178-2018 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 6-8-2018
Kỳ thi THPT quốc gia:Cần cuộc
Sau những sự cố nghiêmtrọng ở
HàGiang, Sơn La vàHòa Bình,
ngành giáo dục nếu không “đại
phẫu” thì cũng phải “tiểu phẫu” kỳ
thi THPTquốc gia để bịt lỗ hổng.
NGUYỄNQUYÊN
thực hiện
S
au hàng loạt tiêu cực
trong chấm thi THPT
quốc gia 2018 ở Hà
Giang, Sơn La và Hòa Bình,
dư luận cho rằng cần phải đánh
giá lại kỳ thi THPT quốc gia
này nhằm chấn chỉnh chuyện
thi cử, học hành.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
PGS-TS Nguyễn
Hội Nghĩa
,
nguyên PhóGiám
đốc ĐH Quốc gia TP.HCM
,
nhận xét: “Một kỳ thi với hai
mục tiêu khác nhau - xét tốt
nghiệpTHPTvà xét tuyển sinh
đại học-cao đẳng (ĐH-CĐ) là
rất khó đạt được”.
Cần phải mổ xẻ,
cải thiện quyết liệt
. Phóng viên:
Thưa ông,
sau những vụ gian lận điểm
thi tại Hà Giang, Sơn La và
Hòa Bình, ông nhận xét gì về
kỳ thi THPTquốc gia vừaqua?
+ PGS-TS
Nguyễn Hội
Nghĩa
: Kỳ thi THPTquốc gia
do Bộ GD&ĐT chủ trì triển
khai với mục tiêu không chỉ
là kỳ thi “2 trong 1” mà còn
có mục tiêu lớn hơn là đánh
giá chất lượng dạy và học ở
bậc phổ thông.
Về mặt ưu điểm, thứ nhất,
Bộ đã nỗ lực và có nhiều chính
sách, biện pháp, hoạt động để
triển khai kỳ thi hướng đến sự
nghiêm túc, toàn diện, mang
tính khách quan, công bằng
để đạt được độ giá trị và tin
cậy. Thứ hai, kỳ thi đã đánh
giá mặt bằng chung của cả
nước, có thể dùng để xét tốt
nghiệpTHPTvà để các trường
ĐH-CĐ sử dụng trong công
tác tuyển sinh.
Tuy nhiên, kỳ thi năm nay
xảy ra những vụ tiêu cực mà
có ý kiến cho rằng đã đi vào
lịch sử thi cử Việt Nam. Đến
thời điểm này đã có ba tỉnh
có những sai phạm nghiêm
trọng và dư luận chắc vẫn còn
chưa yên tâm. Việc khởi tố
vụ án hình sự và khởi tố, bắt
tạm giam các cán bộ ở cả ba
địa phương đã cho thấy tính
chất rất nghiêm trọng của vụ
việc, không thể xem đây chỉ
là trường hợp cá biệt.
. Hạn chế của kỳ thi thể hiện
ở những điểm cụ thể nào ạ?
+ Hạn chế của kỳ thi thể
hiện trên một số khía cạnh.
Độ khó của đề thi là chưa
ổn định; năm 2017 chúng ta
đã thấy “mưa điểm 10”, đến
năm 2018 lại quá khó, có
hiện tượng “trắc nghiệm hóa
tự luận”. Việc chấm thi trắc
nghiệm và tự luận đều có vấn
đề. Công tác thanh tra, giám
sát tuy đã có văn bản quy
định rõ, có sự tham gia của
nhiều phía nhưng vẫn chưa
đạt được hiệu quả như mong
muốn. Phần mềm chấm thi
còn cần phải cải thiện. Việc
giao quyền chủ trì tổ chức
thi cho Sở GD&ĐT ở các địa
phương cần đánh giá lại về
năng lực, kỷ cương, đội ngũ.
Đó là mặt chủ quan. Còn về
khách quan, quả thực không
ít sở phải chịu nhiều áp lực,
tác động từ nhiều phía trong
xã hội, dễ dẫn đến tiêu cực.
Tóm lại, bức tranh thi cử
chỉ thành công một phần,
kỳ thi vẫn còn có những sai
phạm. Ngành GD&ĐT cần
phải cải thiện quyết liệt hơn
nữa để cố gắng làm sao đạt
được mục tiêu nêu ra là kỳ
thi sẽ góp phần đánh giá chất
lượng việc dạy và học.
Hai mục tiêu khác
nhau không thể
nhốt cùng một rọ
. Thưa ông, đã có kết quả
kỳ thi THPT quốc gia để dựa
vào đó xét tuyển, tại sao ĐH
Quốc gia TP.HCM và một số
trường vẫn có đề án tuyển
sinh riêng, vẫn tổ chức các kỳ
thi khảo sát năng lực riêng?
+ Vấn đề các trường ĐH-
CĐ được tự chủ trong tuyển
sinh đã được quy định trong
Luật Giáo dục ĐH. Luật này
cho phép các trường ĐH chủ
động trong công tác tuyển
sinh, trong đó có chỉ tiêu
tuyển sinh và phương thức
tuyển sinh. Các trường ĐH
cần phải chủ động chấp hành
Luật Giáo dục ĐH và cần suy
tính, cân nhắc đề xuất phương
thức tuyển sinh.
Một kỳ thi với hai mục tiêu
khác nhau là rất khó đạt được.
Thi THPT quốc gia để đánh
giá giai đoạn học phổ thông,
chủ yếu kiểm tra kiến thức của
quá khứ. Còn việc xét tuyển
ĐH là để chọn đúng và chọn
đủ sinh viên vào trường, học
với giai đoạn mới, trình độ
Cần đánh giá lại kỳ thi THPT quốc gia để việc thi cử được nhẹ nhàng, hiệu quả, không tiêu cực nhằmtạo sự công bằng cho các thí sinh.
Ảnhminh họa: HOÀNGGIANG
.
Tại hội nghị trực tuyến về tổng kết nămhọc
2017-2018, triển khai kế hoạch 2018-2019,
Sở GD&ĐT TP.HCM xin cơ chế đặc thù cho TP,
trong đó có việc tổ chức xét tốt nghiệp THPT.
Ông nhận xét gì về đề xuất này?
+PGS-TS
NguyễnHội
Nghĩa
(ảnh):
Trướcnhững
sai phạmcủa kỳ thi vừa
rồi
,
tôi thấy ý tưởngnày
đángđược xemxét cẩn
trọng. Về nguyên tắc,
nhữngviệcquámới, có
tính đột phá thì cần thí
điểm trong phạm vi phù hợp, sau đó có thể
đánh giá, rút kinh nghiệm rồi triển khai rộng,
kể cả trường hợp xấu nhất thì cần cải tiến.
Trước hết, Bộ nên đưa ra những tiêu chí để
đánh giá xemTP.HCM có thể thực hiện được
không. Mặt khác, TP.HCM cần phải nghiên
cứu, gia công, cải tiến, có sự phân tích kỹ
lưỡng, toàn diện về đề xuất này. Việc này có
tác động không nhỏ đến các bên liên quan,
đến lộ trình kỳ thiTHPT quốc gia, đến sự công
bằng của học sinh địa phương thí điểm và
những nơi khác, đến việc tuyển sinh của các
trường ĐH-CĐ.
Cho TP.HCM thí điểm tự tổ chức xét tốt nghiệp?
Chốnggian lận thi cử: Chờ sáchgiáokhoamới
Muốn chống gian lận thi cử, đổi mới giáo dục phải đi đôi với đổi mới suy nghĩ và tâm lý của xã hội.
GS
NGUYỄNMINHTHUYẾT (*)
Nhìn lại lịch sử thi cử, suốt hơn 27 năm qua, ở
phương án nào cũng có mặt được và mặt không được.
Vậy nên nhiệm vụ bây giờ phải xem mặt nào được
nhiều hơn để thực hiện, cải tiến chứ không nên vì một
vài tiêu cực cá biệt mà “đẽo cày giữa đường”.
Gian lận địa phương do sức ép lãnh đạo tỉnh
Lược lại lịch sử những lần đổi mới thi cử, có thể thấy
việc học trước giờ là lấy kết quả, mục đích là để phân loại
học sinh, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như tốt
nghiệp, phân loại tuyển sinh và để đánh giá chất lượng
giáo dục.
Từ khi các trường đại học tự tổ chức thi, mỗi học
sinh thi ba, bốn trường. Việc thi cử của thí sinh không
ảnh hưởng đến người canh thi (giám thị) nên giám thị
đi coi thi khá thoải mái, chỉ cần phát hiện sinh viên
có tài liệu là đình chỉ ngay. Tôi còn nhớ ngày mình đi
coi thi, sau khi hết giờ thi bước ra ngoài, nhiều phụ
huynh đã chạy đến và nói rằng họ rất cám ơn thầy cô
coi thi vì hôm nay họ nhìn thấy các thầy cô xem thi
rất nghiêm túc.
Thời điểm đó, kỳ thi chỉ có nhược điểm là phải thi
khá lâu và mất nhiều thời gian. Do vậy, khi đó Phó Thủ
tướng Phạm Gia Khiêm sau khi hỏi ý kiến các trường
đại học đã đi tới quyết định thi ba chung:
Chung đợt
thi, chung đề và dùng chung kết quả để xét tuyển
.
Ban đầu hình thức này được hưởng ứng nhưng một
thời gian thì dư luận lại cho rằng phải trải qua hai kỳ thi
liên tiếp khiến các em căng thẳng. Từ đó, kỳ thi “2 trong
1” ra đời. Sau hai năm thực hiện, năm 2018 chúng ta lại
thấy xuất hiện những tiêu cực như ở Hà Giang, Sơn La,
Hòa Bình.
Đã mấy đời bộ trưởng, ý kiến giao thi cử về cho
địa phương đều vấp phải nhiều băn khoăn vì lo ngại
tiêu cực xảy ra, nhưng đây vẫn là giải pháp tối ưu
nhất giảm đi gánh nặng di chuyển, tốn kém thời gian,
chi phí.
Tuy nhiên, từ năm 2015, khi giao về tỉnh chủ trì,
ngoài những địa phương thực hiện nghiêm vẫn có
những địa phương làm không nghiêm túc. Một số sở
GD&ĐT tỉnh không làm nghiêm túc vì có sức ép của
lãnh đạo tỉnh. Sức ép này khá lớn vì bình thường tỉnh ít
quan tâm đến giáo dục nhưng đến thi cử lại quan tâm, có
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook