091 - page 13

13
thứ sáu
11 - 4 - 2014
Doi song xa hoi
HUYHÀ
Đ
ề thi tốt nghiệp môn
ngữ văn sẽ ra theo
hướng đề mở, học
sinh không phải học thuộc,
qua đó phát huy được năng
lực, trí tuệ, tình cảm, đạo đức
của học sinh, gắn với thực
tiễn cuộc sống. Đó là thông
tin được Bộ GD&ĐT đưa ra
tại hội thảo Đổi mới kiểm tra,
đánh giá chất lượng học tập
môn ngữ văn ở trường phổ
thông, diễn ra ngày 10-4 tại
Hà Nội.
Phải có bước đi
phù hợp
Bày tỏ sự đồng tình khi
Bộ đổi mới cách ra đề, ông
TrầnTiếnThành, SởGD&ĐT
TP.HCM, cho rằng nếu không
đổi mới thì khi học sinh làm
bài sẽ cho sản phẩm là bữa
ăn đã dọn sẵn, thậm chí nhai
sẵn cho các em vì đề thi có
sẵn trong sách giáo khoa.
Tuy nhiên, Bộ cần có văn bản
hướng dẫn cấu trúc cụ thể của
đề thi để các thầy cô an tâm.
PGS-TS Hoàng Văn Cẩn,
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH
Sư phạm TP.HCM, cho rằng
việc giảm thời gian thi môn
văn là chưa hợp lý. “Là giáo
viên dạy văn, tôi đọc một đề
tham khảo của Bộ GD&ĐT
đưa ra hết chín phút. Thi chỉ
120 phút, như vậy thời gian
đâu mà làm bài” - ông Cẩn lo
lắng. Thêm nữa, dự kiến lại
có thêm phần đọc hiểu, đây
là phần mà học sinh chỉ được
học ở tiểu học, còn lên trên
không được học. Liệu học
sinh có đáp ứng được không?
Đại diện Sở GD&ĐTThừa
Thiên-Huế cho rằng đổi mới
là hợp lý vì cách thi của chúng
ta đã quá lạc
hậu. Nhưng
thực tế xưa
nay học thế
nào thi thế đó.
Đổimớinhanh
quáliệuthầycô
và học sinh có
làmtốtkhông?
“Đổi mới cần có lộ trình, giáo
viên và học sinh tiếp cận dần
dần. Học sinh giỏi cảm thấy
hứng thú nhưng học sinh nông
thôn, học sinh trung bình sẽ
tá hỏa” - vị này nói.
Bà Phạm Thị Huệ, Sở
GD&ĐT tỉnh Nam Định,
cho rằng chỉ còn hai tháng,
giáo viên dạy văn cảm thấy
khó và lo lắng. “Nếu đề thi
gồm hai phần đọc hiểu và
viết thì tỉ lệ điểm mỗi phần
là bao nhiêu? Liệu phần đọc
hiểu ra theo hướng tích hợp
cho một đoạn văn rồi đưa ra
một hệ thống câu hỏi, hay sẽ
là những câu hỏi rời nhau”.
Trả lời bănkhoăncủa cácđại
biểu, Thứ trưởng BộGD&ĐT
Nguyễn Vinh Hiển cho biết
mấy nămnayBộ không có cấu
trúc đề thi mà chỉ nói đến ma
trận đề thi. Cách ra đề sẽ dựa
vàocáchđánh
giácủaPISA,
tức là hướng
đếnphát triển
toàndiệnnăng
lực củangười
học,kiếnthức
khôngbắthọc
sinh phải học
thuộc máy móc.
Cũng theo ông Hiển, đổi
mới kiểm tra đánh giá phải
đi trước một bước, năm sau
yêu cầu cao hơn năm trước
nhưng sẽ có bước đi phù hợp
để học sinh vẫn làm được bài.
Đề mở nhưng chấm
có mở?
Nhiều ý kiến cho rằng trong
các kỳ thi tốt nghiệpTHPTvà
tuyển sinh ĐH gần đây, nội
dung các câu hỏi đã có phần
mở nhưng hướng dẫn chấm
(thực chất là đáp án) vẫn cứng
nhắc, chưa thực sự mở.
Với tư cách là một phụ
huynh có con đang học phổ
thông, PGS-TS Bùi Mạnh
Nhị cho rằng mặc dù đề mở
nhưng cách chấm không mở.
Học sinh làm văn nhất nhất
phải theo yêu cầu của cô. Vì
vậy đã không kích thích được
sự say mê, sáng tạo, tìm tòi
của học sinh.
Đồng quan điểm trên, PGS-
TS Nguyễn Trí cho rằng hiện
nay khi chấm bài, giáo viên
hoặc không tôn trọng hoặc
lúng túng, đánh giá chưa
đúng mức những sáng tạo
riêng, thiên hướng và năng
khiếu ngữ văn của học sinh.
Ông đề nghị cần phải chấp
nhận tất cả phương án khác
nhau, đặc biệt là phương án
độc đáo của học sinh.
PGS-TS Đỗ Ngọc Thống,
Vụ phó Vụ Giáo dục trung
học, Bộ GD&ĐT, cho biết
phương thức đánh giá mới
sẽ không chú trọng yêu cầu
học sinh học thuộc, nhớ máy
móc, nói đúng và đủ những
điều thầy cô đã dạy mà coi
trọng ý kiến và cách giải
quyết vấn đề của mỗi cá nhân
người học, động viên những
suy nghĩ sáng tạo, mới mẻ,
giàu ý nghĩa, tôn trọng phản
biện trái chiều, khuyến khích
những lập luận giàu sức thuyết
phục. “Muốn thế đề thi và
đáp án cần theo hướng mở,
với những yêu cầu và mức độ
phù hợp, tránh cả hai khuynh
hướng cực đoan: Đóng một
cách cứng nhắc, máy móc,
làm thui chột sự sáng tạo và
mở theo một cách tùy tiện,
không biên giới, phi thẩm
mỹ, phản giáo dục” - ông
Thống nói.
s
Thi ngữvănkhông
cònhọc thuộc lòng
Việcđổimới kiểmtra, đánhgiámônngữvănsẽđược thựchiệnngay trongkỳ thi
tốtnghiệpTHPTnăm2014.
Các thí sinh ôn thi môn ngữ văn trước khi vào phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2013.
Ảnh: HTD
Đềphòngnhững
biếnchứngđi kèm
củasởi
Tại buổi làm việc với Sở Y tế TP.HCM vào chiều
10-4, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự
phòng (Bộ Y tế), cho biết bệnh sởi tại TP.HCM cho
dù có tăng nhưng không bất thường. “Vẫn còn 5% trẻ
không tiêm ngừa vaccine sởi. Bên cạnh đó, mặc dù trẻ
đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa sởi nhưng nguy cơ
mắc bệnh vẫn xảy ra. Số trẻ không tiêm ngừa và trẻ
đã tiêm ngừa nhưng nhiễm sởi mỗi năm dồn lại, đến
năm thứ tư hoặc thứ năm sẽ bùng phát thành dịch theo
đúng chu kỳ” - ông Phu nhận định.
Ông Phu cho biết nếu trẻ bị sởi nhẹ thì nên đưa vào
cơ sở y tế địa phương, hạn chế chuyển tuyến trên. Một
khi tập trung quá đông trẻ bị sởi tại các bệnh viện tuyến
trên dễ có nguy cơ nhiễm sang các bệnh nhi khác hoặc
trẻ mắc sởi sẽ nhiễm thêm bệnh lý khác.
BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự
phòng TP.HCM, cho biết bệnh sởi thường tập trung ở
trẻ dưới hoặc bằng năm tuổi. Tuy nhiên, tại TP.HCM
bệnh sởi đang có chiều hướng tăng dần theo độ tuổi.
“Trẻ từ ba đến dưới năm tuổi mắc bệnh sởi trong năm
2014 gần 11%, năm 2013 là 8%. Thế nhưng trẻ từ năm
đến dưới 10 tuổi là hơn 14%, trong khi năm 2013 chỉ
gần 5%. Do vậy ngoài nhanh chóng tiêm vét vaccine
sởi cho trẻ dưới ba tuổi, trẻ trên ba tuổi cũng cần được
tiêm vaccine sởi” - BS Dũng khuyến cáo.
BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, cho biết nhiều phụ huynh không đưa trẻ tiêm
vét vaccine sởi tại các trạm y tế phường, xã vì sợ xảy
ra biến chứng. “Các trạm y tế phường, xã thực hiện
tiêm vét vaccine sởi đã được thẩm định đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, bác sĩ của trạm y tế cũng kiểm tra tình
trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiêm nên phụ huynh
hãy an tâm. Các địa phương cố gắng tuyên truyền lợi
ích tiêm vét vaccine sởi để hạn chế bệnh lây lan” - BS
Hưng nói.
TRẦN NGỌC
520 sản phụ được khám
sàng lọc trước sinh
(PL)- Ngày 10-4, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia
đình (DS-KHHGĐ) TP.HCM tổ chức lễ ra quân
Chiến
dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao chất lượng dân số
năm 2014.
Đây là năm thứ hai TP.HCM tổ chức thực
hiện chiến dịch.
Bà Tô Thị Kim Hoa, Chi cục trưởng Chi cục DS-
KHHGĐ TP.HCM, cho biết chiến dịch được thực hiện
tại 82 phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP và chia làm
hai đợt. Đợt 1 từ ngày 1 đến 30-4, đợt hai từ ngày 15-9
đến 15-10. “Trong đợt 1 sẽ có 520 sản phụ được khám
sàng lọc trước sinh và 52 cặp nam, nữ sắp kết hôn được
khám sức khỏe tiền hôn nhân. Đợt 2 sẽ có 300 sản phụ
được khám sàng lọc trước sinh và 30 cặp nam, nữ khám
sức khỏe tiền hôn nhân” - bà Hoa cho biết thêm.
Năm đầu tiên (2013), sau khi sàng lọc trước sinh và
khám sức khỏe tiền hôn nhân TP đã phát hiện trường
hợp thai nhi có nguy cơ bị dị tật hoặc nam, nữ mắc bệnh
lây nhiễm. Các trường hợp nói trên đều được hướng dẫn
xử lý và điều trị kịp thời.
HỮU PHƯỚC
Hội nghị về da liễu lần đầu
tiên tổ chức tạiViệt Nam
(PL)- Hội nghị “Da liễu khu vực châu Á-Úc lần thứ
21” với sự tham gia của 1.000 nhà khoa học, bác sĩ,
chuyên gia da liễu hàng đầu thế giới đến từ 30 quốc
gia đã diễn ra tại TP Đà Nẵng từ ngày 10 đến 12-4.
Là hội nghị về da liễu quốc tế lần đầu tiên tổ chức
tại Việt Nam, ban tổ chức đã nhận được hơn 300 đề tài
nghiên cứu, tham luận về các bệnh da liễu khó chẩn
đoán, khó điều trị liên quan đến tế bào gốc. Ngoài ra
còn có các đề tài tham luận về bệnh lây qua đường tình
dục, HIV, chương trình phòng, chống bệnh phong của
Việt Nam và các nước.
PGS-TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt
Nam, Giám đốc BVDa liễu Trung ương, cho biết: “Hội
nghị là cơ hội tuyệt vời để các bác sĩ chuyên ngành da
liễu trong khu vực học tập, trao đổi kinh nghiệm. Đây
cũng là vinh dự không chỉ cho ngành da liễu mà còn
cho cả ngành y tế Việt Nam”.
LÊ PHI
Học văn nhưng viết
cái đơn không xong
Nhàtrườngchútrọngdạyhọc
sinhcách tiếpnhậnvănbản thơ
văn, nghệ thuật, trong khi đó
một số văn bản thông thường,
gần gũi và thường xuyên phải
sử dụng trong cuộc sống thì lại
bị coi nhẹ. Hàng loạt học sinh
ra đời vẫn không biết viết một
bản tường trình, một đơn xin
việc, một biên bản cuộc họp
chođúngnộidungvàquycách.
PGS-TS
ĐỖ NGỌC THỐNG
Tiêu điểm
Đề thi không chỉ trong sách
giáo khoa
PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, ĐH Sư phạmTP.HCM, cho rằng
ngữ liệu được dùng trong các bài kiểm tra đánh giá và
bài thi để đánh giá kết quả giảng dạy học rất nghèo nàn,
chủ yếu là những văn bản đã có trong sách giáo khoa.
Các kỳ thi ngữ văn thường xoay quanh những tác giả và
tác phẩm quen thuộc, đến mức có năm người ta có thể
khoanh vùng đượcmột phạmvi rất hẹp các tác giả và tác
phẩm mà người ra đề có thể ra.
Theo Thứ trưởng NguyễnVinh Hiển, nămnay đề thi có
thể có vănbảnnằmngoài sáchgiáo khoa nhưng sẽ không
vượt quá năng lực mình muốn hướng tới.
Phương thức đánhgiámới
sẽ không chú trọng yêu cầu
học sinhhọc thuộc, nhớmáy
mócmà coi trọng ý kiến và
cáchgiải quyết vấnđề của
mỗi cá nhânngười học.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook