178-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 6-8-2018
NHẪNNAM
T
AND TP Cần Thơ vừa đưa vụ
kiện tranh chấp quyền sử dụng
đất giữa nguyên đơn là ông S.
và bị đơn là bà K. ra xét xử phúc
thẩm do có kháng cáo của nguyên
đơn. Vụ kiện bắt đầu từ năm 2005,
đã trải qua ba lần xử sơ thẩm, hai
lần phúc thẩm, hai lần giám đốc
thẩm và đây là lần xét xử phúc
thẩm thứ ba.
Rắc rối cho ở nhờ đất
Theo đơn khởi kiện và quá trình
tham gia tố tụng, ông S. trình bày:
Năm1987, ông nhận chuyển nhượng
380 m
2
đất của vợ chồng ông T. Khi
chuyển nhượng đã có gia đình bà
K. đang ở nhờ là phần nhà sàn trên
mương.Ôngđồng
ý cho gia đình bà
K. tiếp tục ở nhờ,
thỏa thuận hết ba
năm thì gia đình
bà phải chuyển đi
nơi khác.
Khingôinhàsàn
bằng cây tạp của gia đình bà K. bị
hư, bà có xin ông cho cất lại. Ông đã
đồng ý cho bà cất lại nhà trên diện
tích 38 m
2
. Năm 2001, gia đình bà
K. san lấp mương thoát nước nhưng
ông không đồng ý. Tiếp đó, bà K.
đã làm tờ cam kết với nội dung ở
nhờ trên đất của ông và khi muốn
che chắn theo hiện trạng cũ phải
được sự đồng ý của ông.
Ngày 21-7-2005, gia đình bà K.
tiếp tục san lấp mặt bằng và nâng
cấp nhà ở dù không có sự đồng ý
của ông S. Do đó, ông yêu cầu bà
K. phải tháo dỡ, di dời nhà đi nơi
khác và trả lại phần đất đang ở nhờ.
Bà K. có đơn phản tố cho rằng
năm 1982, ông T. cho vợ chồng bà
một cái mương kế bên nhà ông T.
để cất nhà sàn. Năm 1987, ông T.
chuyển nhượng đất cho ông S. Năm
1989, nhà xuống cấp nên vợ chồng
bà san lấp mương và cất lại nhà ở
nhưng ông S. không phản đối. Khi
ông S. khởi kiện
yêu cầu bà trả đất
bà mới biết ông
đã được cấp giấy
đỏ bao gồm cả
phần đất ông T.
đã cho vợ chồng
bà. Bà xin được
ở ổn định phần đất đang cất nhà và
được tách quyền sử dụng đất mà
không phải trả tiền đất cho ông S.
8 bản án mới đòi được
Xử sơ thẩm lần đầu năm 2006,
TAND quận ÔMôn chấp nhận yêu
cầu của ông S., bác yêu cầu phản
tố của bà K. Buộc bà K. phải di dời
nhà, trả đất lại cho ông S.; công nhận
sự tự nguyện hỗ trợ bà K. 5 triệu
đồng chi phí di dời nhà của ông S.
Sau đó, bà K. kháng cáo nhưng
không thành. Tiếp theo, bà K. khiếu
nại giám đốc thẩm và Tòa Dân sự
TANDTối cao đã quyết định hủy cả
hai bản án sơ và phúc thẩm, giao cho
TAND quận ÔMôn xử sơ thẩm lại.
Khi xử lại sau đó, diện tích đất
tranh chấp theo đo đạc bà K. đang
sử dụng 52 m
2
, trong đó đất ông S.
là 42 m
2
, đất công cộng 10 m
2
nên
ông S. yêu cầu trả lại cho ông 42 m
2
.
Tiếp đó, trải qua nhiều lần xét xử
sơ, phúc thẩm, kháng nghị, giám
đốc thẩm và tiếp tục hủy án, xử sơ
thẩm lần ba vào năm 2017, TAND
quận ÔMôn đã tuyên chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của ông S., buộc bà
K. phải trả lại giá trị đất cho ông S.
là hơn 524 triệu đồng. Bà S. được
sử dụng ổn định diện tích đất 42
m
2
. Bác yêu cầu phản tố của bà K.
yêu cầu được sử dụng ổn định nhà,
đất…, ông S. kháng cáo.
Tại phiên tòa xử phúc thẩm lần thứ
ba này, HĐXX nhận định: UBND
quận ÔMôn xác định việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho
ông S. là đúng trình tự thủ tục, do đó
ông S. là người có quyền sử dụng
đất hợp pháp đối với diện tích đất
nêu trên…
Tòa phúc thẩm quyết định sửa
bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu
kháng cáo của ông S., buộc bà K.
phải trả lại diện tích 42 m
2
, công
nhận sự tự nguyện hỗ trợ cho bà
K. số tiền 100 triệu đồng khi bà di
dời nhà của ông S. •
Cho ở nhờ, 13 năm
vật vã đi… đòi
Ông S. đồng ý cho gia
đình bà K. tiếp tục ở nhờ,
thỏa thuận hết ba năm
thì gia đình bà phải
chuyển đi nơi khác.
Kiến nghị cho bị đơn được mua nền tái định cư
Đáng chú ý, theo công văn củaTrung tâmPhát triển quỹ đất Chi nhánh
quận ÔMôn, năm 2017, về phần đất bà K. đang sử dụng, một phần diện
tích 16,5 m
2
nằm trong dự án đã có quyết định thu hồi nhưng chưa thực
hiện giải tỏa mặt bằng, diện tích còn lại hơn 25 m
2
cũng không đủ để
xây dựng.
UBND quận Ô Môn cho rằng bà K. được xem xét mua nền tái định cư
khi phía ông S. nhượng quyền mua lại cho bà. Tại tòa, ông S. cũng thừa
nhận sẽ nhượng quyền mua lại này cho bà. Do đó bà K. sẽ được nhận
tiền bồi thường giải tỏa phần nhà của bà và tòa phúc thẩm cũng đã kiến
nghị UBND quận Ô Môn xem xét, giải quyết cho bà K. được mua nền tái
định cư theo quy định.
13 nămvới támbản án, nguyên đơnmới đòi được đất, chi phí
hỗ trợ di dời từ 5 triệu đã tăng lên…100 triệu đồng.
Luật & đời
Nhiềuoái oămtừvụ
lách thuế trămtỉ của
NguyễnKim
(tiếp theo trang1)
Nào giờ việc ai đó làm này làm nọ để không phải nộp
thuế hoặc nộp thấp hơn mức lẽ ra phải nộp thường được
diễn tả bằng các từ né, lách thuế hoặc nói gọn là “trốn
thuế”. Thành thử trước những xầm xì như “đại gia điện
máy trốn thuế khủng”, “doanh nghiệp lớn mà lại trốn
thuế”… thì chẳng mấy ai thấy có gì lấn cấn. Đến khi một
lãnh đạo Cục Thuế TP lên tiếng Nguyễn Kim không trốn
thuế mà chỉ là khai không đúng thì nhiều người mới ngớ ra
tưởng vậy mà không phải vậy. Vậy khai sai để nộp ít thuế
khác gì với trốn thuế?
Luật Quản lý thuế phân định hai loại hành vi vi phạm liên
can đến việc trốn thuế như cách nghĩ chung đã nêu ở trên
của xã hội: 1. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp;
2. Trốn thuế, gian lận thuế.
Tuy không có văn bản nào minh định nhưng các mô
tả hiện hữu cùng thực tiễn áp dụng cho thấy điểm khác
nhau cơ bản của hai hành vi này nằm ở chỗ vô ý và cố ý
trốn thuế. Nếu vô ý thì là “khai sai”, nếu cố tình thì là
“trốn thuế, gian lận thuế”. Cùng bị áp dụng hình thức
truy thu thuế nhưng “khai sai” nhẹ tội hơn “trốn thuế,
gian lận thuế” khi chỉ bị phạt hành chính với mức phạt
tiền 20%. Ngược lại, “trốn thuế, gian lận thuế” có mức
phạt tiền hành chính từ 50% đến 300% và cá nhân lẫn
pháp nhân vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự về tội
trốn thuế.
Điều đáng nói là dẫu được quy định khác nhau nhưng
các thiết kế luật dường như tạo ra nghịch lý ở hai hành
vi. Nếu “trốn thuế, gian lận thuế” được quy định kiểu
liệt kê dễ dẫn đến bỏ lọt nhiều chiêu thức trốn thuế khác
ở ngoài đời thì “khai sai” lại được quy định khá sơ sài.
Thực tế cho thấy không phải trường hợp khai sai nào
cũng đều do thực sự không biết hay do sơ suất nhưng
quy định hiện hành lại không có sự chi tiết hóa khai sai
cái gì và như thế nào thì mới được chấp nhận là khai sai
không cố ý. Thiếu sót này dễ đưa đến những xác định
chủ quan có lợi cho trường hợp nọ nhưng bất lợi cho
trường hợp kia.
Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 166/2013
của Bộ Tài chính là một đơn cử về những lơ mơ, nhập
nhằng có liên quan. Theo điều khoản này, một trong các
trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
là “hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền
thuế phải nộp… đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản
kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành
vi khai man, trốn thuế…”.
Vậy là Bộ Tài chính cũng đã nhận ra như nhiều người
là trong “khai sai” có việc “khai man, trốn thuế” nhưng
hướng dẫn thế thì “khai sai” khác gì với “trốn thuế, gian
lận thuế” để mọi người cùng nhận diện được? Tiếc là thay
vì làm rõ hơn một quy định chung chung của luật thì Bộ
Tài chính lại gây thêm hoang mang khi chính thức đánh
đồng người ngay tình với người không ngay tình khai sai
dẫn đến sự thiếu công bằng trong việc chế tài.
Trở lại vụ Nguyễn Kim được cho là “khai sai” chứ
không phải là “trốn thuế”. Theo giãi bày của Nguyễn Kim
thì ở công ty này không có sự che giấu, trốn thuế mà chỉ
do hiểu chưa đúng Luật Thuế TNCN. Đúng là các quy
định thuế đang có phần rối rắm, mông lung, đôi lúc đánh
đố doanh nghiệp lẫn các cơ quan thuế. Tuy nhiên, với việc
có những quy định mà đa số doanh nghiệp đều hiểu được
để phải làm đúng (chẳng hạn là danh mục các loại thu
nhập chịu thuế và được miễn thuế TNCN) nhưng tên tuổi
lớn như Nguyễn Kim lại vấp trong một thời gian dài và
chỉ lộ diện khi có thanh tra thuế thì khó tránh được những
lẽ nghi ngờ.
Có lẽ giải pháp căn cơ là cần phải có chính sách thuế
đơn giản, sát hợp hơn với thực tế vận hành cùng với việc
cải tiến phương thức phối hợp xử phạt để có sự phân biệt
rõ ràng giữa hành vi khai sai, gây thất thoát thuế do hiểu
chưa đúng với hành vi lợi dụng sự nhập nhằng trong pháp
luật thuế để né thuế, trục lợi. Khi đó, chỉ có việc khai không
đúng do nhầm lẫn, tính toán sai về số liệu… (nên có quy
định chi tiết đại loại vậy) mới được hưởng mức phạt nhẹ
hơn các hành vi trốn thuế khác...
THU TÂM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook