7
thứ sáu
11 - 4 - 2014
Ban Chỉ đạo chương trình
“Vì học sinh Trường Sa thân
yêu”
giai đoạn 2 trân trọng cảm ơn các đơn vị, cơ quan, doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách dưới đây đã
tích cực hưởng ứng đóng góp ủng hộ công sức và kinh phí
vì một ngôi trường mới tại đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa.
1.
Công ty Gentraco - Thốt Nốt, Cần Thơ
- 16.000.000
đồng; 2.
Công ty CPĐầu tư Giáo dục Toàn cầu Quốc Văn
- 100.000.000 đồng; 3.
Công ty CP Địa ốc Sài Gòn-Gia
Định
- 10.000.000 đồng; 4.
Hiệp hội Du lịch TP.HCM
-
209.000.000 đồng; 5.
Quỹ Cộng đồng mạng Internet Việt
Nam - VINF (Công tyVNG)
- 300.000.000 đồng; 6.
Công ty
TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam
- 200.000.000 đồng;
7.
Công đoàn Công ty CPCơ Điện lạnh REE
- 300.000.000
đồng; 8.
Công đoàn Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt
Nam
- 150.000.000 đồng; 9.
Công ty CP Phát triển Nhà
Thủ Đức - Thuduc House
- 200.000.000 đồng; 10.
Công
ty TNHH Quản lý & Kinh doanh chợ nông sản Thủ
Đức
- 100.000.000 đồng; 11.
CLB Từ thiện Thiên Phước
- 350.000.000 đồng; 12.
Công ty CP Phát triển BĐS Phát
Đạt
- 100.000.000 đồng; 13.
Công ty CPĐầu tư Xây dựng
Thanh Tâm - Bạc Liêu
- 100.000.000 đồng; 14.
Chi hội
Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Bình Phú Đông
- 20.000.000
đồng; 15.
Công tyTNHHMTVThế Linh - BiênHòa, Đồng
Nai
- 10.000.000 đồng; 16.
Tổng Công ty Thương mại Sài
Gòn – Satra
- 30.000.000 đồng; 17.
Công ty TNHH
MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)
- 20.000.000
đồng; 18. Bà
Lê Thị Mộng Trinh - GĐ Công ty Quảng
cáo Mỹ Trinh Vân
- 10.000.000 đồng; 19.
Công ty TNHH
Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương
- 1.000.000.000
đồng...
(còn tiếp)
Ngày12-4, tổngkết chươngtrình “Vì họcsinhTrườngSathânyêu” - Giai đoạn2
TrườngSa luônở
trong timthầy, trò
Khôngkhícủatrườngrấtsôiđộng,cácemngồiđâucũngnóichuyệnvềTrườngSa,
nói vềcảmnhận, tìnhcảmcủamìnhvới vùngđất thiêng liêngcủatổquốc…
THANHMẬN
T
ừ khi phát động xây
dựng ngôi trường
thứ hai trên đảo Sinh
Tồn (tháng 8-2013) đến nay,
chương trình nhận được sự
đóng góp của triệu triệu tấm
lòng. Trong đó điều gây ngạc
nhiên nhất cho chúng tôi là
những viên gạch đầu tiên
đến từ một trường tiểu học
ở Nha Trang - Trường Tiểu
học Lộc Thọ.
Thầy Võ Tấn Đạt, Hiệu
trưởng trường, đã chia sẻ
tình cảm với chương trình,
với các em nhỏ ở đảo.
Tôi sinh ra bên dòng sông
Cái, ngay cửa biển. Từ nhỏ,
tôi đã hay đứng ở đây nhìn
ra biển khơi, hình dung phía
sau màu xanh khoài khơi xa
kia là những hòn đảo, bãi
nổi, bãi chìm thiêng liêng và
những chiến sĩ đang ngày đêm
canh gác. Đến bây giờ, tôi
vẫn giữ thói quen ấy. Trong
hình dung của tôi có thêm
hình ảnh những bà con ngư
dân sinh sống và con em học
ngoài đó. Cảm xúc những
lúc đó thật dạt dào khó tả.
Hè năm 2013, khi vừa
đọc thấy dòng tin
Pháp Luật
TP.HCM
phát động chương
trình, tôi rất bồi hồi. Đêm
đó, tôi vạch kế hoạch ngay.
Tôi hiểu cần làm một điều
gì đó cho Trường Sa, đồng
thời qua đó góp phần giáo
dục cho học sinh về biển,
đảo đất nước mình.
Chỉ trong vòng một tháng
phát động, các phụ huynh,
các em học sinh, giáo viên
nhà trường đã đóng góp nhiều
nhất trong số các phong trào
của trường từ trước đến nay.
Chúng tôi chuyển các đóng
góp đó cho việc xây trường
ở đảo Sinh Tồn, trao hỗ trợ
cho một số gia đình quân
nhân ở đảo có hoàn cảnh
khó khăn...
Trong thời gian đó, chúng
tôi còn tổ chức nhiều hoạt
động khác như triển lãm tranh
ảnh về cuộc sống ở Trường
Sa. Không khí lúc ấy rất sôi
động, các em ngồi đâu cũng
nói chuyện về Trường Sa, nói
về cảm nhận, tình cảm của
mình với vùng đất thiêng liêng
của Tổ quốc, nói về những
thiếu thốn của các bạn nhỏ
đang học tập và sinh sống
ngoài đảo.
Một số mạnh thường quân
khác thấy vậy cũngcùngchung
cảm xúc và âm thầm đóng
góp, không nêu tên. Có người
ở xa thì nhờ người khác đến
trao tiền. Phát huy tinh thần
đó, hai năm nay, các em học
sinh cũng góp sách, vở tặng
cho các bạn ở các điểm đảo.
Hình ảnh ngôi trường mới,
bạn bè ở Trường Sa, phương
Ban doc
Vào thời điểm này, tháng 4-2014, ngôi
trườngmơ ước chuẩn bị được khánh thành
với quy mô hai tầng, sáu phòng học dành
cho các lớp từ mầm non đến lớp 5; có thư
viện, phòng giáo vụ, phòng công vụ cho
giáo viên, sân chơi, khu vệ sinh, bể chứa
nước ngọt và các trang thiết bị cơ bản trên
khuôn viên hơn 300 m
2
…
Trước đó, ngày 30-8-2013, Quỹ học bổng
Vừ A Dính, báo
Pháp Luật TP.HCM
và Đài
Truyền hình TP.HCM tiếp tục mở cuộc phát
độnggâyquỹ
“VìhọcsinhTrườngSathânyêu”
giai đoạn 2: Xây trường trên đảo Sinh Tồn
(thuộc xã SinhTồn, huyệnTrường Sa, Khánh
Hòa). Sauquá trìnhphát động, chương trình
nhận được sự đóng góp nhiệt tình của các
tấm lòng vàng.
Sáng 31-10-2013, chương trình đã làm
lễ sơ kết bước 1, trao 6 tỉ đồng xây trường
cho ôngNguyễnViếtThuân, Chủ tịch huyện
đảo Trường Sa.
Đến ngày 8-12-2013, công trình xây dựng
trường tiểu học chính thức được khởi công,
đánh dấumột ngày đặc biệt quan trọng đối
với các thầy trò, phụhuynhhọc sinhvà chính
quyền địa phương xã đảo Sinh Tồn.
Ngôi trường của tình yêu, trách nhiệmđã
hoàn thành
tiện học tập ở nơi đó được
lồng ghép vào những bài
giảng lịch sử, địa lý, văn
học. Riêng tôi, đã 38 năm
dạy văn, những cảm xúc từ
các câu chuyện An Tiêm,
trận hải chiến sau này trên
quần đảo Hoàng Sa, những
tình cảm dành cho Trường
Sa thân yêu… luôn khiến tôi
có những rung động đặc biệt
khi truyền đạt kiến thức cho
các học trò.
s
Cơ quan
trả lời
Lo âu tháo cổng rào sẽ
phát sinh tệ nạn
Ông Phạm Văn Quang (539/59A Lũy Bán Bích,
phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM) phản ánh:
Nhà ông ở cuối hẻm cụt, trước nhà có cổng sắt do chủ
cũ xây dựng đã lâu, phường và quận đều công nhận
hiện trạng này. Thế nhưng sau đó phường lại cho rằng
cổng rào làm ảnh hưởng lối đi chung nên yêu cầu ông
tháo dỡ. Không ít người dân xung quanh đã phản ứng
quyết định này vì cổng rào nằm cuối hẻm, không còn
lối đi nên cũng không làm ảnh hưởng đến mọi người
xung quanh. Mặt khác, trước đây cũng chính địa phương
đã yêu cầu người dân trong khu vực dựng cổng nhằm
chống trộm cắp, ngăn không cho những đối tượng lạ
tụ tập về đây hút chích gây mất an ninh trật tự cho cả
xóm (vì đây là khu vực tương đối phức tạp)... Do vậy
việc tháo dỡ như thế này là không hợp lý, địa phương
nên để cho người dân tự quản hoặc có biện pháp quản
lý khác phù hợp hơn.
Ông Quang thắc mắc thêm: Cổng rào không phải
do ông xây mà giờ bỗng dưng ông lại bị ra quyết định
cưỡng chế tháo dỡ là không đúng. Ngoài ra cổng rào
bị tháo không biết khu vực có còn yên tĩnh vì ban ngày
mọi người còn phải đi làm kiếm sống. Ai sẽ bảo vệ tài
sản, an ninh của người dân ở đây?
Ông
PhạmHưngQuốc Bảo
(Chủ tịchUBNDphường
Phú Thạnh) cho biết dù phường biết rằng khu vực bị rào
là hẻm cụt không còn lối đi nhưng vẫn phải tiến hành
tháo dỡ cho phù hợp với quy định. Việc người dân cam
kết tháo dỡ khi có làmđường, mở rộng hẻmkhông thuộc
thẩm quyền phường giải quyết.
Ông
Phan Tấn Lực
(Chủ tịch UBND quận Tân Phú)
cho biết thêm, hiện nay quận chưa thấy lấn cấn gì trong
việc tháo cổng rào. Tuy nhiên, nếu trường hợp tháo cổng
làm phát sinh tệ nạn bài bạc, hút chích, phóng uế… thì
quận sẽ chỉ đạo công an phường và ban quản lý khu phố
tăng cường kiểm tra, xử lý.
THÁI HIẾU
ghi
Xembóngđágâyồnsuốtđêm
“Hằng đêm, từ khoảng 20 giờ trở đi, quán cà phê
tại số 17 đường Man Thiện, số 18 đường 265 và điểm
số 12/21 thuộc khu phố 5 (phường Hiệp Phú, quận 9,
TP.HCM) có nhiều thanh niên lạ tụ tập. Các quán này
thường trực tiếp truyền hình các trận thi đấu bóng đá,
tiếng la hét vang dội làm náo loạn cả khu vực. Vì sao
sự việc đã được phản ánh với chính quyền địa phương
nhưng tình trạng trên vẫn chưa thấy chấn chỉnh?”
- đại
diện bà con (khu phố 5, phường Hiệp Phú) thắc mắc.
Bà
Nguyễn Hồng Thúy
- Chủ tịch UBND phường
Hiệp Phú (quận 9)
cho biết: Đối với tình trạng uống
cà phê rồi cá độ bóng đá gây ồn vào ban đêm làm ảnh
hưởng tới sinh hoạt của bà con, phường sẽ có kế hoạch
chỉ đạo cho công an phối hợp với lực lượng bảo vệ dân
phố để tiến hành kiểm tra, xử lý.
NHƯ NGHĨA
ghi
Lịchtưvấnphápluậtmiễnphí củabáo
PhápLuậtTP.HCM
(ngàythứSáu,thứBảy)
Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ.
Địađiểm:34HoàngViệt,phường4,quậnTânBình,TP.HCM.
Thứ Sáu, 11-4
:
Sáng
:
Các luật sư ĐẶNG VĂN YÊM (nhà đất, dân sự),
NGUYỄN BẢO TRÂM (dân sự, hình sự, tố tụng, kinh tế).
Thứ Bảy, 12-4
:
Sáng
:
Luật sư TRẦN THỊ MIỀN (dân sự, hình sự, nhà
đất), ông NGUYỄN MINH THÁI - thanh tra viên Sở Xây
dựng TP.HCM.
Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, trưởng Ban Chỉ đạo chương trình
“Vì
học sinh Trường Sa thân yêu”,
đến thăm và ghi nhận những đóng góp của trường
Lộc Thọ vào tháng 1-2014. Ảnh: HV
Danh sách ủng hộ chương trình
“Vì học sinhTrường Sa thân yêu”
CHIABUỒN
Chúng tôi vừa nhận được tin:
Cụ bà Nguyễn Thị Mười, 92 tuổi,
thân mẫu của
luật sư Bùi Quang Liêm (thành viên Chương trình Trợ
giúp pháp lýmiễn phí của báo
Pháp Luật TP.HCM
) đã từ
trần hồi 12 giờ ngày 8-4-2014 tại 405/6 Trường Chinh,
phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM.
Ngày 11-4 hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
xin thành kính chia buồn cùng
gia đình luật sư Bùi Quang Liêm.
BÁO
PHÁP LUẬT TP.HCM