176-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu3-8-2018
Các bị cáo tại
tòa và niềm
vui cùng luật
sư trong ngày
được tuyên
vô tội.
Ảnh: N.NGA
LTS:
Phó Chánh ánTANDTối cao
NguyễnTrí Tuệ vừa ký quyết định
kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm
ngày 1-6 của TAND tỉnhKonTum tuyên
nămcông dân không phạm tội trộm
cắp tài sản. Kháng nghị này đề nghị Ủy
banThẩmphánTANDCấp cao tại Đà
Nẵng xét xử giámđốc thẩmhủy án phúc
thẩmvà giữ nguyên bản án sơ thẩmcủa
TANDhuyệnĐắkHà tuyên các bị cáo
phạm tội trộmcắp tài sản.
Pháp Luật TP.HCM
giới thiệu bài phân
tích của TS
PhanAnhTuấn
, Trưởng
bộmôn Luật hình sự, TrườngĐHLuật
TP.HCM.
Kháng nghị vụ
5 người được
tuyên vô tội là
thiếu căn cứ
Chuyên gia khẳng định việc TANDTối cao kháng
nghị theo hướng các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản
là không có cơ sở.
TSPHANANHTUẤN
T
AND Tối cao đã kháng nghị
vì cho rằng bản án phúc thẩm
có sai lầm nghiêm trọng trong
việc áp dụng pháp luật theo khoản
3 Điều 371 BLTTHS năm 2015.
Bản án sơ thẩm và quyết định
(QĐ) kháng nghị đều cho rằng cây
gỗ trắc nêu trên đã bị chết là đối
tượng tác động của tội trộm cắp
tài sản. Vì thế, việc thống nhất thế
nào là đối tượng tác động của các
tội xâm phạm sở hữu là then chốt
để giải quyết vụ án.
Hiểu rõ vấn đề mấu chốt
Theo Điều 105 BLDS 2015 thì tài
sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá
và cácquyền tài sản.Tuynhiên, không
phải tài sản nào cũng là đối tượng tác
động của các tội xâmphạmsởhữu.Ví
dụ giấy tờ có giá hữu danh, quyền tài
sản như quyền tác giả, quyền sử dụng
đất…khôngphải làđối tượng tácđộng
của các tội xâmphạmsở hữu. Thực tế
hành vi xâmphạmquyền tác giả sẽ bị
xử lý về tội xâm phạm quyền tác giả.
Tương tự, đối với vật, không phải
vật nào cũng là đối tượng tác động của
các tội xâmphạm sở hữu. Nó phải có
đặc điểm là vật có thực và phải là sản
phẩm lao động của con người (nhằm
bảo vệ công sức lao động). Các hành
vi chiếm đoạt tài sản trong các tội
xâm phạm sở hữu thực chất là hành
vi chiếmđoạt giá trị sức lao động của
con người. Đây làmột đặc điểmquan
trọng để xác định một vật có phải là
đối tượng tác động của các tội xâm
phạm sở hữu hay không.
Vật chưa có sự đầu tư sức lao động
của con người thì không phải là đối
tượng tác động của các tội xâmphạm
sở hữu (mặc dù nó là tài sản theo quy
định của pháp luật dân sự). Hành vi
xâm phạm tài sản như khoáng sản,
tài nguyên rừng… sẽ không bị xử lý
về các tội xâm phạm sở hữu, mà có
thể là đối tượng tác động của các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các
tội phạm về môi trường…
Bản án phúc thẩm
không có “sai lầm
nghiêm trọng trong việc
áp dụng pháp luật” như
nhận định của QĐ giám
đốc thẩm.
Căn cứ kháng nghị của TAND Tối cao
Phần xét thấy của QĐ kháng nghị giám đốc thẩm nêu: “Rừng đặc dụng
Đắk Uy là rừng tự nhiên và cây gỗ trắc đã chết khô vẫn là tài sản của Nhà
nước và Nhà nước đã giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng Đắk Uy quản lý,
bảo vệ.Tại thời điểmcác bị cáo cưa hạ, cây gỗ trắc nêu trên đã bị chết nhưng
vẫn có giá trị (theo kết luận định giá tài sản thì lóng gỗ trắcmà các bị cáo lấy
trộm có chiều dài 2,07 m, đường kính 27,5 cm, có giá trị 19.680.000 đồng).
Do đó, tòa án cấp sơ thẩm kết án Lê Quốc Khánh, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn
Văn Thụ, Nguyễn Ngọc Bình và Phan Tiến Dũng về tội trộm cắp tài sản là có
căn cứ, đúng pháp luật”.
“Tòa án cấp phúc thẩm nhận định
:
“Toàn bộ cây rừng tại rừng đặc dụng
Đắk Uy là cây gỗ tự nhiên, trong các năm qua, không được bất cứ cơ quan
có thẩm quyền nào cho phép khai thác, tận thu, không được giao cho bất
cứ cơ quan nào sử dụng, định đoạt. Lóng gỗ trắc mà các bị cáo đã chiếm
đoạt không được coi là tài sản của Ban quản lý rừng đặc dụng Đắk Uy hay
của bất cứ cơ quan, tổ chức cụ thể nào”, nên không xử lý về tội trộm cắp tài
sản là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Vì vậy, tòa phúc
thẩm tuyên bố các bị cáo không phạm tội trộm cắp tài sản là không đúng
pháp luật”.
Nội dung vụ án
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã nhiều lần phản ánh, Phan Tiến Dũng là kiểm
lâm của Ban quản lý rừng đặc dụng Đắk Uy. Tháng 4-2016, Lê Quốc Khánh
xin Dũng vào rừng Đắk Uy cưa lấy gỗ trắc khô. Cả nể việc Khánh thường tìm
thuê người làm cà phê giúp mình nên Dũng đồng ý. Hôm sau, Khánh cùng
ba người khác vào rừng cưa cây gỗ trắc đã chết khô thì bị phát hiện. Riêng
khúc gỗ mà các bị cáo lấy chỉ 0,123 m
3
, trị giá hơn 19 triệu đồng.
Tháng 9-2016, TAND huyện Đắk Hà đã tuyên phạt các bị cáo 12-15 tháng
tù về tội trộm cắp tài sản. Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan. Tháng
3-2017,TAND tỉnh KonTumđã hủy bản án sơ thẩm. Xử sơ thẩm lần hai,TAND
huyện vẫn phạt về tội trộm cắp tài sản. Ngày 1-6 vừa qua, TAND tỉnh Kon
Tum xử phúc thẩm lần hai, tuyên các bị cáo không phạm tội.
Trước thông tin vụ án bị kháng nghị, nhiều chuyên gia pháp luật tỏ ra khá
bất ngờ vì bản án phúc thẩmđược đánh giá là thuyết phục, đúng pháp luật.
Ví dụ, trong BLHS 2015 quy định
hành vi khai thác trái phép tài nguyên
(tài sản công chưa có sựđầu tư sức lao
động của con người) như cát, than thì
có thể bị xử lý về tội vi phạmquy định
về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài
nguyên. Ngược lại, nếu lấy trộm than
đã khai thác của một công ty than thì
có thể bị xử lý về tội trộm cắp tài sản.
Việc đốt, phá rừng (loại tài sản công
dưới dạng tài nguyên) trái phép thì
có thể bị xử lý về tội hủy hoại rừng.
Ngược lại, nếu đốt, phá rừng trồng để
kinh doanh thì có thể bị xử lý về tội
hủy hoại tài sản.
Giữa lý luận và quy định pháp luật
là thống nhất từ trước đến nay chứ
không phải bây giờ mới đặt ra. Trên
cơ sởấy,Thông tư liên tịch số19/2007
giữaBộNN&PTNT-BộTưpháp-Bộ
Công an - VKSND Tối cao - TAND
Tối cao (hướng dẫn một số điều của
BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản) cũng thể hiện nội dung này.
Theo hướng dẫn tạiMục IV.1.1.2.b
của Thông tư liên tịch số 19/2007 thì
chỉ có thể xử lý tại Chương XIVCác
tội xâmphạm sở hữu (trong đó có tội
trộm cắp tài sản) khi cây gỗ trắc mà
các bị cáo cưa thuộc rừng trồng hoặc
rừng khoanh nuôi tái sinh. Như vậy,
đối tượng của các tội xâm phạm sở
hữu chỉ có thể là những tài sản có sự
đầu tư sức lao động của con người.
Án phúc thẩm không
sai lầm nghiêm trọng
Tại QĐkháng nghị giámđốc thẩm
nhận định: “Rừng đặc dụng Đắk Uy
là rừng tự nhiên và cây gỗ trắc đã chết
khô vẫn là tài sản của Nhà nước và
Nhà nước đã giao cho Ban quản lý
rừng đặc dụng Đắk Uy quản lý, bảo
vệ. Tại thời điểm các bị cáo cưa hạ,
cây gỗ trắc nêu trên đã bị chết nhưng
vẫn có giá trị (theo kết luận định giá
tài sản thì lóng gỗ trắc mà các bị cáo
lấy trộm có chiều dài 2,07 m, đường
kính 27,5 cm, có giá trị 19.680.000
đồng)”.
Như vậy, QĐkháng nghị giámđốc
thẩmcũngđã thừa nhận câygỗ trắc đã
chếtkhôlàtàisảnchưacósựđầutưsức
lao động của con người bởi vì “rừng
đặc dụng Đắk Uy là rừng tự nhiên”.
QĐ cho rằng cây gỗ trắc đã chết
khô vẫn là tài sản của Nhà nước và
Nhà nước đã giao cho Ban quản lý
rừng đặc dụng Đắk Uy quản lý, bảo
vệ
là đúng. Bởi Điều 53 Hiến pháp
2013 quy định tài sản của Nhà nước
là: “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu
tư, quản lý là tài sản công thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Tuynhiên, cầnphải khẳngđịnhđây
là tài sản thuộc sởhữunhànướcnhưng
chưa có sự đầu tư sức lao động của
con người với lý do “rừng đặc dụng
Đắk Uy là rừng tự nhiên”.
Việctòaphúcthẩmnhậnđịnh:“Toàn
bộ cây rừng tại rừngđặc dụngĐắkUy
là cây gỗ tự nhiên, trong các nămqua,
không được bất cứ cơ quan có thẩm
quyền nào cho phép khai thác, tận thu,
không được giao cho bất cứ cơ quan
nào sử dụng, định đoạt. Lóng gỗ trắc
mà các bị cáo đã chiếm đoạt không
được coi là tài sản của ban quản lý
rừng hay của bất cứ cơ quan, tổ chức
cụ thể nào” là không đúng. Bởi vì cây
gỗ trắc trong rừng đặc dụng Đắk Uy
(rừng tự nhiên) là tài nguyên thuộc tài
sản công do Nhà nước quản lý theo
Điều 53 Hiến pháp 2013.
Tómlại,câygỗtrắcđãchếtkhôtrong
rừngtựnhiênĐắkUylàtàisảncôngdo
Nhà nước quản lý. Tuy là tài sản công
nhưng nó không có sự đầu tư sức lao
động của con người nên không phải
là đối tượng tác động của các tội xâm
phạm sở hữu. Điều đó cũng có nghĩa
là các bị cáo trong vụ án này không
phạm tội trộm cắp tài sản như bản án
phúc thẩm đã tuyên.
Hay nói cách khác, bản án phúc
thẩmkhông có “sai lầmnghiêmtrọng
trong việc áp dụng pháp luật” như
nhận định của QĐ giám đốc thẩm.
Vì thế không có căn cứ để kháng
nghị theo thủ tục giámđốc thẩm theo
khoản 3 Điều 371 BLTTHS 2015.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook