8
thứ sáu
11 - 4 - 2014
Phải xuất trình với
cảnh sát bảo vệ?
Mọi người tham dự phiên tòa đều
phải xuất trình giấy tờ để kiểm tra
nhằm đảm bảo an ninh trật tự phiên
tòa. Do vậy, đề nghị bổ sung quy định
“nhà báo dự phiên tòa phải xuất trình
giấy tờ với lực lượng cảnh sát bảo vệ
phiên tòa”.
Đại diện Cục Cảnh sát bảo vệ và
hỗ trợ tư pháp - Bộ Công an
Không nên chung chung
Hội Nhà báo có quy định về đạo đức
nghề nghiệp, cũng có quy định cấm
đưa tin xâmphạmđời tư. Nhà báophải
thựchiệnđúngquyđịnhnênkhôngcần
quá lo về việc tác nghiệp xâm phạm
quyền nhân thân, nếu sai thì xử lý. Cần
quy định rõ khi nào được ghi âm, ghi
hình tại phiên tòa, khi nào thì không.
Quy định chung chung “phải được sự
đồng ý của HĐXX” thì mông lung, mơ
hồ, cảm tính lắm.
Ông
NGUYỄN THÁI THIÊN
,
Phó Cục trưởng
Cục Báo chí - Bộ TT&TT
TAND TP.HCM vừa hủy bản án sơ thẩm của TAND quận
Tân Phú trong vụ tranh chấp thừa kế giữa ông Trần Văn Giang
với bà Nguyễn Kim Thuyền vì vi phạm tố tụng nghiêm trọng
khi bỏ sót đến ba người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo đơn khởi kiện của ông Giang, cha mẹ ông kết hôn
vào năm 1950, có hai con chung. Năm 1996, bà Thuyền về ở
chung với cha ông tại nhà B28 khu cư xá Tân Kỳ - Tân Quý,
phường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú). Năm 2005, cha ông
chết, không để lại di chúc. Bà Thuyền kê khai di sản rằng chỉ
có mình bà là người thừa kế. Sau đó bà bán căn nhà cho người
khác, đã sang tên đổi chủ xong xuôi. Nay ông khởi kiện yêu
cầu tòa xác định mẹ của ông và hai anh em ông là các đồng
thừa kế của căn nhà này.
Xử sơ thẩm hồi tháng 6-2013, TAND quận Tân Phú căn
cứ vào biên bản xác minh tại phường và sơ yếu lý lịch đảng
viên của cha ông Giang (trong đó phần tên vợ hiện tại ghi là
Nguyễn Kim Thuyền, tên vợ trước là mẹ ông Giang) để nhận
định từ năm 1970, cha mẹ ông Giang không còn quan hệ vợ
chồng. Vì vậy mẹ ông Giang không có phần trong ngôi nhà này.
Mặt khác, theo điểm a khoản 3 Nghị quyết 35 của Quốc hội
(hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) thì
quan hệ giữa cha ông Giang và bà Thuyền là hôn nhân thực
tế do hai người chung sống với nhau như vợ chồng từ năm
1973. Từ đó TAND quận Tân Phú xác định các đồng thừa kế
của cha ông Giang bao gồm bà Thuyền, ông Giang và em gái
ông Giang. Ông Giang kháng cáo.
Theo TAND TP.HCM, căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, hộ
tịch và bản khai nhân khẩu thể hiện ngoài anh em ông Giang
thì cha ông Giang còn có ba người con khác nữa. Tuy nhiên,
TAND quận Tân Phú đã không xác minh, làm rõ họ đang ở
đâu, còn sống hay đã chết để đưa họ vào tham gia tố tụng với
tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sai sót này
vi phạm tố tụng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của
ba người liên quan nên tòa phúc thẩm phải hủy án để TAND
quận Tân Phú giải quyết lại theo thủ tục chung.
LỆ TRINH
nội quy nhưng nhìn chung đã có
những phản ánh đóng góp cho xã
hội rất tích cực”.
Đề xuất phải có hai loại
giấy, nên chăng?
Trong khi TAND Tối cao đã tiếp
thu các góp ý và sửa quy định như
trên thì ông Hà Minh Huệ (Phó
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam)
lại đề xuất: “Nhà báo dự phiên tòa
phải xuất trình cả hai thẻ nhà báo
và giấy giới thiệu công tác”. Ông
Huệ lý giải: Việc xuất trình cùng
lúc hai loại giấy này nhằm tránh
trường hợp nhà báo có thẻ nhưng
không được báo đài phân công thì
đến dự tòa tác nghiệp làm gì.
Ủng hộ phương án “dự tòa phải có
hai giấy”, ông Nguyễn Thái Thiên
nhấn mạnh giấy giới thiệu của cơ
quan báo chí cấp cho nhà báo phải
ghi rõ nội dung là dự phiên tòa
đó: “Có một số báo cấp giấy giới
thiệu chung là đi công tác khu vực
miền Trung, miền Tây, không lẽ
đi ngang rồi cũng ghé vào dự tòa?
Còn nhà báo viết mảng văn hóa,
nông nghiệp… không được báo
phân công thì vào dự tòa làm gì?”.
Ngoài ra, ông Huệ và ông Thiên
còn khẳng định các trang tin điện
tử không phải cơ quan báo chí nên
đương nhiên không có
quyền tác nghiệp báo
chí. Cũng vì vậy mà
hai ông mới đề xuất
thêm giấy giới thiệu
công tác để đảm bảo
chặt chẽ, tăng cường
trách nhiệm của nhà báo dự đưa tin
phiên tòa.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà
báo cho biết không ủng hộ đề xuất
“dự tòa phải có hai giấy” nói trên
vì không cần thiết, chỉ làm khổ các
nhà báo về mặt giấy tờ hành chính.
Thực tiễn hoạt động báo chí hiện
nay, với các phóng viên chưa đủ
thời hạn cấp thẻ nhà báo, các tờ
báo vẫn thường cấp giấy giới thiệu
công tác để họ liên hệ tham dự phiên
tòa. Do đó hợp lý nhất là sửa quy
định như sau: “Nhà báo tham dự
phiên tòa để đưa tin về diễn biến
phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà
báo hoặc giấy giới thiệu công tác
của cơ quan báo chí và chấp hành
đúng hướng dẫn của thư ký phiên
tòa về khu vực tác nghiệp”.
Ghi âm, ghi hình phải
xin phép?
Bên cạnh đó, dự thảo quy định:
“Việc ghi âm, ghi hình về diễn
biến phiên tòa chỉ có thể được
tiến hành khi được sự đồng ý của
HĐXX theo quy định tại khoản 2
Điều 211 BLTTDS”.
Ông Nguyễn Thái Thiên lo lắng:
“Anh em phóng viên nếu không
được mang, sử dụng máy ghi âm,
máy chụp ảnh thì vô tình mất đi
phương tiện hành nghề, như nông
dân ra đồng mà không được mang
trâu, mang bừa thì sao đi cày. Đây
là phiên tòa công khai, nhà báo
không giống những người tham dự
phiên tòa khác nên không thể áp
dụng chung quy định này”.
Ông Hà Minh Huệ đồng tình:
“Luật Báo chí và Nghị định 51 cho
phép nhà báo được tác nghiệp lấy
tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm
tại các phiên tòa xét xử công khai…
theo quy định của pháp luật. Vì vậy
nội quy phiên tòa cũng nên xem
xét, quy định sao cho phù hợp”.
Viện trưởng Viện Khoa học xét
xử Lê Văn Minh giải thích: Nhà báo
ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa
phải theo quy định của pháp luật mà
BLTTDS đã quy định như thế thì
mọi người tham dự phiên tòa phải
tuân thủ, không thể khác được, nếu
muốn sửa trước hết phải sửa luật.
Còn Phó Chánh án TAND Tối cao
Nguyễn Sơn cho biết: “TAND Tối
cao cũng đang rất vướng, rất khó
nghĩ với quy định này. Tuy BLTTDS
trao quyền cho HĐXX quyết định
việc ghi âm, ghi hình nhưng quyền
con người, quyền nhân thân được
hiến pháp bảo đảm. Vậy nếu tòa
cho phép ghi âm, ghi hình, tức là
giới hạn quyền nhân thân, quyền
con người, quyền công dân thì có
bị vi hiến hay không?”.
Chúng tôi đã đem vấn đề này
trao đổi với một số đồng nghiệp,
chuyên gia và nhận được nhiều ý
kiến thắc mắc: Pháp luật tố tụng
dân sự áp dụng cho các phiên tòa
dân sự, hôn nhân gia đình…Nhưng
với phiên tòa hình sự thì không thể
áp dụng BLTTDS mà phải áp dụng
BLTTHS. Trong khi đó, BLTTHS
lại không hề quy định nhà báo chỉ
được ghi âm, ghi hình về diễn biến
phiên tòa khi được sự đồng ý của
Các nhà báo đợi trước cửa phòng xử án TAND TP.HCMđể đưa tường thuật một phiên tòa. Ảnh: HTD
BÌNHMINH
S
áng 10-4, TAND Tối cao đã
tổ chức phiên họp lấy ý kiến
về dự thảo Thông tư ban hành
nội quy phiên tòa (mới nhất).
Chỉ xuất trình thẻ nhà báo
Theo Viện trưởng Viện Khoa
học xét xử TAND Tối cao Lê Văn
Minh, tiếp thu góp ý của báo chí,
dự thảo mới nhất đã bãi bỏ quy
định nhà báo muốn tham dự phiên
tòa để đưa tin, đưa ảnh phải được
sự đồng ý của chánh án hoặc thẩm
phán. Thay vào đó, quy định trên
được chỉnh lý như sau: “Nhà báo
tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn
biến phiên tòa phải xuất trình thẻ
nhà báo và chấp hành đúng hướng
dẫn của thư ký phiên tòa về khu
vực tác nghiệp”.
Như vậy quy định mới này đã có
bước tiến lớn, khẳng định quyền
tham dự phiên tòa xét xử công khai
của nhà báo không còn bị giới hạn,
phụ thuộc vào sự đồng ý hay không
đồng ý từ phía chánh án hay thẩm
phán. Phó Cục trưởng Cục Báo chí
(Bộ TT&TT) Nguyễn Thái Thiên
phấn khởi: “Tôi rất mừng vì dự
thảo đã sửa đổi nhiều, phù hợp với
các quy định về báo chí hơn. Dự
thảo trước bắt phóng
viên dự tòa phải xin
phép thì bây giờ đã
sửa. Hoạt động báo
chí tuy có những anh
em còn chưa chấp
hành đúng quy định,
Nhàbáo
dựtòa
khôngphải
xinphép
TrongkhiTANDTối caodựthảoquyđịnhnhàbáo
dựtòachỉ cầnxuất trìnhthẻnhàbáothì đại diện
BộTT&TTcùngHộiNhàbáoViệtNamlại đềxuất
buộcnhàbáophải xuất trìnhcả thẻnhàbáo lẫn
giấygiới thiệu.
Tiêu điểm
P
hap luat
Với thực tiễnhoạt độngbáo
chí, chỉ cầnquy địnhnhà
báodự tòa phải xuất trình
thẻ nhà báohoặc giấy giới
thiệu công tác là ổn.
HĐXX. Do đó việc TAND Tối cao
dựa vào quy định của BLTTDS để
áp dụng chung cho tất cả phiên tòa
là chưa ổn.
▲
Ánbị hủyvì bỏsótbangười liênquan