071 - page 13

13
thứbảy
22 - 3 - 2014
Doi song xa hoi
MINHTÂM
H
ãy kể cho chúng em
nhữngcâuchuyện lịch
sử bằng cảmxúc, cho
chúng em xem phim tài liệu
về những chiến công của cha
ông ta và tới thăm những di
tích lịch sử thay vì bắt chúng
em phải học thuộc những con
số, sự kiện khô khan. Nhiều
ý kiến của các em học sinh
đã bày tỏ rất thẳng thắn tại
buổi đối thoại với lãnh đạo
Sở GD&ĐT vào sáng qua
(21-3). Sau năm lần tổ chức,
buổi đối thoại lần này đánh
dấu sự trưởng thành từ trong
suy nghĩ đến cách trình bày
của học sinh.
“Học thuộc lòng
như máy”
Mở đầu buổi đối thoại, em
Phạm Duy Sơn, học sinh lớp
10CT Trường THPT chuyên
Trần Đại Nghĩa, cho biết rất
vui trước thông tinBộGD&ĐT
sẽ đưa hai bộ môn kinh tế và
nghệ thuật vào chương trình
phổ thông. Để giảm bớt áp
lực học hành cho học sinh, em
HuỳnhThịMai Trân, học sinh
lớp 11C5 Trường THPT Trí
Đức, hiến kế: “Nên tăng liều
lượng thực hành vào các bài
kiểm tra”. Đồng quan điểm,
Bùi Tường NamPhương, học
sinh lớp 11CV1TrườngTHPT
chuyên Lê Hồng Phong, phát
biểu: “Chúng em rất thích
các chương trình thực tế trải
nghiệm ở trường học, tiếc là
những hoạt động như thế chưa
nhiều. Vì vậy, để chương trình
học bớt khô khan, theo emnên
lồng ghép các hoạt động trải
nghiệm thực tế vào bài giảng
trên lớp nhằm tạo hứng thú
cho học sinh”.
Ở khía cạnh khác, Ngô
Văn Trọng, học sinh lớp 10
Trường THPT Tam Phú, cho
biết : “Ở trường emnhằmgiúp
học sinh dễ tiếp thu và nhớ
khối lượng kiến thức khổng lồ
của các môn học, thầy cô đã
lồng ghép kiến thức môn sử
vào đề thi môn văn và ngược
lại. Tuy nhiên, số lượng các
đề thi sáng tạo như thế chưa
nhiều khiến học sinh phải
vất vả trong việc liên kết các
môn học”.
Không chỉ với môn văn,
sử, Phạm Thái Tiểu My, học
sinh lớp 11A1 Trường THPT
BìnhKhánh (huyệnCầnGiờ),
còn trăn trở về môn giáo dục
công dân. “Chương trình học
môn giáo dục công dân lớp 10
hiện có quá nhiều kiến thức
về triết học khiến tụi em cảm
thấy mơ hồ, khó hiểu. Trong
khi tụi emngồi học thuộc lòng
thì có rất nhiều học sinh nữ
chỉ mới lớp 10 đã phải nghỉ
học giữa chừng vì mang thai,
rồi học sinh đánh nhau, học
sinh thóa mạ thầy cô... đều là
những vấn đề đạo đức. Em
nghĩ thay vì dạy những kiến
thức cao xa không phù hợp,
thầy cô hãy dạy cho chúng
em về cách ứng xử, cách yêu
thương giữa người với người.
Chưa kể mục đích chính của
môn học là giáo dục con người
nhưng kiểm tra lúc nào cũng
“Đừngbắt chúng em
học thuộc lòng”
Hàngloạtbănkhoănvềtrườnglớp,họchành, thi cửđãđượccácemđặt ravớinhữngýkiếngópýchânthành,nghiêmtúc.
Các ý kiến của học sinh cũng
đềxuấttăngkhốilượngkiếnthức
lịch sử về hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa để học sinh có
ý thức bảo vệ chủ quyền dân
tộc, tăng thời lượng luyện tập
thựchànhhaikỹnăngnghe,nói
trong môn tiếng Anh, kết hợp
giữa các bài giảng lý thuyết với
ứngdụng côngnghệ thông tin
nhưlắpghépmôhình3Dđểhọc
sinhdễnắmbắtthựctế,tíchhợp
các kiến thức về lịch sử, vănhóa
vào các môn tự nhiên để giáo
dục toàn diện học sinh…
Tiêu điểm
Em Nguyễn Hồng Thơ, học sinh lớp 11 Trường THPT Bình Phú, phát biểu ý kiến tại
buổi đối thoại. Ảnh: MT
“Ngày thứ Sáu cá tính của
chúngmình”
(PL)- Đó là tên gọi mà học sinh (HS) khối 9 của Trường
THCS Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM đặt cho ngày thứ
Sáu hằng tuần. Thay vì mặc đồng phục HS theo quy định
của trường, HS sẽ được đồng loạt mặc áo đồng phục riêng
theo từng lớp, 11 lớp là 11 vẻ cá tính và nổi bật.
Đây là ý tưởng của thầy Hiệu trưởng Trần Ái Việt từ năm
học 2012-2013 để HS cuối cấp thể hiện cá tính riêng, lưu
giữ kỷ niệm trước khi rời trường và được HS, phụ huynh rất
đồng tình. Theo đó, mỗi lớp sẽ tự thiết kế áo đồng phục theo
ý tưởng riêng và khi mặc nó, các em phải thể hiện những gì
tốt nhất của mình trong học tập, giao tiếp, đi lại, vệ sinh…
Nhận xét của các giáo viên sẽ quyết định ngày thứ Sáu tuần
tới các em có được mặc tiếp hay không.
“Bọn em rất vui vì có một ngày để thể hiện với thầy cô,
bạn bè những gì tốt đẹp và riêng nhất. Đây cũng là ngày mà
thầy hiệu trưởng sẽ bất ngờ đi thăm các lớp, thầy cô cũng
sẽ nhận xét nhiều. Nếu được khen, bọn em vui hơn nhưng
bị chê cũng xấu hổ lắm nên phải cùng nhau cố gắng” - em
Trần Nguyễn Tường Vân, lớp 9A1, hồ hởi nói.
PHẠMANH
Với bệnh lao, dứt khoát không
được thiếu thuốc
“Chúng ta có mấy trăm ngàn người mắc bệnh lao, trong đó
có tới 75% là nông dân, người nghèo. Hằng năm số người
chết vì bệnh lao gần gấp đôi số người chết vì tai nạn giao
thông. Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,
nếu cần thiết mua thì chúng ta phải làm để đảm bảo đầy đủ
thuốc điều trị, chữa miễn phí cho bệnh nhân lao. Tôi đề nghị
với bệnh lao, dứt khoát không được thiếu thuốc”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh như trên tại hội
nghị Triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ Y tế tổ chức ngày 21-3 tại
Hà Nội.
Theo PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương
trình Chống lao quốc gia, mục tiêu đặt ra từ năm 2015 đến
2020, Việt Nam giảm 30% số người mắc lao (giảm 6%/năm),
giảm 40% số người chết do lao trong năm năm (giảm 8%/
năm). Hiện nay, tốc độ giảm hai tỉ lệ này ở nước ta lần lượt
là 4,6% và 4,4%/năm.
Trước đó, tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống lao
năm 2013, TS Nguyễn Đức Chính, thư ký Chương trình
phòng, chống lao quốc gia, cho biết kinh phí dành cho phòng,
chống lao năm 2014 giảm mạnh. Nếu không được đầu tư,
thuốc chống lao hàng một (miễn phí cho bệnh nhân) sẽ hết
vào tháng 6-2014.
HUY HÀ
Một tiết học của lớp 9A1 Trường THCS Nguyễn Hữu
Thọ vào chiều thứ Sáu 21-3 trong bộ đồng phục lớp.
Ảnh: PA
bị trả bài lấy điểm khiến học
sinh phải học thuộc lòng như
cái máy, chưa có hiệu quả tác
động thật sự đến nhận thức
của tụi em” - My nói.
Ngoài ra, đối với môn tin
học, Nguyễn Thị Kim Loan,
học sinh lớp 11A2 Trường
THPT Phú Nhuận, cho biết:
“Ngoài thực tế, nhiều cơ quan
hành chính nhà nước đã dùng
đếnphiênbảnMicrosoftWord,
Excel 2013nhưngchương trình
học của tụi em cứ giậm chân
hoài ở chương trình Word,
Excel phiên bản năm 2003,
quá lạc hậu và thiếu cập nhật
kiến thức so với sự phát triển
công nghệ thông tin”.
“Quèquặt”nhậnthức
nếu chỉ học để thi
Trước các ý kiến bày tỏ
lo ngại về việc thay đổi quy
chế thi tốt nghiệp THPT vào
“phút 90” khiến các trường bị
động, học sinh không có sự
chuẩn bị tốt nhất, ôngNguyễn
Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở
GD&ĐT TP.HCM, cho biết:
“Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP
thừa nhận những thay đổi về
thi tuyển, xét tuyển năm nay
diễn ra trong thời gian hết sức
cập rập nhưng chúng tôi cũng
đã góp ý với Bộ GD&ĐT.
Trong tình hình hiện tại, tôi
mong các em cố gắng vượt
qua kỳ thi một cách thuận lợi,
trong đó ý thức về tinh thần tự
học cần được hết sức đề cao”.
Tiếp lời, Phó Giám đốc
Nguyễn Hoài Chương cũng
nhận định: “Quy định thi cái
gì, thay đổi quy chế thi ra sao
không quan trọng bằng việc
các em có phương pháp học
tập tốt và một thái độ đúng
đắn đối với các môn học bị
cho là môn học phụ. Mặc dù
thi tốt nghiệp năm nay chỉ có
bốn môn nhưng theo tôi các
em không nên học lệch. Tất
cả môn học được đưa vào
trường giảng dạy không phải
chỉ để cho có. Đấy chính là
các môn tạo ra kiến thức và
kỹ năng cần thiết cho các em,
nhất là môn sử và địa sẽ vận
dụng vào đời sống hằng ngày
rất nhiều, hỗ trợ trong công
việc các em rất nhiều. Nếu
các em chỉ chămhọc các môn
trong khối thi sẽ bị lệch kiến
thức, thậm chí “què quặt” về
nhận thức” - ông Chương nói.
Ngoài ra, nhiều học sinh
cũng bày tỏ ý kiến xung quanh
nhu cầu phân bổ lao động
và tỉ lệ giữa các ngành nghề
trong xã hội, các vấn đề về
chủ quyền biển, đảo, thu hẹp
khoảng cách giáo dục giữa
thành thị và nông thôn, cách
hành xử trong mối quan hệ
thầy trò... Nhiều học sinh đã
đề xuất Sở GD&ĐTTP thành
lập quỹ bảo trợ học sinh nghèo
ở những vùng khó.
Kết thúc buổi đối thoại, đại
diện Sở GD&ĐTTP cho biết
sẽ tiếp thu hết các ý kiến đóng
gópcủahọc sinh, từđócó thêm
điều chỉnh để phù hợp hơn với
nhu cầu và nguyện vọng của
học sinh. Cụ thể, Sở sẽ tăng
cường các thiết bị, máy móc
trong trường học để nâng cao
số tiết thực hành, cho học sinh
tham gia ngoại khóa nhiều
hơn. Sở cũng khuyến khích
giáo viên dạy theo yêu cầu
thực tế chứ không nhất thiết
bám sách giáo khoa, miễn sao
mang lại hiệu quả cao nhất
cho học sinh.
s
Thành công lớnnhất quabuổi đối thoại lầnnày là chúng
tôi được nhìn thấy học sinh của mình trưởng thành hơn.
Các đề xuất, kiến nghị năm nay không còn xoay quanh
những chuyện học hành, thi cử ở trường lớp mà đã mở
rộng thêm nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác trong xã hội.
Buổi đối thoại tuy diễn ra trong không khí thân tình, nhẹ
nhàng nhưng đã đặt ra nhiều vấn đề lớn cho xã hội.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
NGUYỄN HOÀI CHƯƠNG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook