178-2018 - page 9

9
TP.HCM có cần quản lý
xe đạp điện?
Sau khi TPHà Nội đề xuất nên quản lý xe đạp điện như xe máy,
các chuyên gia cho rằng ở TP.HCMđiều này chưa cần thiết.
KIÊNCƯỜNG- TRƯỜNGNGÂN
K
hông khói bụi, không
cần đăng ký hay bằng
lái, rẻ và tốc độ tương
đối nhanh, đó là lý do nhiều
người quyết định mua và sử
dụng xe đạp điện. Thực tế
cho thấy những năm gần đây
xe đạp điện trở thành phương
tiện phổ biến của thanh thiếu
niên, học sinh…, đã kéo theo
sự lo lắng về độ an toàn khi
tham gia giao thông.
Phụ huynh ủng hộ
quản lý
Do đó khi có thông tinTPHà
Nội vừa kiến nghị lên Chính
phủ về việc sửa đổi và hoàn
thiện một số quy định về quản
lýphương tiệngiao thôngđường
bộ, trong đó có đề xuất quản lý
xe đạp điện tương tự xe máy,
vụ việc đã nhận được sự quan
tâm của phụ huynh, học sinh
và các chuyên gia ở TP.HCM.
Chiasẻvới
PhápLuậtTP.HCM,
chị Hồng Ánh, ngụ quận Bình
Thạnh, có con sử dụng xe đạp
điện, cho hay: “Ngày nào tôi
cũng phải dặn dò cháu không
được vượt ẩu, dàn hàng nhưng
vẫn không yên tâm. Tôi thấy
nếu thắt chặt quản lý xe đạp
điện bằng biện pháp có đăng
ký và bằng lái như xe máy sẽ
có tính răn đe hơn”.
ChịLanHương,ngụquậnThủ
Đức, lại có ý kiến khác: “Tôi
ủng hộ là nên quản lý nhưng
hình thức giống xe máy dưới
50 phân khối, tức là vẫn đăng
ký nhưng không cần bằng lái.
Nếu bắt các em phải thi bằng
lái thì hơi quá sức. Chưa kể
tổ chức thi là cả một vấn đề”.
Trong khi đó, emMinhAnh,
học sinh ở quận 10, tỏ ra khá
lo lắng trước thông tin này:
“Cha mẹ mua xe đạp điện
cho em để đi học vì không
cần bằng lái và dễ sử dụng.
Giờ nếu phải thi lấy bằng em
thấy rất áp lực”.
Chưa cần quản lý?
“Theo tôi thì không nên
quản lý bởi hiện nay nội đô
TP.HCM đường sá chật chội
lắm, xe đạp điện không chạy
tốc độ cao được. Ngoài ra, học
sinh giờ thích chạy xe máy 50
phân khối nhiều hơn. Tôi thấy
xe đạp điện ở TP.HCM ít phát
triển nên câu chuyện quản lý
chắc cũng chưa cần nghĩ đến”
- ôngVũ Thanh Lưu, Phó Chủ
tịch Ủy ban MTTQViệt Nam
TP.HCM, chia sẻ.
Đại diện MTTQ TP.HCM
cho rằng xu hướng chung có
lẽ TP.HCM cũng không phát
triển xe đạp điện mạnh. Ngoài
ra, tai nạn liên quan đến xe
đạp điện hầu như không có.
Đồng tình, ôngNguyễnNgọc
Tường, Phó banAn toàn giao
thôngTP.HCM, khẳng định tai
nạn do nguyên nhân từ xe đạp
điện đã giảm phần lớn, chủ
yếu là va quẹt. Ý thức người
sử dụng loại phương tiện này
cũng tốt hơn trước nhiều.
“Về việc quản lý, theo tôi
chỉ nên theo dõi” - ông Tường
phân tích thêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia
đề nghị các cơ quan quản lý
cần quan tâm hơn đến nguồn
gốc và vấn đề an toàn xe đạp
điện. Nhất là mới đây trên
mạng xuất hiện clip quay lại
cảnh xe đạp điện đang sạc thì
phát nổ. Nhiều phụ huynh lo
ngại các xe đạp điện kém chất
lượng bán tràn lanmà không ai
quản lý có thể gây nguy hiểm
cho người sử dụng.•
Học sinh đi học
bằng xe đạp
điện ở TP.HCM.
Ảnh: MINHANH
Quản lý như xe thô sơ
Theo quy định, xe đạp điện có tốc độ không quá 25 km/
giờ, công suất không được quá 250 W, trọng lượng toàn bộ
xe không được quá 40 kg và có bàn đạp. Xe đạp điện hiện
được quản lý như xe thô sơ nên không cần đăng ký, không
cần bảo hiểm, người điều khiển không cần giấy phép lái xe
mà chỉ cần hiểu về Luật Giao thông đường bộ.
Xemáyđiện không cóbànđạp, công suất lớnhơn250W, tốc
độcaonhất có thểđến45km/giờ, côngsuất lớnnhất dưới 4kW.
Mô tô điện công suất lớn hơn 4 kW, tốc độ trên 45 km/giờ.
Theo Thông tư số 54/2015/TT-BCA bổ sung Thông tư số
15/2014/TT-BCA về đăng ký xe thì xe máy điện và mô tô điện
thuộc diện phải đăng ký để được cấp biển số.
Các nước quản lý xe đạp điện như thế nào?
Trung Quốc:
Quản lý xe đạp điện được áp dụng các quy
định như xe đạp, không cần bằng lái, đào tạo, bảo hiểm, thậm
chí là mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, một số TP tại Trung Quốc như
như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải đã cấm xe đạp điện
di chuyển ở các khu vực mua bán sầm uất. Hong Kong cấm
hoàn toàn xe đạp điện tại các khu vực công cộng.
Ấn Độ:
Xe đạp điện dưới 250 W và tốc độ không quá 25
km/giờ không cần giấy phép, còn vượt quá hai giới hạn trên
phải qua kiểm tra cấp phép.
Canada:
Giới hạnđộ tuổi được sửdụngxeđạpđiệnmỗi bang
mỗikhác.VídụởAlbertachỉcầntừ12tuổitrởlênnhưngởOntario
phảitừ16tuổi.CácbangởCanadacũngcóchínhsáchkhácnhau
về chuyện có cần bằng lái hay không. Chẳng hạn ở Manitoba,
muốn sử dụng xe đạp điện có động cơ với công suất từ 50 W
trở lên, người sử dụng phải từ 16 tuổi trở lên, có bằng lái hạng
5, vượt qua kỳ thi thị lực và một bài thi viết về luật giao thông.
NhưngOntario không yêu cầu người đi xe đạpđiện có bằng lái.
Mỹ:
Quốc gia có hệ thống quy định đa dạng. Người sử
dụng xe đạp điện ở nước này khi di chuyển đến bang khác
thường được khuyên hỏi ý kiến luật sư để không vô tình vi
phạm quy định nào đó.
Tiêu điểm
“Tôi thấy xe đạp điện
ở TP.HCM ít phát
triển nên câu chuyện
quản lý chắc cũng
chưa cần nghĩ đến…”
Ông
Vũ Thanh Lưu,
Phó
Chủ tịchỦy banMTTQVN
TP.HCM
Theo tôi, bất cứ phương tiện
nào khi đã thamgia giao thông
thì phải quản lý, kể cả xe đạp
điện. HiệnnayThông tư54/2015
của Bộ Công an có quy định về
việcđăngkýđối với xemáyđiện.
Nhưngđếnnayvẫncònrấtnhiều
xe máy điện không có giấy tờ,
biển số, gây khó cho việc quản
lý. Chưa kể không loại trừ tình
trạng xe kém chất lượng, trôi
nổi, không đảm bảo an toàn
khi tham gia giao thông. Bởi
vậy, dưới góc độ của CSGT, thiết
nghĩ nên có hình thức quản lý
cả xe đạp điện.
MộtđộitrưởngCSGTtrênđịabànTP.HCM
LÊ THOA
ghi
ĐồngNai sẽ xây cầu
Cát Lái vàonăm2020
Tỉnh Đồng Nai và TP.HCM vừa họp bàn về dự án
xây cầu Cát Lái nối quận 2, TP.HCM và huyện Nhơn
Trạch, Đồng Nai. Tại cuộc họp, hai bên đã thống nhất
Đồng Nai sẽ là đơn vị chủ trì trong việc đầu tư, xây
dựng cầu Cát Lái.
Ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Nai, cho biết dự án cầu Cát Lái có tính chất rất
quan trọng đối với Đồng Nai. Tỉnh sẽ dồn các nguồn
lực để triển khai làm cầu trong thời gian sớm nhất và
nhanh nhất.
Còn theo ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc
Sở GTVT TP.HCM, dự án cầu Cát Lái đem lại nhiều
lợi ích, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội
cho TP.HCM và TP rất muốn sớm làm công trình này
nhưng do đang khó khăn về nguồn kinh phí nên chưa
thể triển khai.
Theo phương án xây dựng mà tỉnh Đồng Nai đưa ra,
cầu Cát Lái có chiều dài gần 3.800 m, phần cầu chính
dài 650 m, kết cấu bằng dây văng hai trục tháp. Cầu
có tĩnh không thông thuyền 55 m, rộng gần 38 m, gồm
sáu làn xe cơ giới và ba làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi
bên 1,5 m. Tổng mức đầu tư gần 7.200 tỉ đồng. Dự
kiến khởi công vào năm 2020.
Để đẩy nhanh dự án cầu Cát Lái, tới đây ngành chức
năng Đồng Nai và TP.HCM sẽ tiếp tục có các cuộc trao
đổi, thống nhất các phương án xây dựng, giải phóng
mặt bằng. Hai năm trước, TP.HCM đã đề xuất xây cầu
Cát Lái với tổng kinh phí khoảng 5.700 tỉ đồng và đề
xuất này đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương.
Theo các chuyên gia giao thông, dự án cầu Cát Lái
không chỉ nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông qua
phà Cát Lái mà còn kích hoạt cho sự phát triển kinh
tế-xã hội ở hai bờ cầu nối hai địa phương. Các doanh
nghiệp bất động sản cũng hy vọng với việc xây cầu
Cát Lái, các dự án TP mới tại huyện Nhơn Trạch sẽ hồi
sinh sau nhiều năm ngưng trệ.
Q.AN
Thêm nhiều dự án nhà tái định cư
cho hộ dân ở quận 8
UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng tham
mưu việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục pháp lý
ba dự án nhà ở tại quận 8 gồm khu nhà ở xã hội tại 314
Âu Dương Lân, hai khu nhà ở tái định cư Trương Đình
Hội 2 và Trương Đình Hội 3 (đều do Công ty TNHH
MTV Dịch vụ công ích quận 8 làm chủ đầu tư) nhằm
sớm tạo quỹ nhà phục vụ chương trình chỉnh trang đô
thị, di dời, tái định cư cho các hộ ở trên và ven kênh
rạch trên địa bàn.
TP cũng chỉ đạo Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát việc
thực hiện dự án khu chung cư tái định cư An Sinh
(phường 4, do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích
quận 8 làm chủ đầu tư), dự án khu nhà ở xã hội Hưng
Phát tại 2225 Phạm Thế Hiển (phường 6, do Công ty
TNHH 276 Ngọc Long làm chủ đầu tư); đẩy nhanh
lựa chọn chủ đầu tư cho dự án khu nhà ở dọc rạch
Hiệp Ân (phường 5).
TP cũng cho biết sẽ xem xét thu hồi hai nhà, đất (số
2 Lương Văn Can và 1387 Bình Đông, tại phường 15)
liền kề với khu đất 338 Bình Đông (phường 15) để
hợp khối thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã
hội. Đồng thời đẩy nhanh các thủ tục pháp lý để triển
khai dự án khu nhà ở số 2A Rạch Lào (phường 15,
do Công ty TNHH Xây dựng - Kinh doanh nhà Phú
Nhuận làm chủ đầu tư) để đưa vào phục vụ tái định
cư trên địa bàn.
NT
Phối cảnh cầu Cát Lái. Ảnh: chinhphu.vn
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook