183-2018 - page 12

12
TừkhuMảLạngkhét tiếngđếnmảnhđất vàngCốngQuỳnh
Góc nhỏ Sài Gòn
Đời sống xã hội -
ThứBảy11-8-2018
Nhiều người Sài Gòn - TP.HCM hiện nay - cả người Sài
Gòn gốc lẫn người mới nhập cư sau này - khó mà tưởng
tượng ra một khu phố buôn bán sầm uất hiện nay trên
đường Cống Quỳnh, quận 1 đoạn từ BV Phụ sản Từ Dũ
- ngã ba Phạm Viết Chánh đến vòng xoay chợ Thái Bình
ôm cua phải đường Nguyễn Trãi trước đây thế nào. 30 năm
trước, khu này vốn là mặt tiền của khu doanh trại công an
và bộ đội biên phòng kín cổng cao tường. Một số người cao
tuổi vẫn quen gọi khu này là thành Ô Ma, như cách thời
Pháp gọi khu thành lính tập này (Camp des Mares).
Nhưng từ sau thời kỳ đổi mới, khu thành Ô Ma cũng đã
“mở cửa” bung ra thành một phố kinh doanh ngày càng sầm
uất. Mở đầu là Siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh - siêu thị
hoành tráng đầu tiên trong hệ thống bán lẻ của hợp tác xã tiêu
thụ Sài Gòn Co.op. Một bên đoạn phố mới này liên tiếp mọc
thêm các siêu thị Hà Nội, siêu thị nội thất… và hàng loạt cửa
hàng kinh doanh kéo dài sang bên đường Nguyễn Trãi, qua
khỏi chùa Lâm Tế đến tận ngã ba Nguyễn Cư Trinh.
Sau hiệp định Genève 1954, một góc thành Ô Ma - khu
vực giáp với ngã ba đường Phạm Viết Chánh (hiện nay là
Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng TP và Viện Quân y của Cục
Hậu cần) trở thành bản doanh của ban giám sát đình chiến
của Liên Hiệp Quốc, gồm đại diện các nước Canada (tư
bản), Ấn Độ (trung lập) và Ba Lan (xã hội chủ nghĩa) có
trách nhiệm giám sát các bên ký kết thi hành Hiệp định
Genève. Phần diện tích còn lại của thành Ô Ma vẫn là các
cơ quan quân sự hay các cơ quan trọng yếu của các chính
quyền kế tiếp, vẫn thâm u và bí hiểm với người dân.
Còn phía sau thành Ô Ma - hiện nay là con hẻm nhựa rất
đẹp chạy cặp bên hông chùa Lâm Tế, với những phố lầu
khang trang, sang trọng, trước kia vốn là khu Mả Lạng-
Đồng Tiến, tức khu mồ mả hoang phế và những người vô
gia cư, dân du thủ du thực sống cộng sinh bên cạnh đó với
biết bao nhiêu tệ nạn xã hội. Chỉ nghe tới địa danh Mả Lạng
nhiều người đã ái ngại. Bản thân tôi khi làm phóng sự
Sài
Gòn về đêm
hồi 30 năm trước cũng hết sức e ngại và cảnh
giác khi đến khu vực này lúc đêm khuya!
Phía trong thành Ô Ma, phía đường Nguyễn Trãi nhìn qua
chợ Thái Bình, có dãy nhà trệt lợp tôn fibrô xi măng của
các viên chức chế độ cũ được lưu cư sau ngày 30-4-1975 đã
được xây tường tách ra, cho những người lưu cư đục tường
rào mở lối đi ra đường Nguyễn Trãi. Nhờ vậy khu này ăn nên
làm ra khi trở thành phố xá sầm uất. Tôi lại nhớ năm 1973
khi trốn lính, dù thuê phòng chung với một bạn họa sĩ ở cạnh
rạp xi nê Khải Hoàn, góc đường Võ Tánh (nay là Nguyễn
Trãi)-Cống Quỳnh nhưng đêm đến sợ bị cảnh sát khám nhà
bắt lính nên thường qua ngủ ké phòng một anh bạn đang
công tác ở trong thành Ô Ma cho chắc ăn!
Thời kỳ đổi mới, một người bạn tôi từ tỉnh xa về mua
dạng sang tay nửa căn nhà với năm chỉ vàng! Bây giờ nhà
cửa khu này tính từ chục tỉ đồng trở lên, chắc bạn đã “lên
đời”! Một người bạn khác trước năm 1975 cũng ở khu
này, sau đi định cư nước ngoài, giờ đã về hưu. Mấy năm
trước anh về nước, bảo tôi chở anh đi thăm khu thành Ô
Ma tìm lại kỷ niệm xưa. Tôi chở anh đi lòng vòng trong
khu thành cũ nay là “khu phố vàng” với nhiều nhà hàng,
quán ăn sang trọng, anh bạn tôi không thể nhận ra nơi
ngày xưa chiều chiều anh vẫn đến ngồi nhâm nhi rượu đế
với mẹt thịt chó! Chính bản thân tôi ở Sài Gòn từ lâu nay,
thỉnh thoảng cũng đi ngang qua khu này, còn bất ngờ nữa
là bạn tôi sau hơn 20 năm xa cách!
PHẠM ĐÌNH
Một góc thànhÔMa xưa - đường CốngQuỳnh ngày nay.
(Nguồn: Internet)
Trường nâng điểm chuẩn để
loại thí sinh trúng tuyển
Trường CĐ Sư phạmGia Lai đã nâng điểm chuẩn ngành sư phạm
ngữ văn lên 23 điểmđể... loại thí sinh duy nhất trúng tuyển.
NGUYỄNQUYÊN
C
âu chuyện tưởng như
đùa lại đang diễn ra
trong mùa tuyển sinh
năm nay.
SaukhiTrườngCĐSưphạm
Gia Lai công bố điểm chuẩn
trúng tuyển, nhiều người đều
cảm thấy rất bất ngờ. So với
các trường đại học, CĐ cùng
ngành, nhiều ngành thuộc
trường này cómức điểm trúng
tuyển khá cao.
Trong đó, nổi bật là ngành
sư phạm ngữ văn với mức
điểm chuẩn 23 điểm. Các
ngành khác như sư phạm hóa
học, sư phạm lịch sử, sư phạm
tiếng Anh có mức điểm dao
động 19-20 điểm.
Chiều 10-8, TS Nguyễn
Thị Thu Hà, Phó Hiệu trưởng
Trường CĐSư phạmGia Lai,
cho biết đến thời điểm này
trường đã tuyển gần đủ chỉ
tiêu ở ba ngành, đó là ngành
giáo dục mầm non, giáo dục
tiểu học (hệ CĐ) và ngành
sư phạm mầm non (trình độ
trung cấp). Cụ thể, bậc CĐ
hơn 70 thí sinh
(TS), trung
cấp mầm non gần 30 TS. Các
ngành này đang tiếp tục tuyển
sinh đợt 2.
Trong khi đó, những ngành
như sưphạmngữvăn, sưphạm
hóa học, sư phạm lịch sử, sư
phạm tiếng Anh, TS đăng
ký rất ít. Do đó, cơ hội mở
đủ lớp cho những đợt tuyển
sinh tiếp theo để đủ số lượng
TS hầu như không có. Nhà
trường bất đắc dĩ phải quyết
định đưa ra mức điểm chuẩn
cao hơn điểm thi của TS để
loại các em. Thế nhưng làm
như thế các em sẽ có cơ hội
trúng tuyển vào các ngành
hoặc trường khác ở nguyện
vọng 2, 3 trong đợt xét tuyển
lần một.
“Mặc dù số lượng TS đăng
ký vào các ngành này rất ít
nhưng điểm của các em khá
cao. Như ngành sư phạm ngữ
văn chỉ có bốnTS đăng ký vào
nhưng em có điểm thi cộng
điểm ưu tiên cao nhất là 22,5
điểm. Vì thế, nhà trường đã
phải đẩy điểm chuẩn lên 23
để các em không đậu nguyện
vọng 1 vào ngành này nhưng
sẽ đậu nguyện vọng 2 vào
những ngành khác trong đợt
tuyển sinh này” - bà Hà giải
thích thêm. 
Cũng theo bà Hà, năm
nay việc Bộ GD&ĐT công
bố điểm sàn ngành sư phạm
đã gây khó khăn cho trường
trong việc tuyển sinh. Mặc
dù phổ điểm thi các năm
trước của kỳ thi THPT quốc
gia cao hơn năm nay nhưng
trường lại lấy điểm thấp hơn.
Trong khi đó, năm nay phổ
điểm thấp mà ngưỡng vào
cao nên việc các trường sư
phạm không tuyển được TS
cũng là điều dễ hiểu.
Năm 2018, CĐ Sư phạm
Gia Lai được Bộ GD&ĐT
giao 20 chỉ tiêu mỗi ngành
đào tạo sư phạm. Bà Hà cho
biết phải có khoảng 15 TS
trúng tuyển mới có thể mở
lớp đào tạo nhưng với 3-4 em
như hiện nay thì không thể.
Đến thời điểm này, CĐ Sư
phạm Gia Lai có tổng cộng
chín ngành không tuyển được
TS. Trong đó, sáu ngành có
1-4 TS đăng ký, ba ngành
khác không có TS đăng ký
xét tuyển. Các ngành này đều
đứng trước nguy cơ không
mở được lớp trong năm nay.•
Đầutưhơn60tỉđồngbảo
tồnKhudi tíchCổLoa
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số
4014/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo
tồn, phát huy giá trị Khu di tích Cổ Loa (huyện
Đông Anh, Hà Nội) giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn
đến năm 2030 của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng
Long-Hà Nội.
Kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2018-
2020 dự tính hơn 60 tỉ đồng. Phạm vi kế hoạch
được xác định thuộc các khu vực liên quan đến
Khu di tích thành Cổ Loa và phụ cận, trên địa bàn
các xã Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng, Uy Nô của
huyện Đông Anh với quy mô khoảng 860,4 ha.
Theo Quyết định số 1419 ngày 27-9-2012 của
Thủ tướng Chính phủ, Khu di tích lịch sử, kiến
trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được xếp hạng
là di tích quốc gia đặc biệt.
Đây là địa điểm khảo cổ học có giá trị nổi bật,
gắn với các giai đoạn quan trọng trong tiến trình
lịch sử Việt Nam (văn hóa Sơn Vi, văn hóa Phùng
Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun và
văn hóa Đông Sơn) với nhiều di chỉ khảo cổ học
tiêu biểu: Đồng Vông, Đình Tràng, Thành Nội,
Thành Ngoại, Thành Trung…
Đặc biệt, kết quả khảo cổ học đã khẳng định
thành Cổ Loa (thuộc Khu di tích lịch sử, kiến trúc
nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa) có diện tích gần
46 ha, gồm ba vòng thành (thành nội, thành trung,
thành ngoại) khép kín với tổng chiều dài 15,820
km là tòa thành đất sớm nhất, có quy mô lớn nhất
ở Việt Nam và Đông Nam Á. Thành được đắp
dưới thời vua An Dương Vương (thế kỷ thứ III
trước Công nguyên).
MỸ DUYÊN
Đến thời điểm này,
CĐ Sư phạm Gia
Lai có tổng cộng
chín ngành không
tuyển được TS.
Thí sinh thamgia kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua. Ảnhminh họa: HOÀNGGIANG
Lễ hội Cổ Loa xuânĐinhDậu 2017. Ảnh: TTXVN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook