091 - page 3

3
thứ sáu
11 - 4 - 2014
Thoi su
“Vì lâunay cómột hạn chế là chúng ta cứ
quy hoạch và người dân sống trong khu
vực đó không thể làmgì được, rất lãng
phí. Lầnnày Ban soạn thảoquyết tâm
đưa vàoquy địnhgiấy phép xây dựng
tạmhoặc giấy phép xây dựng có thời hạn
để giải quyết vấnđề đó.”
BộtrưởngBộXâydựngTRỊNH ĐÌNH DŨNG
Cho xâydựng tạmtrong
dựán“treo”
Côngtrìnhxâydựngtạmvẫnđượcbồi thườngkhi dựántriểnkhai chậm.
THÀNHVĂN
T
hảo luận về dự án Luật
Xây dựng sửa đổi tại
hội nghị đại biểuQuốc
hội (ĐBQH) chuyên trách
ngày 10-4, nhiều ý kiến ủng
hộ quy định cấp phép xây
dựng tạm trong vùng dự án
treo để bảo đảm quyền lợi
của người sử dụng đất không
bị “treo” theo dự án. Đồng
thời, các ý kiến cũng đề nghị
bổ sung quy định bồi thường
cho công trình xây dựng tạm
như công trình được cấp phép
xây dựng chính thức khi dự
án triên khai châm.
Theo dự thảo luật, những
khu vực thuộc khu vực đã có
quy hoạch chi tiết xây dựng
được cơ quan nhà nước có
thẩmquyền phê duyệt và công
bố nhưng chưa thực hiện và
chưa có quyết định thu hồi
đất của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thì sẽ được
cấp giấy phép xây dựng tạm.
Hết thời hạn tồn tại của công
trình ghi trong giấy phép xây
dựng thì chủ đầu tư phải tự
phá dỡ công trình và không
được bồi thường.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Trịnh Đình Dũng cho hay
việc bổ sung quy định trên
là hết sức cần thiết. Vì lâu
nay có một hạn chế là chúng
ta cứ quy hoạch và người
dân sống trong khu vực đó
không thể làm gì được, rất
lãng phí. “Lần này Ban soạn
thảo quyết tâm đưa vào quy
định giấy phép xây dựng tạm
hoặc giấy phép xây dựng có
Không lợi nhuận thì ai làm
công chứng?
Cùng ngày, c c ĐB chuyên tr ch cũng đã thảo lu n về
d n Lu t Công chứng sửa đổi. c cĐB tiếp tục th hiện s
băn khoăn về nguyên tắc hành nghề công chứng“không
v mục đích l i nhu n”hay v n v l i nhu n. Lu ng ý kiến
thứ nhất th cho rằng v ho t động công chứng trước hết
là nhằm giúp Nhà nước bảo đảm cung cấp dịch vụ công
cho xã hội, phải đặt tính chất phục vụ lên hàng đầu chứ
không th sử dụng c c l i thế này phục vụmục đích kiếm
l i nhu n như c c h nh thức kinh doanh, dịch vụ thông
thư ng. Tuy nhiên, lu ng ý kiến thứ hai l i cho rằng văn
phòng công chứng ho t động theo ph p lu t về doanh
nghiệp, không có s bao cấp của Nhà nước nên dù cung
cấp dịch vụ công ích th ho t động của tổ chức này cũng
không th không tính đến yếu tố l i nhu n. “Làm công
chứng cũng phải v sinh nhai mới làm chứ đâu phải thừa
v t chất r i làm cho vui” - ĐB Trần Ngọc Vinh nói.
ĐB Nguyễn B Thuyền (LâmĐ ng) th nhấnm nh nếu
yêu cầu c c vănphòng công chứngđềuphải phi l i nhu n
th sẽ không ai làm. Do đó ông Thuyền kiến nghị nên ghi
vào d thảo lu t nguyên tắc l i nhu n là đ đầu tư ph t
tri n chứ không đư c chia nhau.
Về quy định công chứng viênphải chịu tr chnhiệm liên
đới nội dungbảndịch, ôngThuyền cho rằngquy định trên
là chưa phù h p.“Nhiều công chứng viên nói với tôi rằng
họ s quy địnhnày lắm. Bởi họ chỉ biết công chứng, chứng
th c về h nh thức chứ đâu biết nội dung bản dịch như
thế nào. Việc dịch đúng hay sai th ngư i dịch phải chịu
tr ch nhiệm chứ, công chứng có dịch đâu mà biết”- ông
Thuyền nói. ĐB Nguyễn Sỹ Cương - Thư ng tr c Ủy ban
Ph p lu t cũng cho rằng không nên đưa quy định công
chứng viên chịu tr ch nhiệm liên đới nội dung bản dịch
mà chỉ chịu tr ch nhiệmvề phần tiếngViệt trong văn bản.
thời hạn để giải quyết vấn
đề đó. Ví dụ với dự án được
quy hoạch cho 20 năm tới
thì vẫn có thể cấp phép cho
xây dựng có thời hạn 5-10
năm. Điều này sẽ tạo điều
kiện cho người dân sản xuất
kinh doanh trong khi chờ dự
án” - ông Dũng nói.
Đồng tình với quy định
trên, ĐB Huỳnh Thành Lập
(TP.HCM) cho rằng người
dân nhiều nơi rất khổ sở vì
dự án treo, có nơi treo năm
năm, 10 năm thậm chí 20
năm. Điều này khiến lợi ích
hợp pháp của người sử dụng
đất bị xâm phạm, có đất mà
cũng không được làm gì. Vì
thế quy định cấp giấy phép
xây dựng tạm là phù hợp,
bảo đảm được quyền lợi cho
người dân. Tuy nhiên, theo
ông Lập nên quy định thời
hạn cấp giấy phép xây dựng
tạm phù hợp với thời gian dự
kiến dự án được triển khai.
“Nếu dự án được thực hiện
sớm hoặc đúng quy hoạch
thì người dân sẽ phải tự
tháo dỡ và không được bồi
thường. Còn nếu dự án triển
khai chậm, khi thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng thì phải
bôi thương cả công trình trên
đất như với công trình được
cấp phép chính
thức” - ông Lập
đề xuất.
ĐBTrầnNgọc
Vinh (Hải Phòng)
cũngtánthànhvới
nhữngýkiến trên
nhưng đề nghị
cần xem xét cấp
giấy phép xây
dựng tạm cho
dân trong vùng
dự án treo nhưng phải gắn
liền điều kiện công trình như
quy mô, diện tích chiều cao.
Trước đó nhiều ý kiến cũng
đề nghị nghiên cứu lại thời
gian quy hoạch sao cho phù
hợp chứ kéo dài quá sẽ gây
ảnh hưởng đến các nhà đầu tư
và phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội cho rằng đối với
quy hoạch xây dựng vùng và
khu chức năng đặc thù thì
thời hạn quy hoạch 20-25
năm, quy hoạch xây dựng
vùng tầm nhìn đến 50 năm
như dự thảo luật là phù hợp.
Đồng thời, để bảo đảm kiểm
soát việc thực hiện theo quy
hoạch được duyệt và đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế-xã
hội, dự thảo luật đã bổ sung
quy định về việc rà soát quy
hoạch theo định kỳ.
Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấp phép xây dựng tạm trong vùng dự án “treo”
để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất. Ảnh: HTD
Bàngiaotàucávỏthéphiệnđạichongưdân
Giúpngưdânsảnxuấthiệuquảvàyêntâmb mbi n, bảovệchủquyềnquốcgia.
Sáng 10-4, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
đã bàn giao tàu đánh cá lưới vây vỏ thép Hoàng Anh 01 cho
ngư dân Mai Thành Văn (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn,
Quảng Ngãi).
Chiếc tàu cá vỏ thép được đóng tại nhà máy Công ty TNHH
một thành viên Đóng tàu Nha Trang này có chiều dài hơn
25 m, rộng 7,5 m, cao 3,6 m, công suất gần 900 CV, sức
chứa 120 tấn. Tàu được trang bị đầy đủ trang thiết bị hàng
hải hiện đại gồm hệ thống radar, máy định vị GPS, la bàn
từ, máy thu phát hai chiều cầm tay, phao vô tuyến chỉ báo sự
cố, phao cứu sinh các loại, thiết bị cứu hỏa, trang vật tư y tế
sơ cấp cứu. Tàu thiết kế cho 18 thuyền viên, nhiên liệu dự
trữ đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục 2.000 hải lý. Lương
thực, thực phẩm, nước ngọt dự trữ trên tàu đảm bảo cho kíp
thủy thủ đoàn sử dụng trong 30 ngày đêm. Tổng kinh phí
đóng mới tàu là 6,5 tỉ đồng (chưa trang bị lưới, ngư cụ) do
Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đầu tư. Tàu
được bàn giao cho ngư dân thuê và trả dần nợ gốc cho đơn vị
trong thời gian 5-7 năm. Dự kiến ngày 19-4 tới, tàu vỏ thép
đầu tiên của ngư dân Quảng Ngãi này sẽ vươn khơi đánh bắt.
Ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Ngãi, nhấn mạnh việc doanh nghiệp đóng tàu vỏ sắt hiện
đại cho ngư dân thuê và trả dần nợ gốc là việc làm nhân văn
nhằm giúp ngư dân vươn khơi xa an toàn, nâng cao hiệu quả
khai thác hải sản để làm giàu cho gia đình và đất nước...
Ông Ngô Tùng Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam, cho biết trong năm nay đơn vị sẽ
đóng và bàn giao sáu tàu vỏ thép cho ngư dân ba tỉnh Quảng
Ngãi, Nam Định và Thái Bình. Hiện tỉnh Quảng Ngãi cũng
đang triển khai đề án thí điểm đóng mới 22 chiếc tàu vỏ
thép theo chủ trương của Chính phủ nhằm từng bước hiện
đại hóa đội tàu cá của tỉnh.
Báo điện tử VNE dẫn lời Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ
Văn Tám cho hay Bộ xác định hiện đại hóa phương tiện tàu
cá là một trong những đột phá tái cơ cấu ngành thủy sản.
Đề án tái cơ cấu không chỉ đặt mục tiêu là giúp ngư dân sản
xuất hiệu quả mà còn yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền
quốc gia. Ông Tám cho biết thêm, Chính phủ đang xây dựng
quỹ bảo hiểm cho bà con ngư dân, thành lập lực lượng kiểm
ngư, tăng cường đội ngũ thanh tra chuyên ngành để đảm bảo
an toàn tính mạng cho ngư dân khi ra khơi. Đồng thời hiện
đại hóa thông tin, tích hợp nhiều tính năng ưu việt nhất làm
sao liên lạc, cảnh báo kịp thời giúp ngư dân chủ động phòng
tránh rủi ro thiên tai lẫn nhân tai trên biển.
LUẬNNGỮ - LM
Tàu cá vỏ thép đầu tiên được bàn giao cho ngư dân
Quảng Ngãi. Ảnh: LUẬN NGỮ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook