc bán
trong các bệnh viện còn có
thể kéo giá xuống được. Thị
trường bất cân đối, bệnh nhân
yếu thế vậy thì trách nhiệm
Nhà nước phải x n tay vào.
Sản xuất, kinh doanh thì phải
có lợi nhuận nhưng không thể
để tình trạng siêu lợi nhuận
như thuốc được” - Thủ tướng
kết luận.
“Cánbộ,côngchứcdởlàphảichonghỉ!”
Bộmáyhiệnnaycồngkềnh làdo2,2 triệuviênchứcchứkhôngnằmở lượngcánbộ, côngchức.
Sáng 21-3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã
có buổi làm việc với TP Đà Nẵng xoay quanh các nội dung
về việc tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức (CBCC) và cải cách hành chính (CCHC).
Báo cáo tại cuộc làm việc này, ông Đặng Công Ngữ,
Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho biết: Năm 2014,
TP sẽ tập trung mạnh thực hiện Chỉ thị “5 xây, 3 chống” (5
xây là: trách nhiệm, trung thực, chuyên nghiệp, kỷ cương,
gương mẫu; 3 chống là: chống quan liêu, chống tiêu cực,
chống bệnh hình thức - PV) theo chỉ đạo của Ban Thường
vụ Thành ủy. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh CCHC, tăng
cường kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ CBCC, viên chức.
Cũng theo ông Ngữ, TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục rà soát công
việc của từng cơ quan, đơn vị để c t giảm biên chế theo
chủ trương của Chính phủ.
Tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho
rằng TP Đà Nẵng lại dẫn đầu chỉ số PCI 2013 là hoàn toàn
xứng đáng và đáng biểu dương. Đó là kết quả từ những nỗ
lực cải cách mạnh mẽ của TP trong thời gian qua. Bộ trưởng
cũng lưu ý TP cần chấn chỉnh mạnh mẽ và siết kỷ cương
trong công tác quản lý cán bộ. “Đối với các CBCC hai năm
liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì phải cho thôi việc.
Các công chức bị đánh giá năng lực còn hạn chế cũng phải
điều chuyển công tác khác” - ông Bình nói.
Cũng tại buổi làm việc, bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận
kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn biên
chế trong thời gian qua mới chỉ đạt 50% so với yêu cầu
đặt ra. Theo ông Bình, điều đáng lo ngại của việc tinh gọn
biên chế hiện nay là giảm chỗ này lại “thò” thêm chỗ khác.
“Nên nói là tinh giảm mà thực tế chỉ là chuyển đổi” - Bộ
trưởng Bình cho hay và đưa ra ví dụ như khi thực hiện tinh
giảm các văn phòng đại diện khu vực của các bộ, ngành
trung ương thì lại sinh ra các vụ, các cục phụ trách. “Vì
vậy, cấp bộ thì ổn định nhưng cấp cục, tổng cục lại cứ xin
tăng lên” - ông Bình nói.
Bộ trưởng Bình cho biết thêm, thực tế bộ máy CBCC
nước ta hiện nay chưa phải là lớn; nguyên do gây ra cồng
kềnh thực sự là ở đội ngũ viên chức. Vì hiện tại cả nước
có khoảng 393.000 CBCC (mới rà soát đến cấp huyện,
chưa tính xã, phường). Trong khi đó, đến nay cả nước có
đến 2,2 triệu viên chức. Lý giải nguyên nhân đội ngũ viên
chức quá nhiều như hiện nay, Bộ trưởng Bình nói: “Từ năm
2003 đến 2012 trung ương khoán thẳng cho các đơn vị tự
tuyển dụng. Bộ mới được giao lại việc này”.
Về CCHC, bộ trưởng yêu cầu thời gian tới cần tiếp tục
đơn giản hóa các thủ tục để phục vụ người dân và doanh
nghiệp tốt hơn; tiếp tục thực hiện một cửa liên thông từ TP
tới xã, phường. “Bộ đã trình Thủ tướng về vấn đề này, nếu
được phê duyệt thì thời gian tới mô hình một cửa liên thông
từ tỉnh, TP đến tận xã, phường sẽ được thực hiện đồng bộ
trong cả nước” - Bộ trưởng Bình cho hay.
Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng Đặng Công Ngữ cũng
thông tin: “Kể từ tháng 7-2014, TP sẽ đưa Trung tâm Hành
chính vào hoạt động và đề nghị Bộ cho phép TP Đà Nẵng
được thực hiện thí điểm mô hình một cửa liên thông tập
trung tại Trung tâm Hành chính TP”.
LÊ PHI
Xin thành lập xã trực thu c
huy nHoàng Sa
Giámđốc SởNội vụTPĐàNẵngĐặngCôngNgữđềnghị
BộNội vụ và các bộ, ngành trung ương xemxét việc phân
chia địa giới hành chính giữa TP với tỉnh Thừa Thiên-Huế
tại khu vực đèo Hải Vânmà trước nay vẫn còn tranh chấp.
Ông Ngữ cũng đề nghị Bộ có ý kiến để giao Hòn Sơn
Trà Con vềTPĐà Nẵng quản lý, đồng thời cho phép thành
lập đơn vị hành chính cấp xã tại Hòn Sơn Trà Con thuộc
huyện Hoàng Sa.
LÊ PHI
Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ Y tế vẫn là đầu mối chủ trì quản lý
nhà nước về giá thuốc. Ảnh: HTD
Sẽ không ph i đăng ký
ngành nghề kinh doanh
Cũng thuộc chuyên đề xây dựng pháp luật, Chính phủ
đã thảo luận sửa Luật Doanh nghiệp (DN), Luật Đầu tư và
luật mới về đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào
DN. Đây là các dự án luật có liên quanmật thiết với nhau.
Điểmmới đáng chú ý và được các thành viênChínhphủ
đồng tình là việc đăng ký kinh doanh tới đây, chủ DN sẽ
khôngphải đăngkýngànhnghềnữa.Tinh thần làDNđược
kinhdoanhtấtcảnhữngngànhnghềphápluậtkhôngcấm.
Chỉ trong trường hợp cần thiết Nhà nước mới kiểm soát
thông qua cơ chế“ngành nghề kinh doanh có điều kiện”.
Một điểm mới khác là bổ sung thêm loại hình DN xã
hội. “Đây là mô hình tương lai của các trường ĐH, cơ sở
giáo dục, y tế bất kể là dân lập hay công lập. Là mô hình
để những người có tâmhuyết với cộng đồng tổ chức hoạt
độngmà lợi nhuận thu được chủ yếu sẽ quay trở lại phục
vụ xã hội” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ ủng hộ.
Nhưng trong các đề xuất mới cũng có những vấn đề
còn ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư - chủ trì sửa Luật DN đề nghị bỏ khỏi luật này chương
về DNNN. Thay vào đó, tất cả đặc thù về quản trị DN loại
này đưa vào luật mới về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào
DN. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không đồng tình với
quan điểm này, cho rằng DNNN là lực lượng quan trọng
của kinh tế nhà nước, do đó vẫn phải có một chương
riêng.“Nước nào cũng có DNNN cả, ta không việc gì phải
băn khoăn” - Thủ tướng nói.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook