178-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 6-8-2018
đại phẫu!
mới, tính chất mới, yêu cầu
mới; nó hướng về tương lai,
người học cần phù hợp với
trường, ngành, bối cảnh cụ
thể, sau tốt nghiệp còn là sự
nghiệp cả đời.
.
Vậy có nghĩa là kết quả
kỳ thi THPT quốc gia không
đáng tin cậy để xét tuyển
ĐH-CĐ?
+ Ngay cả khi kỳ thi THPT
quốc gia là tốt, có giá trị và
độ tin cậy cao thì việc các
trường ĐH-CĐ chủ động xét
tuyển theo mục tiêu riêng của
mình cũng là việc cần phải
suy nghĩ. Ví dụ: Mấy năm
qua một trường ĐH đơn lĩnh
vực tại TP.HCMđã chủ động,
tích cực triển khai tuyển chọn
theo tổng điểm của ba yếu
tố, chứ không chỉ duy nhất
theo điểm của kỳ thi THPT
quốc gia.
Và hiện tại, sau nhiều năm
chuẩn bị cẩn trọng, có tính
khoa học cao, năm 2018 ĐH
Quốc gia TP.HCMđã tổ chức
kỳ thi đánh giá năng lực để
xét tuyển sinh viên vào học
tại các trường thành viên
của mình.
Việc tổ chức kỳ thi đánh
giá năng lực mang tính toàn
diện với mục tiêu là tuyển lựa
được các sinh viên có kiến
thức, kỹ năng cơ bản, năng
lực để học 4-5 năm tới trong
môi trường ĐH, xa hơn là
hướng đến đạt chuẩn đầu ra
của từng chương trình đào
tạo. Đề thi gồm ba phần,
đánh giá về năng lực sử dụng
ngôn ngữ, năng lực mang
tính khoa học (toán học, tư
duy logic, phân tích) và năng
lực giải quyết vấn đề có gắn
với thực tiễn.
Năm nay chỉ tiêu dựa vào
kết quả kỳ thi THPT quốc
gia chiếm 2/3 nhưng tôi cho
rằng lộ trình của ĐH Quốc
gia TP.HCM trong thời gian
tới sẽ tăng dần chỉ tiêu xét
tuyển bằng kỳ thi năng lực,
phần xét tuyển dựa vào kết
quả thi THPT quốc gia sẽ
giảm dần.
Các ĐH-CĐ nên liên kết
để tự chủ tuyển sinh
. Luật Giáo dục ĐH cho
phép các trường ĐH tự chủ,
vậy tại sao các trường không
tự chủ tuyển sinh mà vẫn phải
dựa vào kết quả kỳ thi THPT
quốc gia, thưa ông?
+Trong nhiều năm qua, Bộ
GD&ĐT chủ trì tổ chức kỳ
thi tuyển sinh ĐH, sau đó là
kỳ thi THPT quốc gia, nhìn
chung các kỳ thi vẫn đáp
ứng được phần lớn nhu cầu
chất lượng về sinh viên của
các trường.
Về phương thức tự tổ chức
thi tại các trườngĐHđể tuyển
sinh hiện tồn tại nhiều vấn
đề. Không phải các trường
muốn là có thể làm, vì nó phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, chủ
quan cũng như khách quan.
Không phải trường nào cũng
đủ nhân lực, kinh nghiệm và
chi phí để tổ chức kỳ thi riêng
đó. Và cũng không nhất thiết
mỗi trường đều phải tổ chức
kỳ thi riêng cho mình. Nhưng
không phải vì khó mà không
làm, vì vấn đề tự chủ tuyển
sinh đối với các trường là cần
thiết, mang tầm nhìn xa trong
bối cảnh hiện tại.
Với các trường, muốn chủ
động tuyển sinh nhưng chưa
đủ khả năng tổ chức kỳ thi
Việc khởi tố, bắt
giam nhiều cán
bộ ở cả ba tỉnh Hà
Giang, Sơn La
và Hòa Bình cho
thấy tính chất rất
nghiêm trọng của
vụ việc, không thể
xem đây chỉ là
trường hợp cá biệt.
riêng thì có thể liên kết với
nhau tạo thành một khối sử
dụng kết quả kỳ thi chung. Các
trường có thể liên kết với ĐH
Quốc gia TP.HCM cùng chia
sẻ kết quả thi năng lực - tôi
tin là kỳ thi này sẽ được đánh
giá khá tốt, dù năm 2018 là
năm đầu tiên tổ chức kỳ sát
hạch này. Các trường cũng có
thể tham khảo hoặc học hỏi
một vài trường đã triển khai
những sáng kiến mới trong
công tác tuyển sinh.
Nhưng làm gì thì làm, các
trường vẫn cần bám sát mục
tiêu, đó là tuyển chọn được
đúng sinh viên phù hợp với
bối cảnh đào tạo tại trường
mình. Các trường nên làm, vì
điều đó ảnh hưởng đến chất
lượng, thương hiệu cũng như
sự phát triển bền vững của
trường, bên cạnh việc thực
hiện Luật Giáo dục ĐH.
. Theo ông, để có thể tự
chủ về nguồn tuyển sinh cũng
như đảm bảo chất lượng dạy
và học, các trường ĐH-CĐ
nên làm gì?
+ Thứ nhất, các trường cần
phải tăng cường công tác
truyền thông, có chính sách,
chiến lược trong tuyển sinh
để thương hiệu trường được
phổ biến rộng rãi, thu hút
người học. Thứ hai, cần có
những biện pháp mang tính
kỹ thuật như phối hợp trường
lớn trong tuyển sinh, đánh giá
hiệu quả của các phương thức
tuyển sinh.
Thứba,muốn tuyển sinh tốt,
chất lượng tốt thì biện pháp
căn cơ, lâu dài, bền vững là
phải đảm bảo chất lượng thật
của từng trường; xây dựng
được hệ thống đảm bảo chất
lượng bên trong, tham gia
các hoạt động đảm bảo bên
ngoài (như kiểm định chất
lượng cấp trường, cấp chương
trình, tham gia xếp hạng/xếp
loại quốc tế…).
.
Xin cám ơn ông. •
những trường hợp lãnh đạo
tỉnh chỉ nói đơn giản “làm
sao năm nay phải cải thiện
thứ hạng thi cử hơn năm
trước đấy nhá...”. Hoặc đại
khái “sao
tỉnh A, B
cũng như
mình lại
có kết
quả cao
hơn…”...
Cần
phải cải
tiến làm
sao cho
tốt nhất,
hạn chế
thấp
nhất tiêu cực và xử lý thật nghiêm tiêu cực để làm
gương cho những người khác.
Thi cử sẽ thay đổi theo lộ trình
Từ tất cả điểm yếu và mạnh của thi cử qua các thời kỳ,
trong quá trình soạn chương trình mới, ban soạn thảo đã
tập trung rất nhiều vào mục tiêu phát triển năng lực cho
học sinh chứ không hoàn toàn chỉ bổ sung kiến thức.
Theo chương trình mới này, thí sinh thi bằng năng lực và
thực hành, hạn chế được việc thầy cô nhồi nhét các bài học
cho học sinh. Và cũng trong chương trình mới, ban soạn
thảo có đề xuất xét tốt nghiệp ở khối THPT và trường đại
học tự tổ chức tuyển sinh. Khi đưa ý kiến này ra, hội đồng
thẩm định ủng hộ rất nhiều. Thế nhưng do Luật Giáo dục
vẫn quy định là phải thi tốt nghiệp, do đó không thể thực
hiện được mà phải chờ khi có thay đổi ở luật.
Xã hội chúng ta rất khác, họ mặc định không vào được
đại học là không thể làm được việc khác, cả về tâm lý
cơ quan quản lý và người dân, có bằng đại học vẫn hơn
những người không có bằng đại học, dù làm ở bộ phận
nào đi chăng nữa.
Khi sang Hy Lạp, tôi thấy học sinh ở đây nói tiếng Anh
rất giỏi nhưng trong thời khóa biểu các em này chỉ học
ba, bốn tiết Anh văn/tuần. Hỏi, các thầy cô nói giáo viên
ở trường chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, các em tự học
ở ngoài, một là đến các trung tâm tiếng Anh, hai là đọc
báo, nghe đài hoặc đăng ký làm bồi bàn, hướng dẫn viên
du lịch. Lúc đó tôi mới thấy học sinh Việt Nam và học
sinh nước ngoài có nhiều điểm khác nhau. Học sinh Hy
Lạp không quan trọng điểm 9, 10 mà quan trọng là học
xong có đi làm được hay không. Còn học sinh Việt Nam
mình rất thụ động, cha mẹ lùa đi học thì đi, đua nhau vào
trường điểm chứ không chú trọng vào năng lực thực.
Do đó, ngoài đổi mới thi cử, cần phải giáo dục cho học
sinh mục tiêu học tập và vận động xã hội chia sẻ mục tiêu
này. Năm 2020, chương trình THPT mới sẽ được áp dụng
và thi cử sẽ có thay đổi theo lộ trình. Việc giao cho trường
đại học là chính hay giao cho địa phương cũng cần phải
cân nhắc thật kỹ lưỡng, miễn sao tạo được sự công bằng
cho thí sinh.
HÀ PHƯỢNG
ghi
(*)
GS Nguyễn Minh Thuyết là tổng chủ biên chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
GSNguyễnMinh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể. Ảnh: HÀ PHƯỢNG
Cải tiếnhaybỏ thiTHPTquốcgia?
Những lỗ hổng dẫn đến tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi có
cách nào bít lại…Đó là trăn trở của nhiều chuyên gia tâm huyết với giáo
dục nước nhà.
Quét bài làm ngay khi thí sinh nộp bài
Về việc bỏ kỳ thi THPT
quốcgia, theođúngLuật
Giáo dục hiện nay thì
không thể bỏ được.
Khi giaoviệc chủ trì thi
chođịaphương,lãnhđạo
Bộ GD&ĐT đã cân nhắc
rất kỹ lưỡng. Ban đầu Bộ
cũng xác định được có thể xảy ra vấn đề ở hai
khâu, đó là coi thi và chấm thi. Do đó, Bộ đã
tăng cường công tác coi thi, tăng cường giám
thị ĐH về thanh tra.
Ở khâu chấm thi chúng ta đã làm rất tốt từ
khi làm ba chung. Vì vậy, khi Bộ đưa ra ý kiến
có nên tăng cường gì không thì các nơi cho
rằng không, mọi thứ đã ổn định và khá tốt.
Trong kỳ thi năm tới, chúng ta nên tiếp tục
phát huy điểmmạnh ở phần coi thi đã làm rất
tốt. Vấn đề nằm ở phần chấm thi. Năm tới,
chúng ta nên ngăn chặn tiêu cực bằng cách
quét bài làm ngay sau khi thí sinh nộp bài và
gửi bản gốc về Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, cần
có ngân hàng đề thi đủ lớn để mỗi thí sinh
cómột bài thi riêng và về lâu dài là hướng tới
cho thí sinh thi trên máy tính.
GS
BÙI VĂN GA
,
nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Để các trường THPT tự xét tốt nghiệp
Nếu thi THPT mà tỉ lệ
đậu cao hơn 98% thì tôi
nghĩnêngiaochotrường
xét duyệt đỡ tốn chi phí.
Còn việc tuyển sinh ĐH,
đơn giản nhất thì cứ để
ĐH có quyền tự chủ xét
tuyển. Nếu cómột bài thi
chuẩnnhưACTcủaMỹ thì có thể tổchứcnhưng
không bắt buộc và trường ĐH nàomuốn dùng
là quyền của họ.
Các trườngTHPT có thể xét duyệt tốt nghiệp
THPT. Các trườngĐHcóquyềnxét tuyểnvàcon
sốđánhgiáthựcchấtvềchấtlượngđàotạocủa
THPTlàtỉlệvàoĐH-CĐcủatrườngTHPTđó.Nếu
các trường THPT chạy theo thành tích ảo với
100% tốt nghiệp nhưng chỉ có 20% vào được
ĐHthì consốđónói lên trườngđangcóvấnđề.
Thiết nghĩ với cách làm đó, Bộ GD&ĐT sẽ
có nhiều thời gian tập trung vào những tiêu
chuẩn học thuật cần thiết cho mỗi trình độ.
GS
TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH
,
ĐH Utah Mỹ
Nên mạnh dạn bỏ kỳ thi THPT quốc gia
Tổ chức kỳ thi nhưng
với hai mục đích khác
nhau nên xảy ra nhiều
bất cập là đương nhiên.
Hơn nữa, việc tổ chức
thi, coi thi và chấm thi
đều giao về Sở GD&ĐT
các địa phương sẽ dễ bị
ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều bộ phận khác
nhau. Sự việc gian lận ở Hà Giang giờ mới
bị phát hiện nhưng có thể nó đã xảy ra từ
năm học trước, chỉ có điều năm nay quá
lộ liễu, trắng trợn, đại trà nên mới bị lộ.
Vì thế, nên mạnh dạn bỏ kỳ thi THPT
quốc gia. Sau khi học sinh kết thúc ba
năm học cấp ba thì xét tốt nghiệp, cấp
bằng, bởi hiện nay đất nước đã gần như
phổ cập THPT.
Còn việc xét tuyển ĐH nên giao quyền tự
chủ cho các trường. Họ tự làm, tự chịu trách
nhiệm trước xã hội. Luật Giáo dục ĐH đã giao
về các trường, sao Bộ GD&ĐT còn ôm vào!
Ông
NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
,
Phó ban
Đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Ủng hộ để TP.HCM tự xét tốt nghiệp THPT
Đề xuất để TP.HCM tổ
chức xét tốt nghiệpTHPT
phùhợpvớixuthếtựchủ
củaTP.Cảnướctiêutốncả
ngàntỉđồngmàchỉloại2%
họcsinhrớttốtnghiệp,có
cần thiết không?
Khi Bộ GD&ĐT giao về
cho các sởGD&ĐT tổ chức xét tốt nghiệp cũng
đúng với chủ trương của Nhà nước là phổ cập
giáo dục ở bậc THPT, nó làm giảm đi các kinh
phítrongkhâutổchứcthicử,giảmđiáplựctâm
lý cũng như tránh được gian lận thi cử như đã
diễn raởHàGiang, SơnLa, HòaBình. Còn tuyển
sinh ĐH-CĐ thì nên để các trường ĐH tự chủ,
tự thực hiện các cuộc khảo sát năng lực để lựa
chọn nguồn tuyển sinh theo nhu cầu của họ.
Tôi ủng hộ hoàn toàn đề xuất của TP. Thế
nhưng để tránh tình trạng chạy theo bệnh
thành tích thì Sở GD&ĐT cần đề ra khung
giám sát, kiểm tra, có biện pháp giảm tình
trạng cho điểm khống...
Ông
HUỲNH THANH PHÚ
,
Hiệu trưởng
Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM
HÀ PHƯỢNG - NGUYỄN QUYÊN
ghi
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook