176-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứSáu3-8-2018
Cơ quan trả lời
Tham vặt có mặt
ở khắp nơi
Tính thamvặt củamột bộ phận người Việt đã làmhình ảnh chúng ta
xấu đi trongmắt du khách quốc tế.
HỒNGMINH
T
rong một lần đi mua thực
phẩm ở một siêu thị tại
quậnTânBình (TP.HCM),
tôi thấy một phụ nữ đứng
tuổi, ăn mặc đẹp đứng lựa
vải thiều theo kiểu… không
đỡ nổi. Siêu thị có sẵn những
chùm to nhỏ khác nhau cho
khách lựa nhưng chị lại tháo
dây cột các chùm ra, bới qua
bới lại rồi ngắt những trái
đẹp nhất, chín vừa vặn nhất
bỏ vào túi nylon. Tôi bước
đến góp ý vì nghĩ rằng làm
như vậy là quá ích kỷ và
không tôn trọng các khách
mua sau. Đáp lại, chị đã nổi
nóng: “Đây là cửa hàng của
cô à? Đây là siêu thị, tôi có
quyền lựa nhé”.
Đây không phải là chuyện
cá biệt trong cuộc sống hằng
ngày của chúng ta. Ở đây
chúng tôi chỉ đề cập chuyện
tham vặt ở góc nhỏ trong
chuyện mua bán.
Khách hàng
vô trách nhiệm
Tính cách tham vặt, thiếu
tự giác được thể hiện ở nhiều
nơi, nhiều chỗ khác, kể cả
những nơi cao cấp. Một lần
tôi đi ăn buffet và hầu hết
thực khách đều sang trọng.
Khi đến quầy thức ăn Nhật,
tôi thấy một số gia đình đã
đứng đợi ở đó, hễ đầu bếp
ra món là họ “hốt” về trên
những dĩa lớn. Những người
khác muốn chọn món cũng
đành bỏ qua. Tuy nhiên, vì
lấy quá nhiều nên họ bỏ thừa
mứa sau bữa ăn những dĩa cá
sống, sushi chỏng chơ trên
bàn rất lãng phí.
Một chủ khách sạn đã đăng
chia sẻ của mình trong một
group cộng đồng than phiền
những khách cực kỳ vô trách
nhiệm, có khách còn chôm
đồ khách sạn như khăn tắm,
hộp đựng giấy, muỗng…
mang về.
Người bán tranh thủ
“luộc” khách hàng
Về phía người bán, chuyện
cân thiếu, cân điêu, độn tùm
lum để tăng cân nặng đã trở
thành bài quen thuộc của
nhiều tiểu thương. Không
chỉ có vậy, nhiều người bán
gặp khách dễ tính là tranh thủ
“luộc” khách liền. Cách đây
chưa lâu, tôi đến một quán
ăn đêm ở Đà Lạt, gọi một tô
miến gà. Sau khi ăn xong,
người bán tính giá 80.000
đồng. Tôi ngạc nhiên vì cho
rằng trước đó vài tháng, tôi
ăn một tô y vậy chỉ có 35.000
đồng và lần đó tôi có hỏi giá
trước. Chủ quán tỉnh queo
trả lời: “Tại chị không dặn
trước nên tôi làm tô đặc biệt
giá 80.000”. Tô đặc biệt của
chủ quán cũng chẳng có gì
khác với những tô khác. Vài
khách nhìn tôi ái ngại. Nhìn
chủ quán vạm vỡ và xăm
trổ, tôi bấm bụng móc ví trả
80.000 đồng.
Chị Phượng, làm việc
tại một viện nghiên cứu ở
TP.HCM, kể kinh nghiệm
của chị khi ra Hà Nội học
tập. Khi đi chợ mua đồ, chị
luôn bị hét giá cao hơn người
khác vì chị nói giọng miền
Nam. Lần khác xông xáo đi
chợ trả giá, bị ném lại một
câu: “Người Nam mà keo
kiệt, không bán”. Rút kinh
nghiệm, chị đã đối phó bằng
cách đóng vai sinh viên câm
điếc trả giá bằng cách note
trên điện thoại.
Mộ t bạn ở quận 10 ,
TP.HCM cho biết chị đã
“bớt hăng hái làm người
tốt” khi đi trên đường.
Mùa này TP.HCM thường
có mưa giông buổi chiều,
thấy nhiều người bán hàng
rong đẩy xe rất tội. Nhiều
lần chị tranh thủ dừng ghé
mua giúp để họ sớm về nhà.
Một lần chị mua hết một
nhúm khoai lang chiên mà
nếu bình thường chỉ khoảng
20.000 đồng, chị đưa 50.000
đồng, người bán nhất định
không thối lại tiền.
CharlesBatss, một du khách
từ Mỹ, đã có lần phàn nàn
với tôi rằng nhiều người Việt
đang “kỳ thị người nước ngoài
quá đáng”. Lần đầu tiên đón
taxi ở sân bay, họ ra giá với
anh như taxi dù. Đi từ sân
bay về khách sạn quận 10,
anh phải trả 300.000 đồng.
Anh không suy nghĩ gì cho
đến khi khách sạn bắt giúp
taxi chở anh quay lại sân bay,
anh chỉ phải trả hơn 100.000
đồng. Lần thứ hai quay lại
Việt Nam, taxi cũng ra giá
trước, anh chỉ nói: “Như thế
là không trung thực nhé!”.•
Chiêu trò thuê ô tô rồi
biếnmất
Báo
Pháp Luật TP.HCM
nhận được phản ánh
của anh Thái Quang Vinh (ngụ quận Tân Bình,
TP.HCM) về việc khách hàng thuê ô tô, sau đó đã
mang đi cầm.
Anh Vinh, chủ nhân ô tô Toyota Innova 52U-...,
cho biết: “Gia đình tôi có một chiếc ô tô và thường
cho khách quen thuê. Ngày 21-3, tôi cho anh L. thuê
xe. Do trước đó anh ta đã mượn, trả xe rất đúng hạn.
Do hai lần nên lần này tôi đã đưa hết giấy tờ xe. Đến
ngày trả xe, khách hàng không trả đúng như thỏa
thuận. Qua kiểm tra định vị, tôi phát hiện xe mình
đang ở một bãi giữ xe trên địa bàn phường 5, quận
8. Tôi liền đến bãi xe thì được biết xe của tôi đã bị
mang đi cầm với giá 150 triệu đồng”.
Sau khi anh Vinh trở về nhà thì phát hiện xe của
mình đã bị phá bỏ định vị. Anh Vinh quay lại bãi gửi
xe thì được biết chiếc xe không còn ở đó nữa. “Đến
nay đã hơn bốn tháng nhưng tôi vẫn chưa tìm được
xe” - anh Vinh nói.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, đại diện Cơ
quan CSĐT Công an quận 5 trả lời: Ngày 21-3, ông
Vinh có cho ông L. thuê một chiếc ô tô hiệu Toyota
Innova, biển số 52U-... trong thời hạn năm ngày.
Tuy nhiên, đến ngày 25-3, ông Vinh phát hiện, ông
L. đã mang xe đi cầm cho ông H. với giá 150 triệu
đồng. Gia đình ông Vinh đã đến Công an quận Tân
Bình để trình báo. Đến ngày 16-4, ông Vinh tìm
thấy ông L. liền đưa ông về trụ sở Công an quận Tân
Bình để giải quyết.
Ngày 17-4, Cơ quan CSĐT quận Tân Bình đã
bàn giao ông L. và toàn bộ hồ sơ cho Cơ quan
CSĐT quận 8 để làm rõ, do xác định ông L. mang
xe qua quận 8 để cầm cố rồi bỏ trốn nhằm chiếm
đoạt tài sản.
Tại Công an quận 8, ông L. đã thừa nhận toàn bộ
việc thuê xe và mang xe đi cầm.
Ghi nhận lời khai, ông H. có thừa nhận ngày 22-3
nhận cầm một chiếc ô tô của L. Sau đó, Huy lại tiếp
tục cầm chiếc ô tô này cho một người khác tên Vỹ.
Tuy nhiên, đến nay do ông L. đã bỏ trốn nên công
an chưa xác minh đầy đủ thông tin. Bên cạnh đó, Vỹ
hiện cũng không có ở nơi cư trú nên cơ quan CSĐT
vẫn chưa tìm ra được chiếc xe. Cơ quan CSĐT Công
an quận 5 đang tiếp tục điều tra làm rõ.
ĐÀO TRANG
Mạng xã hội góp phần
thay đổi thói xấu
Tôi đã đi du lịch bên Campuchia.Trước khi đi, tôi luôn nghĩ
bên đó lạc hậu hơn mình. Qua rồi thì tôi thấy rất hài lòng vì
người dân họ trung thực và giản dị. Khu sang trọng thì tiêu
tiền mắc, khu bình dân thì tiêu tiền rẻ. Người bán ít khi hét
giá. Tôi thuê xe tuk tuk chạy vòng vòng chợ SiêmRiệp, tài xế
kiên nhẫn chờ tôi cho đến khi tôi quay ra mà không phàn
nàn. Đến khi tính tiền, họ lấy chỉ…4 đô. Tôi tip thêm có 2 đô
mà họ cảmơnmiết. Về nông thôn, người dân còn chất phác
hơn nữa. Tôi chắc chắn sẽ quay lại vì tôi yêu quý sự thiệt thà
của họ. Điều này ít thấy ở các khu du lịch trong nước.
Tính thamvặt không khó thay đổi. Tôi tin đây là quá trình
gặp nhiều khó khăn nhưng sẽ là xu hướng tất yếu của sự
phát triển xã hội, rất nhiềubài viết được chia sẻ trênmạng xã
hội nhưmột vị lãnh đạo sở bẻ hoa anh đào ởĐà Lạt, chuyện
một tài xế taxi hồn nhiên trộm bốn chậu cây cảnh của một
chủ hộ tạiTPVinh (Nghệ An)…đã giúpmỗi người nhìn thấu
tính tham vặt của mình (nếu có) để thay đổi.
Du khách
HOÀNG THỊ THẢO
(Thôn 9, Liên Đầm,
Di Linh, Lâm Đồng)
Thói xấu người đô thị - Bài 4
Một chủ khách
sạn đã đăng chia
sẻ của mình trong
một group cộng
đồng than phiền
những khách cực kỳ
vô trách nhiệm, có
khách còn chôm đồ
khách sạn như khăn
tắm, hộp đựng giấy,
muỗng…mang về.
Anh Thái Quang Vinh đang nóng lòng tìm lại chiếc ô tô
củamình. Ảnh: ĐÀOTRANG
Chia buồn
Được tin:
Đặng Thị Huệ
, sinh năm 1962, là thân mẫu của
chị Mai Ngọc Bé - nhân viên phòng Kỹ thuật báo
Pháp
Luật TP.HCM
, đã từ trần lúc 22 giờ 30 phút ngày 1-8-
2018 (nhằm ngày 20 tháng 6 năm Mậu Tuất), hưởng
dương 57 tuổi.
Linh cữu quàn tại tư gia: Xóm 9, xã Cao Sơn, huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Lễ phúng viếng từ 7 giờ ngày
2-8-2018, đưa tang vào lúc 13 giờ 30 cùng ngày. An
táng tại Nghĩa trangRúChùa, xóm9, xã Cao Sơn, huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Ban Biên tập báo
Pháp Luật TP.HCM
thành kính phân
ưu cùng gia đình.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook