14
Sổ tay
Thể thao -
ThứHai 6-8-2018
VĐVchủnhàAsiad sợ…hứa lèo
CÔNG TUẤN
Đ
ạ i hộ i VFF nh i ệm
kỳ VIII chưa diễn ra
nhưng đã chắc chắn có
tân chủ tịch vì chỉ có mỗi
Thứ trưởng Lê Khánh Hải
ứng cử. Hai ứng viên cuối
cùng là giám đốc Khu liên
hợp thể thao quốc gia Mỹ
Đình, ông Cấn Văn Nghĩa,
nộp đơn xin rút vì “không
tranh chức với cấp trên”. Còn
nguyên Phó Chủ tịch VPF
Nguyễn Công Khế không
ứng cử do bận việc.
Sau gần năm tháng lấy ý
kiến thành viên giới thiệu ba
lần, chức danh chủ tịch VFF
khóa mới tưởng khó tìm nhất
ai ngờ lại dễ dàng nhất. Từ
bản danh sách có đến năm
cái tên, giờ chót bốn nhân
vật xin rút vì nhiều nguyên
nhân. Tuy nhiên, ai cũng thấy
rõ vấn đề chủ yếu là không
thể tranh phiếu bầu với người
đến từ Bộ VH-TT&DL, lại
còn mang hàm cấp trên, bởi
nếu ứng viên đã bận thì bận
ngay từ đầu xin rút tên rồi.
Thực chất Thứ trưởng Lê
KhánhHải từ lâu đã nói không
ra tranh cử ghế chủ tịch VFF
khóa VII do công tác quản lý
chung các ngành văn hóa, thể
thao, du lịch nên nhắm sẽ
thiếu thời gian và không thể
quán xuyến sâu sát chỉ riêng
mảng bóng đá. Bất ngờ vào
phút 89, ông gật đầu.
Người trong cuộc rất mong
muốn các ứng viên cho ghế
cao nhất VFF tranh cử một
cách sòng phẳng và thuyết
phục với chương trình hành
động cụ thể giúp bóng đáViệt
Namphát triển nhưng rốt cuộc
nó không xảy ra. Điều này
cũng cho thấy lối mòn xưa
cũ trong việc bầu bán ở VFF,
đặc biệt vị trí đứng đầu luôn
một mình một ngựa về đích.
Bốn năm trước, ông Lê
Hùng Dũng từng rất hào
hứng với dự kiến thuyết minh
phương án vực dậy làng bóng
khi có những đối thủ khác
cùng có những đề án và lộ
trình cụ thể. Thế nhưng ông
Dũng cuối cùng không mất
chút công sức nào để tranh
cử chiếc ghế quyền lực nhất
của bóng đá Việt Nam vì ứng
viên Lê Khánh Hải rút lui vào
giờ chót.
Trước đó, trong cuộc tranh
cử chủ tịch VFF ở khóa V có
hai ứng viên và người chiến
thắng là Phó Chủ nhiệm Ủy
banTDTTNguyễnTrọngHỷ.
Nhiệm kỳ tiếp theo, chẳng
còn ai hào hứng ra tranh cử
vì biết chắc sẽ… thua khi ông
Hỷ tiếp tục ra ứng cử trong
vai trò khác là thứ trưởng
Bộ VH-TT&DL. Tương tự,
các thời chủ tịch VFF ra ứng
cử do điều động xuống như
Trịnh Ngọc Chữ, Mai Văn
Muôn, Hồ Đức Việt, Mai
Liêm Trực,… đều an toàn
về đích.
Khi “người nhà nước” được
cấp trên giới thiệu ra tranh cử
ghế cao nhất tổ chức xã hội
nghề nghiệp VFF, bóng đá
Việt Nam chưa có một cuộc
cạnh tranh nào sòng phẳng
và gay cấn cả.•
VFF khóamới có
một ứng cử chức
danh chủ tịch
nên không cần
bỏ phiếu.
Ảnh:
QUANGTHẮNG
Sợ thiếu thời gian
Nhữnggì người tanhớvề tânChủ tịchVFFkhóaVII LêHùng
Dũng là khi tuyên bố nhậm chức rằngmỗi năm sẽmang về
381 tỉ đồng cho bóng đá nhưng chẳng ai thấy đâu. Trong
nhiệm kỳ của mình, doanh nhân Lê Hùng Dũng không có
phát kiến ấn tượng chobóngđáViệt Nam, không chỉ do hơn
nửa số thời gian dưỡng bệnhmà còn gây ra nhiều sóng gió
như việc giao quyền hành vào cấp phóTrần Quốc Tuấn làm
thường trực sai nguyên tắc. Điều mà một ủy viên ban chấp
hànhmỉamaiVFF giống công tyTNHHhai thành viên. Chính
vì thiếu thời gian nên bầu Đức với tư cách phó chủ tịch VFF
tiết lộ mỗi năm VFF khóa VII chỉ họp có hai lần, mỗi lần 15
phút thì làm gì được. Hy vọng VFF nhiệm kỳ mới không đi
vào vết xe đổ của các tiền nhiệm, dù nguy cơ tân chủ tịch
kiêm nhiệm sẽ thiếu thời gian là có thật.
TT
Lốimònbầu bán ở VFF
Sau khiThứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê KhánhHải chấp nhận ra
tranh cử chức danh chủ tịch VFF, hai ứng viên còn sót lại bỗng dưng
xin rút tên vì nhiều lý do khác nhau, làmmất đi tính cạnh tranh.
Người trong cuộc
rất mong muốn các
ứng viên cho ghế
cao nhất VFF tranh
cử một cách sòng
phẳng và thuyết
phục với chương
trình hành động cụ
thể giúp bóng đá
Việt Nam phát triển
nhưng rốt cuộc nó
không xảy ra.
Eki bỏ tiền túi sangMalaysia dự SEAGames 29 và đoạt HCV
nội dung némbúa. Ảnh: Jakartapost
Hết thời củadoanh
nhânđứngđầunền
bóngđá…
Bóng đá Việt Nam có những ông bầu, doanh nhân
như ông Đỗ Quang Hiển (Tập đoàn T&T), ông Trần Đình
Long (Hòa Phát) hay ông Đoàn Nguyên Đức (HA Gia
Lai)... từ lâu đã nhất quyết nói không với ghế chủ tịch
VFF. Bên cạnh việc quá bận với công việc kinh doanh,
không đủ thời gian vắt óc suy nghĩ hướng phát triển
cho bóng đá nước nhà, họ cũng ngại ngùng gia nhập
một tổ chức xã hội có những mối quan hệ phức tạp. Nó
dẫn đến đánh giá chung của ứng viên Cấn Văn Nghĩa
về VFF rằng “trong suốt nhiệm kỳ VII và thời gian vừa
qua đã xảy ra quá nhiều tồn tại, bất cập”.
Khi lên ngồi ghế chủ tịch VFF, tất cả đều phải chấp
nhận bị soi tứ phía. Có người chán nản, người đổ bệnh,
người không có nhiều thời gian,… để làm việc theo quy
tắc chung ở mỗi kỳ đại hội thường niên sẽ chọn người
khác lên thay nhưng chưa bao giờ xảy ra điều này cả.
Sau thời của doanh nhân Lê Hùng Dũng làm chủ tịch
VFF, bóng đá lại chịu sự đảm trách của người từ cơ quan
quản lý.
Với bốn ứng viên khác rút lui, giờ chót chỉ còn mỗi thứ
trưởng Bộ VH-TT&DL ứng cử và mặc nhiên ông Lê Khánh
Hải đã ngồi vào ghế chủ tịch VFF nhiệm kỳ mới. Trong bối
cảnh bóng đá Việt Nam còn nhiều bất cập như hiện nay,
ông Hải có nhiều thuận lợi khi đứng mũi chịu sào.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã nhiều năm theo dõi và
quản lý tình hình thể thao nước nhà, đặc biệt là bóng
đá. Ông ngồi vào ghế chủ tịch VFF cũng là hợp lý. Trong
những cuộc họp trước đây, ông từng có nhiều chất vấn
lãnh đạo VFF rất thẳng thắn và đúng đắn về nhiều mặt
còn tồn tại.
Vấn đề của Thứ trưởng - tân Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải
là cách thể hiện như thế nào khi nhận lời dẫn dắt đời sống
bóng đá Việt Nam vốn có lắm phức tạp, ngóc ngách phe
cánh rắc rối.
Mong cho VFF thời kỳ mới có tân thuyền trưởng tâm
huyết sẽ lèo lái con tàu đi vào quỹ đạo một cách hết mình,
quyết liệt, chuyên nghiệp và đúng nghĩa phụng sự cho
bóng đá Việt Nam.
TẤN PHƯỚC
BầuĐức với tưcáchphóchủ tịchVFFgópcông lớn trong
sự thànhcôngcủa thầy tròôngPark với chứcáquânU-23
châuÁ. Ảnh: CT
Rất nhiều VĐV Indonesia đã tung thông tin không thi
đấu hết mình nếu như việc hứa thưởng của lãnh đạo bị…
quên hoặc cù cưa cả năm không chịu trả thưởng. Bộ Thể
thao-Thanh niên Indonesia lo lắng trấn an các VĐV hãy
cứ “cháy” hết mình, tiền thưởng sẽ vào tài khoản ngay.
Chủ nhà Asiad 18 Indonesia đã nêu quyết tâm xếp
hạng toàn đoàn cao. Cùng với đó, chủ tịch Ủy ban
Olympic Indonesia, tỉ phú Erick Thohir, hứa thưởng
mỗi HCV Asiad 18 có giá 1,5 tỉ rupiah (khoảng 100.000
USD), cả HCV đồng đội thì mỗi cá nhân vẫn nhận
thưởng 100.000 USD.
Tuy nhiên, thông tin hành lang những ngày qua có nhiều
đội thể thao Indonesia không tin tưởng, buộc Bộ Thể thao-
Thanh niên cũng như Ủy ban Olympic nước này hứa hẹn
bằng văn bản. Ngược lại, họ sẽ không thi đấu hết mình.
Căn nguyên của câu chuyện này xuất hiện ở SEA
Games 29 vừa qua. Nhiều VĐV Indonesia đoạt HCV bị
chậm thưởng cả một năm, thưởng thiếu tiền không như
lời hứa và sót lọt quá nhiều. Có một trường hợp đáng chú
ý nhất là VĐV Eki Febri Ekawati, chơi nội dung ném búa
của môn điền kinh. Cô không được tuyển chọn vào đoàn
dự SEA Games 29 nhưng tự tin vào khả năng thành tích
cao của mình, thế là Eki tự túc bỏ tiền túi từ ăn ở khách
sạn, chi phí vé máy bay, đi lại… sang Malaysia tham dự.
Cô đoạt HCV cho đoàn Indonesia mà khi về nước, Eki
chẳng được thưởng đồng nào. Gần suốt một năm, báo
chí Indonesia lên tiếng đấu tranh quyết liệt, Eki mới có
thưởng như bao VĐV khác.
Trước làn sóng VĐV dọa không chơi hết sức, Trưởng
đoàn thể thao Indonesia, tướng Syafruddin, nói với báo
chí rằng họ cần thi đấu để có thành tích tốt nhất, có huy
chương là tiền vào tài khoản ngay.
DUY ÂN