091 - page 6

6
thứ sáu
11 - 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
Xây dựng bảng giá đất
năm2015
(PL)- Sở TN&MT TP.HCM vừa có văn bản gửi Ban
chỉ đạo Xây dựng bảng giá đất 24 quận/huyện về việc
xây dựng bảng giá đất các loại trên địa bàn TP năm
2015. Theo đó, bảng giá đất ở vẫn được xây dựng theo
tuyến đường, đoạn đường nhưng phải đầy đủ, cân đối
hợp lý giá đất các tuyến đường, đoạn đường theo khung
giá đất được Chính phủ quy định.
Trong công văn, Sở TN&MT nhận thấy bảng giá đất
năm 2014 còn tồn tại nhiều bất hợp lý, gây khó khăn
cho việc quản lý giá đất và nhầm lẫn trong quá trình
áp dụng bảng giá đất. Do đó sở này đề nghị các địa
phương chỉnh sửa cho phù hợp. Chẳng hạn, nhiều năm
qua TP đã hoàn thiện nhiều cầu vượt nhưng trong bảng
giá đất ở 2014 vẫn ghi là vòng xoay…
VIỆT HOA
Sớmgiải quyết ô nhiễmở
rạch Suối Cái - Gò Công
(PL)- UBND TP.HCM vừa giao Sở TN&MT chủ trì,
phối hợp với các quận 9, Thủ Đức và BQL Khu công
nghệ cao giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại
rạch Suối Cái - Gò Công.
Theo báo cáo của các quận, phía thượng nguồn từ
đoạn suối Nhum giáp ranh với Bình Dương đến gần
khu vực cầu suối Cái đang ô nhiễm nặng bởi nước
thải từ các cơ sở sản xuất thuộc tỉnh Bình Dương, các
doanh nghiệp phường Linh Xuân, Linh Trung, KCX
Linh Trung 1 và nước thải sinh hoạt của người dân.
Còn phía hạ nguồn từ suối Cái đến sông Gò Công ô
nhiễm chủ yếu do nước thải từ các nhà máy ở quận 9
gây ra. TP yêu cầu các đơn vị nói trên thực hiện nhanh
việc xử lý ô nhiễm, báo cáo kết quả cho UBND TP
trong thời gian sớm nhất.
MINH QUÝ
Đường tốt lại đắp thêm,
đường xấu không cải tạo
(PL)- “Sở GTVT đã có công văn yêu cầu các chủ
đầu tư dự án nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện đúng
yêu cầu của Bộ GTVT trong lựa chọn giải pháp thiết
kế, thi công tăng cường kết cấu mặt đường cũ khi cải
tạo các tuyến quốc lộ (QL), tỉnh lộ (TL) trên địa bàn
TP” - ngày 10-4, tin từ Sở GTVT TP.HCM cho biết.
Trước đó, Bộ GTVT có chỉ thị nghiêm cấm các chủ
đầu tư, ban quản lý dự án... tôn tạo mặt đường bằng
cấp phối đá dăm khi hiện trạng mặt đường hiện hữu
vẫn còn đáp ứng được yêu cầu.
Bộ GTVT cho biết qua kiểm tra một số công trình
nâng cấp trên các tuyến QL như: QL 12 (Điện Biên -
Lai Châu); QL 2 (Tuyên Quang - Hà Giang), QL 1, QL
14... Bộ phát hiện có hiện tượng nhiều đoạn tuyến mặt
đường hiện hữu bằng bê tông nhựa vẫn còn tốt nhưng
vẫn được tăng cường kết cấu với chiều dày lớn, sử dụng
lớp móng bằng cấp phối đá dăm. Trong khi đó, còn rất
nhiều tuyến QL, TL mặt đường đã xuống cấp nhưng
chưa bố trí kinh phí để cải tạo, nâng cấp. Do đó, Bộ
GTVT yêu cầu phải chấn chỉnh tình trạng này để đảm
bảo hiệu quả, tiết kiệm trong đầu tư.
TRUNGTHANH
Điều chỉnhquyhoạch cảng
trungchuyểnquốctếVânPhong
Cục Hàng hải vừa trình Bộ GTVT phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế
Vân Phong (Khánh Hòa) với nhiều thay đổi so với
quy hoạch được duyệt năm 2006.
Được biết, năm 2006, Bộ GTVT phê duyệt quy
hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
với quy mô 750 ha. Cục Hàng hải cho rằng thực tế
phát triển của Vân Phong không đạt kỳ vọng như quy
hoạch cũ. Trong khi đó, phía Bắc và phía Nam đã hình
thành những cảng container có khả năng tiếp nhận các
tàu lớn. Tiến trình xây dựng hai bến khởi động cảng
Vân Phong chậm, làm lỡ cơ hội hình thành cảng trung
chuyển container quốc tế. Khả năng thu hút các tàu lớn
trên tuyến vận tải viễn dương của Việt Nam cũng như
các nước trong khu vực hiện có khó khăn.
Qua đó, Cục Hàng hải đề xuất phát triển cảng Vân
Phong trong giai đoạn đầu là quy hoạch xây dựng khu
bến tổng hợp đa năng, đáp ứng nhu cầu khu kinh tế
Vân Phong, một phần tỉnh Khánh Hòa và khu vực Tây
Nguyên, thay thế một phần chức năng cảng Nha Trang
khi chuyển đổi công năng. Trong giai đoạn đầu (trước
2020), dự báo lượng hàng hóa thông qua khoảng 1 triệu
tấn/năm.
CÔNG THI
Chưa cho chianhỏ
cănhộ trung tâm
TrướcmắtTP.HCMchỉ chochianhỏcănhột i khuv cngo i thành, cònkhu
trungtâmth phải th ntrọng.
CẨMTÚ
“D
ốchếtsức,doanh
nghiệp (DN)
cũng không
gỡ nổi” - bà Nguyễn Thị
Như Loan, Tổng Giám đốc
Công ty Quốc Cường Gia
Lai, bày tỏ về những khó
khăn, vướng mắc mà công
ty gặp phải tại hội nghị đối
thoại với các DN bất động
sản (BĐS) và xây dựng do
TP.HCM tổ chức ngày 10-4.
Tám năm chưa
xong một dự án
Bà Loan cho hay Công
ty Quốc Cường Gia Lai có
dự án 90 ha tại huyện Nhà
Bè, đã dốc hết sức làm thủ
tục từ tám năm qua nhưng
vẫn gặp khó khăn. Công ty
đã bồi thường được 82% và
xin phép xây cầu, làm bờ kè
cho phần này. Các sở, ngành
đồng ý nhưng quy định thời
hạn thực hiện chỉ trong một
năm. “Muốn làm cầu, bờ kè
cho kịp thời hạn trên thì phải
được giao đất nhưng công ty
chưa được giao đất vì chưa
hoàn tất bồi thường. Dù đã
nhiều lần nhờ huyện hỗ trợ
nhưng công ty chỉ được trả
lời là chưa có chính sách. Tới
lúc chúng tôi được giao đất
thì đã hết hạn làm cầu, bờ
kè” - bà Loan bày tỏ.
Theo bà Loan, cuối năm
2013, Sở Xây dựng cho hay
thủ tục thực hiện dự án này
phải quay lại từ đầu. Nếu công
ty bồi thường xong 100%
mới được làm chủ đầu tư,
còn không thì phải đấu thầu.
“Vậy 82% đất đã bồi thường
của chúng tôi sẽ tính sao, ai
là chủ? Đấu thầu là đấu thầu
như thế nào?” - bà đặt câu hỏi.
Xin được chia nhỏ
căn hộ
Ông Nguyễn Công Trí,
Công ty Bến Thành Land,
cho biết công ty có dự án
gần đối diện chợ Bến Thành,
quận 1. Năm năm qua, công
ty chỉ bán được 30 căn hộ
diện tích 60-70 m
2
. Còn 50
căn hộ diện tích 130-140 m
2
không thể bán được trong khi
lãi vay đến nay đã hơn 200
tỉ đồng. Do đó công ty kiến
nghị TP cho phép chia nhỏ
căn hộ để gỡ khó.
TheoôngNguyễnHoàiNam,
Phó Giám đốc Sở QHKT, có
tình trạng xin chuyển, chia
nhỏ căn hộ là do quy luật thị
trường. “Trước đây DN xin
nhà cao tầng, diện tích lớn
sau đó không bán được thì
Camđoan giải quyết hồ sơ đúng thời hạn
Sau khi rà so t t m bước từ lúc DN đư c
thành l p đến khi khởi công d n th phải
mất 21-27 th ng. Sở sẽ nghiên cứu và b o
c oTP rút ngắn tối đa th i gian này. Về phía
Sở, tôi cam kết nếu DN thỏa bốn điều kiện:
Cóph pnhân, phùh pquyho ch, cóquyền
sử dụng đất và có năng l c tài chính th sẽ
đảm bảo không bị ch m trễ. Sở cam đoan
sẽ giải quyếtminh b ch, rõ ràng. Nếu không
có vướngmắc, không có sai sót mà h sơ bị
giải quyết trễ, DN hãy liên hệ tr c tiếp với
lãnh đ o Sở đ đư c tiếp bất kỳ lúc nào. Số
điện tho i của ban gi m đốc đã công khai
trên website của Sở.
Ông
TRẦN TRỌNG TUẤN
,
Giám đốc
Sở Xây dựng TP.HCM
xin điều chỉnh, chuyển đổi.
Vì thế phải có sự điều tra kỹ,
đánh giá đúng và mang tính
chất lâu dài về thị trường từ
phía Nhà nước lẫn chủ đầu
tư” - ông nhận xét.
Ông Nam đề nghị Hiệp hội
BĐSTPcần điều tra kỹ về nhu
cầu, tác động xã hội của việc
chia nhỏ căn hộ trước khi tham
mưu cho TP. Đặc biệt không
thể so sánh TP với những đô
thị phát triển như Singapore,
Hong Kong… Đáp lại, Phó
Chủ tịchHiệp hội BĐSTPĐỗ
Thị Loan cho rằng Sở QHKT
phải khảo sát trước khi duyệt
quy hoạch hoặc có chủ trương
cấm, hạn chế thì mới không
bị “duy ý chí”.
Phó Chủ tịch UBND TP
Nguyễn Hữu Tín nhìn nhận
công tác điều tra, khảo sát
thị trường BĐS thời gian
qua không được “đến nơi đến
chốn”. Tuy nhiên, ông Tín
cho rằng quy hoạch không thể
chạy theo thị trường dù cần
cởi mở. “Việc chia nhỏ căn
hộ không khó về quy chuẩn,
cái khó là về quy hoạch, dân
số. Hạ tầng TP chỉ đáp ứng
cho 2,5 triệu dân nhưng dân
số giờ đã hơn 10 triệu người.
Đường sá khôngmở được bao
nhiêu, nếu nén dân thêm nữa
thì hạ tầng không đáp ứng
nổi” - ông phân tích. Do đó
trước mắt TP chỉ cho chia
nhỏ căn hộ tại những khu
vực ngoại thành, còn khu
trung tâm thì phải thận trọng.
Tiền sử dụng đất:
DN vẫn kêu
“Tiền sử dụng đất không
công bằng” - ông Lê Hữu
Nghĩa, Giám đốc Công ty
Lê Thành, có ý kiến. Ông
dẫn chứng: Dự án Công ty
Lê Thành ở quận Bình Tân
nhận chuyển nhượng 100 tỉ
đồng có công chứng, đóng
thuế đầy đủ. Thế nhưng khi
khấu trừ vào tiền sử dụng
đất thì công ty chỉ được trừ
khoảng 10 tỉ. Không nộp
được tiền sử dụng đất thì
không được cấp phép xây
dựng, mà không cấp phép
thì không thể khởi công để
bán lấy tiền nộp tiền sử dụng
đất. “Tình trạng cứ vòng
vòng, không biết đi đâu và
kẹt mãi” - ông nêu y kiên.
Giám đốc Sở Tài chính,
bà Đào Thị Hương Lan, giải
thích: “Chi phí bồi thường hỗ
trợ tính theo bảng giá đất của
đất hiện trạng (thường là đất
nông nghiệp) nên thấp hơn
rất nhiều so với chi phí mà
DN tự thỏa thuận. Theo dự
thảo nghị định mới của Bộ
Tài chính, tiền sử dụng đất
được tính theo bảng giá đất
nhân với hệ số điều chỉnh.
Tuy nhiên, số tiền được cấn
trừ cũng được tính bằng
giá đất theo bảng giá của
mục đích sử dụng trước khi
chuyển mục đích nhân với
hệ số điều chỉnh.
“Như vậy mới công bằng.
Lưu ý thêm là hệ số điều chỉnh
này không phải là hệ số KTP
áp dụng cho hộ gia đình cá
nhânmà sẽ ban hànhmới” - bà
nhận xét. Tuy nhiên, ý kiến
này bị các DN phản đối. Ông
Lê Hữu Nghĩa cho rằng nếu
hệ số điều chỉnh cao thì tiền
sử dụng đất cũng sẽ quá lớn
như lâu nay. Ông Lê Hoàng
Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS
TP, kiến nghị TP tiếp tục đề
xuất tiền sử dụng đất chỉ thu
theo mức 15%-20%. Quan
điểm này được Cục trưởng
Cục Thuế TP Nguyễn Đình
Tấn vàgiámđốc SởTN&MT
Đao Anh Kiêt đồng tình.
Theo Phó
chủ tịch
UBND TP
Nguyễn Hữu
Tín, việc
chia nhỏ căn
hộ không
khó về quy
chuẩn, cái
khó là về
quy hoạch,
dân số.
Ảnh: HTD
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook