178-2018 - page 10

10
Lỡ tay tẩy xóa
hộkhẩu,bịxửlý
rasao?
Thưa luật sư, tôi có việc phải giao dịch bằng sổ hộ
khẩu, tuy nhiên khi mở ra mới thấy dòng chữ ghi ở
mục “Quê quán” đã bị con trai tôi (19 tuổi) tẩy xóa
và sửa lại do cháu nhận thức chưa đầy đủ. Cho tôi
hỏi, hành vi tẩy xóa sổ hộ khẩu có bị xử lý gì không?
Bạn đọc
Lý Thu Hoài
(Quận 9, TP.HCM)
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Có một số người nhận thức đơn giản nên đã tẩy
xóa, chỉnh sửa các giấy tờ nhân thân như giấy khai
sinh, hộ khẩu…, gây ảnh hưởng đến công tác quản
lý của Nhà nước. Theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 8 Nghị định 167/2013 thì người nào có hành vi
tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch
nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên
quan đến cư trú sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc thu hồi sổ hộ
khẩu (theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị
định 167/2013).
ĐÀO TRANG
• Dưới năm tuổi vẫn
được học trường quốc
tế.
Nghị định 86/2018/
NĐ-CP về hợp tác, đầu
tư của nước ngoài trong
lĩnh vực giáo dục (có
hiệu lực từ 1-8-2018)
quy định trường mầm
non có vốn nước ngoài
được nhận trẻ Việt Nam
mà không giới hạn độ
tuổi (quy định trước đây
không cho phép tiếp
nhận học sinh Việt Nam
không đủ năm tuổi vào
học chương trình của
nước ngoài). Học sinh
Việt Nam học chương
trình giáo dục nước
ngoài phải được học
các nội dung bắt buộc
theo quy định của Bộ
GD&ĐT.
• Cấm ngân hàng
mua trái phiếu doanh
nghiệp có mục đích
cơ cấu nợ.
Thông tư
15/2018/TT-NHNN sửa
đổi Thông tư 22/2016/
TT-NHNN quy định
các tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng
nước ngoài không được
mua trái phiếu doanh
nghiệp phát hành trong
đó có mục đích cơ cấu
lại các khoản nợ của
doanh nghiệp. Thông tư
15/2018-TT-NHNN có
hiệu lực từ 2-8-2018.
PV
Bạn đọc -
ThứHai 6-8-2018
Tin vắn
Tiêu điểm
Bình Chánh đang làm
quy trình liên thông
Liênquanđếnviệcngườidân
vẫn phải tự đi xác nhận nguồn
gốc và quá trình sửdụngđất, vị
nàychohayhiệnnayhuyệnBình
Chánh chỉ đạo Phòng TN&MT
chủ trì ban hành quy trình liên
thông giữa UBND các xã và Chi
nhánhVPĐKĐĐhuyện.“Trong
thời gian chờ có quy trình liên
thông thì vẫn phải thực hiện
theo cách làm cũ” - ông Tuân
thông tin.
Xin cấp giấy, 8 tháng
chưa xong
VIỆTHOA
P
hản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM
, bà Nguyễn
Thị Sai (huyện Bình
Chánh, TP.HCM) cho biết
bà đã mất thời gian đi lại
rất nhiều lần nhưng hồ sơ
cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với
đất (GCN) vẫn chưa được
giải quyết.
Cơ quan cấp giấy
“quên” giải quyết
Theo trình bày của bà Sai,
năm 1999 bà nhận chuyển
nhượng lô đất có diện tích
156,4 m
2
từ ông VHT. Hợp
đồngmua bán giữa hai bên có
chữ ký xác nhận của UBND
xã Vĩnh Lộc A. Đến tháng
6-2012, bà Sai gửi hồ sơ đề
nghị cấp GCN tại Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Bình Chánh (lúc đó
vẫn thuộc Phòng TN&MT
huyện, chưa trực thuộc Văn
phòng Đăng ký đất đai TP
(VPĐKĐĐTP) như bây giờ).
Tháng 10-2012, bà nhận
được văn bản của cơ quan
này thông tin về việc giải
quyết hồ sơ của bà. Theo
đó, Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất cho biết
trường hợp của bà chưa được
xem xét cấp giấy nên mời
đến nhận lại hồ sơ. Nguyên
nhân là do ông VHT sau khi
chuyển nhượng một phần đất
trong tổng thể thửa đất đã
không nộp bản chính GCN
để cơ quan này điều chỉnh
giảm diện tích, đồng thời
cấp GCN cho bà Sai.
Do ông T. không hợp tác,
huyện Bình Chánh đã ban
hành quyết định thu hồi, hủy
bỏ GCN đã cấp cho ông T. từ
năm 1999. Tuy nhiên, sau khi
ban hành quyết định, huyện
đã nhiều lần mời ông T. đến
để tống đạt quyết định nhưng
ông này vẫn không đến. Do
đó huyện Bình Chánh vẫn
không thể thu hồi được GCN
của ông T. nên chưa có cơ
sở để cấp giấy cho bà Sai.
Theo bà Sai, sau khi có
Luật Đất đai 2013, Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất
đổi thành VPĐKĐĐ trực
thuộc VPĐKĐĐ TP. Tháng
10-2017, bà Sai có đơn gửi
VPĐKĐĐ TP khiếu nại việc
chi nhánh văn phòng này
tại Bình Chánh không cấp
GCN cho bà.
Ngay sau đó, VPĐKĐĐ
TP đã có phiếu chuyển về để
chi nhánh Bình Chánh giải
quyết. Tuy nhiên, từ đó đến
nay đã tám tháng nhưng bà
vẫn chưa nhận được phản
hồi của chi nhánh. “Việc
mua bán của tôi đúng quy
định pháp luật và đến nay
cũng đã nhiều năm mà đất
của tôi vẫn chưa được hợp
thức hóa, phải để trống
không làm gì được” - bà
Sai cho hay.
Mới đây, bà Sai ủy quyền
cho con trai lên huyện hỏi
về hồ sơ của mình thì được
cán bộ cho biết trường hợp
của bà sẽ được cấp giấy bình
thường. Đồng thời hướng
dẫn con trai bà kê khai thông
tin, xác nhận quá trình sử
dụng đất, xác nhận hộ khẩu
thường trú và nộp lại hồ sơ
để giải quyết. “Hồ sơ gốc
của tôi đã nộp từ trước, tôi
cũng không hiểu tại sao tôi
phải làm lại các bước mà
trước đây đã làm. Tại sao chi
nhánh không liên thông với
xã để xác minh mà yêu cầu
người dân phải làm?” - bà
Sai thắc mắc.
Chi nhánh VPĐKĐĐ
Bình Chánh có sơ suất
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn Lê
Tuân, Giám đốc Chi nhánh
VPĐKĐĐhuyệnBìnhChánh,
cho biết ngay khi có phản
ánh của báo, ông đã chỉ đạo
kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ
cấp giấy của bà Sai. “Đúng
là có sơ suất của chi nhánh
trong quá trình thụ lý hồ sơ
của bà Sai. Chi nhánh sẽ có
văn bản trả lời bà Sai, đồng
thời mời bà đến để hướng
dẫn cụ thể hồ sơ cấp GCN
cho bà” - ông Tuân nói.
Theo ông Tuân, trước đây
do chủ đất cũ không hợp tác
nên huyện không tống đạt
được quyết định thu hồi đất
của ông này. Huyện Bình
Chánh chưa biết giải quyết
như thế nào nên đã có văn
bản hỏi Sở TN&MT. Đồng
thời đề xuất hướng giải quyết
nếu ông T. không đến nhận
quyết định thì sẽ niêm yết tại
trụ sở UBND xã trong thời
gian 90 ngày. Sở TN&MT
lúc đó đồng thuận với cách
giải quyết của Bình Chánh.
Tuy nhiên, thời điểm đó việc
này chưa được quy định rõ
trong luật nên Sở TN&MT
cho biết sẽ có văn bản kiến
nghị Bộ TN&MT.
“Trong thời gian chờ giải
quyết, chúng tôi có mời gia
đình bà Sai đến làm việc và
mời nộp lại hồ sơ. Tuy nhiên,
bộ phận thụ lý lúc đó cũng
nghĩ đến đây là xong nên đã
khép hồ sơ lại” - lãnh đạo
Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện
Bình Chánh nói, đồng thời
khẳng định trường hợp của
bà Sai được xem xét, giải
quyết bình thường và sẽ tiếp
nhận, giải quyết hồ sơ của
bà Sai theo đúng quy định.•
Lô đất của bàNguyễn Thị Sai chưa thể sử dụng để xây dựng vì chưa được cấp giấy chứng nhận.
Ảnh: NGUYỄNTÝ
Những chính sách có hiệu lực trong
tháng 8
- Đăng ký thường trú, tạm
trú, điều chỉnh
thay đổi /sổ
hộ khẩu, tạm trú
- Khai báo lưu trú,
tạm vắng
-
Kiểm tra, xuất trình sổ
hộ
khẩu, tạm trú, giấy tờ lưu trú
theo yêu cầu của công an
khu vực...
Phải chấp
hành
Mức phạt cho những vi phạm về cư trú
Mức phạt khi
không thực
hiện đúng
- Không:
Tẩy, xóa, sửa chữa /
làm
sai lệch nội dung sổ
hộ
khẩu,sổtạmtrú,giấytờcưtrú
200
ngàn đồng
1 - 2
triệu đồng
Phạt tiền
cá nhân,
chủ hộ
Khung phạt: Tối thiểu
100 -
tối đa
300
ngàn đồng
Phạt tiền
+ Tịch thu
tang vật
(Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm
hành chính)
+ Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú, giấy tờ khác liên quan
đến cư trú
- Không:
khai man,
làm giả
hồ sơ, giấy tờ liênquanđăng
kýthườngtrú,tạmtrú/
dùng
sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
giả
2 - 4
triệu đồng
Phạt tiền
+ Tịch thu
tang vật
+ Buộc thu hồi sổ hộ khẩu,
sổ tạm trú, giấy tờ khác liên
quan đến cư trú
“Chi nhánh sẽ có
văn bản trả lời bà
Sai, đồng thời mời
bà lên để hướng
dẫn cụ thể hồ sơ cấp
GCN cho bà.”
Ông
Nguyễn Lê Tuân
,
Giámđốc Chi nhánh
VPĐKĐĐ huyện Bình Chánh
Hồ sơ thuộc trường hợp đủ điều kiện nhưng người dânmất thời gian
đi lại nhiều tháng trời vẫn chưa được giải quyết.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook