178-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 6-8-2018
Nói rồi bà Đen bắt đầu kể về câu
chuyện đầy gian truân để có được
cuốn sổ ấy. Vợ chồng bà vốn có với
nhau ba đứa con. Người con gái đầu
lòng lập gia đình và sinh được hai
đứa con nữa, ở chung với bà. Năm
2003, vợ chồng bà chuyển từ tỉnh
Vĩnh Long lên phường Hiệp Bình
Chánh, quận Thủ Đức mua đất cất
nhà. Sau đó, dù đã đượcUBNDquận
Thủ Đức cấp số nhà tạm nhưng gia
đình bà chưa làm được thủ tục xin
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Thế rồi từviệc không cógiấy tờnhà
mà cả gia đình bà không thể đăng ký
tạm trú để xin cấp sổ hộ khẩu. Không
có sổ hộ khẩu đồng nghĩa với việc
không làm được chứng minh nhân
dân, cứ thế cả gia đình bà từ già trẻ
lớn bé không một ai có giấy tờ tùy
thân. Bà Đen nhớ lại: “Sống mười
mấy năm mà không có sổ hộ khẩu,
không có chứngminh nhân dân, làm
gì cũng không được, cô ạ!”.
Bà Đen rưng rưng kể: “Vợ
chồng tôi không biết chữ, lúc
ấy cuộc sống
khó khăn lắm,
mua được mảnh
đất, cất được căn
nhà để ở là quá
sức lắm rồi. Vợ
chồng tôi làm
đủ nghề để sống
từ phụ hồ, bán
sương sáo, bán
đậu hũ, lượm ve chai..., cố gắng
kiếm tiền lo cho ba đứa con”.
Vợ chồng bà Đen nghèo chạy
cái ăn còn không đủ nên không
có tiền cho ba đứa con đi học,
từ nhỏ chúng đã phải ở nhà phụ
cha mẹ kiếm cơm.
Không có giấy tờ lại không biết
chữ, các con bà đi xin việc ở đâu cũng
bị từ chối. Lăn lộn tìm kế mưu sinh,
hai con trai thì đi làm sơn nước, phụ
hồ, con gái thì chà nhám, phụ hồ, ai
kêu đâu thì làm đó, công việc cực
khổ mà thu nhập chẳng bao nhiêu.
Hai con trai của bà muốn trở thành
tài xế taxi nhưng không có giấy tờ
tùy thân nên không được thi bằng
lái. “Thấy các con cực khổ mà tôi
thấy thương, bản thân tôi cũng chỉ
quanh quẩn ở nhà, đi đâu cũng sợ
lạc vì không biết tên đường sá” - bà
Đen nghẹn ngào.
Rồi đến năm 2015, chồng bà Đen
chết, bà lại một mình gồng gánh
cùng các con nương tựa vào nhau
để sống. Hai con trai chưa lập gia
đình.Riêngcongái
thì đã có chồng
nhưng không thể
đăngkýkết hônvì
không có giấy tờ.
Tội nghiệp nhất là
khi chị này sinh
con nhưng cũng
khôngthểlàmgiấy
khai sinh. Dù gia
đình nhiều lần đến UBND phường
mong được giải quyết nhưng vẫn
vướng vì không có giấy tờ cư trú.
“Báu vật” cuốn sổ tạm trú
Thấy các con không biết chữ, nay
các cháu lại đến tuổi đi học nhưng
không được đến trường, bà Đen
không đành lòng. Bà tìm hỏi khắp
nơi và cuối cùng người hàng xóm
tốt bụng đã chỉ bà đến Trung tâm
Trợ giúp pháp lý TP.HCM cậy nhờ.
“Tôi già rồi, không có giấy tờ cũng
chả sao nhưng tụi nó còn cả tương
lai phía trước nên bằng mọi cách
phải cho chúng đi học”.
Nhận được yêu cầu trợ giúp, Trung
tâm Trợ giúp pháp lý TP đã cử trợ
giúp viên đến tận nhà bà Đen tìm
hiểu sự việc và hướng dẫn. Do trước
khi chuyển về TP.HCM gia đình
bà Đen sống tại Vĩnh Long nên trợ
YẾNCHÂU
C
ăn nhà chỉ vỏn vẹn khoảng 26
m
2
xiêu vẹo nằm trong con
hẻm nhỏ trên đường số 42,
phường Hiệp Bình Chánh, quận
Thủ Đức, TP.HCM, là nơi cả gia
đình bà Nguyễn Thị Đen (sinh năm
1964) sinh sống. Khó khăn hơn nữa
vì nhiều năm qua, vợ chồng bà và
các con, các cháu phải sống trong
cảnh không có giấy tờ tùy thân, con
không biết chữ, cháu không được
đăng ký khai sinh và đến trường.
Ba thế hệ “vô danh”
Vừa tới nhà, bà Đen vội bảo đứa
cháu nhỏ chạy vào trong cầm cuốn
sổ tạm trú ra khoe với vẻmặt rạng rỡ:
“Tụi nhỏ được đăng ký tạm trú, được
đi học rồi cô ơi, tôi mới nhận được
cuốn sổ mấy hôm thì cô tới nè…”.
Chuyện về gia
đình 15 năm
không giấy tờ
tùy thân
Nhờ Trung tâmTrợ giúp pháp lý TP.HCMhỗ trợ,
gia đình bà NguyễnThị Đen đã được cấp sổ tạm
trú để đăng ký khai sinh cho các cháu.
giúp viên đã hướng dẫn gia đình về
lại Vĩnh Long để xin xác nhận chưa
đăng ký thường trú tại đó.
Sau đó trợ giúp viên hướng dẫn
bà Đen đăng ký tạm trú tại quận Thủ
Đức. Gia đình bà không ai biết chữ,
đi tới đâu cũng gặp khó khăn nên trợ
giúp viên đã cùng bà Đen đến Công
an phường Hiệp Bình Chánh trực
tiếp làm hồ sơ tạm trú.
Ngày 17-11-2017, cả gia đình
bà đã được công an phường cấp sổ
tạm trú. Bà bảo dù không biết trong
cuốn sổ ấy người ta viết nội dung gì
nhưng với gia đình bà nó quý như
một báu vật vậy. Vì thế mỗi lần nhắc
về cuốn sổ ấy bà Đen vẫn không kìm
hết được sự vui sướng và háo hức.
Sau đó gia đình bà bắt đầu đi làm
giấy khai sinh cho hai đứa cháu.
Khi phát hiện giấy chứng sinh của
một cháu bị thất lạc, trợ giúp viên
lại cùng gia đình đến BV Từ Dũ
nơi cháu sinh để xin trích lục giấy
chứng sinh. Lúc này con gái bà
đang mang bầu đứa con thứ ba và
sắp sinh nên việc đi lại gặp nhiều
khó khăn.
Thấy vậy trợ giúp viên lại tích
cực giúp gia đình hỗ trợ đăng ký
khai sinh và làm tạm trú cho hai
trẻ. Cuối cùng, ngày 25-5-2018,
UBND phường Hiệp Bình Chánh
đã cấp giấy khai sinh và ngày 8-6
đã đăng ký nhập tạm trú cho hai
cháu theo mẹ. •
Cám ơn Trung tâm Trợ giúp pháp lý TP.HCM!
Bà Đen rưng rưng: “Cuốn sổ tạm trú là ước nguyện bao năm của gia
đình tôi và khó khăn lắm chúng tôi mới có được nó. Tôi thầm cám ơn
Trung tâm Trợ giúp pháp lý TP.HCM và trợ giúp viên Huỳnh Tấn Đạt đã
tận tình giúp đỡ. Chú Đạt bảo chờ hai năm sau gia đình tôi sẽ được cấp
sổ hộ khẩu, tôi hạnh phúc lắm”.
Nhìn bà Đen nâng niu cuốn sổ với đầy sự vui sướng và tự hào, chúng
tôi mới hiểu được những khó khăn, vất vả của cả gia đình bà những năm
qua. Thấy chúng tôi ra về, hai đứa trẻ ngoan ngoãn khoanh tay chào lễ
phép, có lẽ từ cuốn sổ này chúng sẽ được đến trường và cánh cửa tương
lai sẽ dần được mở.
Bà Đen bảo do không biết
chữ nên không biết trong
cuốn sổ tạm trú người ta
viết nội dung gì nhưng
với gia đình bà nó quý
như một báu vật vậy.
Vì 8 tấmtôn, hàngxómđưanhaura tòa
Nguyên đơn đòi bồi thường tám tấm tôn vàmột khung cửa bị đập bể, ông hàng xómđồng ý bồi thường nhưng đòi số tài sản trên dù chúng đã hư hỏng.
TAND TP Cao Lãnh, Đồng Tháp vừa xử sơ thẩm vụ
ông S. tranh chấp yêu cầu ông L. bồi thường thiệt hại về
tài sản do bị xâm phạm. Nguyên đơn cho rằng ông L. đã
dùng búa đập hàng rào tôn của mình nên phải bồi thường.
Tại đơn khởi kiện, ông S. trình bày ông và ông L. là hàng
xóm của nhau. Do trước đó hai bên có mâu thuẫn nên ông
L. nhiều lần đến nhà xúc phạm ông. Đỉnh điểm là vào ngày
19-11-2016, ông L. đến nhà ông gây rối và đập phá hàng
rào bằng vách tôn của gia đình ông. Thấy vậy ông S. có gọi
điện thoại báo Công an phường 1 đến lập biên bản ghi nhận
sự việc. Tuy nhiên, sau khi công an phường ra về, ông L.
tiếp tục dùng búa đập hàng rào làm hư hỏng hàng rào gồm
tám tấm tôn Hoa Sen, sóng tròn (ngang 0,9 m, dài 2 m),
một cánh cửa khung thép loại 1. Sự việc này cũng ông S.
trình báo với chính quyền địa phương sau đó.
Ngày 16-2-2017, UBND phường 1 có mời hai ông đến
hòa giải nhưng ông L. không đến nên ông S. có ý kiến là
yêu cầu được bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm hại.
Gần một tháng sau, UBND phường 1 tiếp tục mời hai
bên tới hòa giải lần thứ hai nhưng ông L. vẫn không đến.
Sau đó ông L. có ý kiến với UBND phường là đồng ý bồi
thường cho ông S. nhưng không phải bằng tiền mà theo
hiện trạng bằng vật liệu hàng phế liệu.
Ông S. không đồng ý nên khởi kiện yêu cầu tòa án giải
quyết buộc ông L. phải bồi thường giá trị của tám tấm tôn
Hoa Sen và một cánh cửa tôn khung kẽm
tổng cộng là 1,6
triệu đồng.
Tại phiên hòa giải và tại phiên tòa sơ thẩm, ông S. thống
nhất theo giá của hội đồng định giá tài sản do TAND TP
Cao Lãnh thành lập, xác định tổng thiệt hại là hơn 1,1
triệu đồng. Ông S. yêu cầu ông L. bồi thường số tiền trên.
Phía bị đơn là ông L. có đơn phản tố yêu cầu ông S.
phải giao lại tám tấm tôn và một cánh cửa (khung kẽm,
tôn sóng vuông) bị hư hại lại cho mình. Về bồi thường,
ông L. cho biết ông cũng thống nhất theo giá của hội đồng
định giá tài sản đưa ra và đồng ý bồi thường.
HĐXX TAND TP Cao Lãnh nhận định ông S. yêu cầu
ông L. bồi thường giá trị của tám tấm tôn và một cánh
cửa. Các tài sản này được ông L. thừa nhận là có hành vi
xâm phạm gây thiệt hại về tài sản cho ông S. và giá trị của
chúng là hơn 1,1 triệu đồng. Quá trình hòa giải, ông L. có
ý kiến đồng ý trả theo yêu cầu của ông S., như vậy ông L.
có nghĩa vụ trả cho ông S. số tiền bồi thường trên.
Bị đơn có đơn phản tố yêu cầu ông S. phải giao lại tám
tấm tôn Hoa Sen và một cánh cửa (khung kẽm, tôn sóng
vuông) mà ông L. đã làm hỏng. Lý do ông L. đưa ra là
mình đã bồi thường toàn bộ giá trị sử dụng nên các tài sản
trên thuộc sở hữu của ông L.
Nhưng qua hai lần triệu tập xét xử, ông L. đều vắng mặt
mà không có lý do chính đáng và không có đơn đề nghị xét
xử vắng mặt nên HĐXX đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu
phản tố của ông L. và sung vào công quỹ nhà nước số tiền
tạm ứng án phí mà ông L. đã nộp là 300.000 đồng.
MINH KHÁNH
BàNguyễn Thị Đen và hai cháu ngoại vui mừng với cuốn sổ tạmtrú. Ảnh: YẾNCHÂU
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook