183-2018 - page 9

9
Họ đã nói
NamĐịnh bỏ tiền ngân sách để mở
rộng thêm lànđường, thuhẹpdải phân
cáchnhằmpháthuyhiệuquảcủatuyến
đườngtránhTPNamĐịnh.Hơnnữa,vốn
trước đó được đầu tư theo hình thức
BOT là theo đúng quy hoạch. Nếu tỉnh
không đầu tư thêmhai làn đường, các
xe đi qua tuyến này vẫn phải trả phí.
Ông
NGUYỄN QUỐC HÙNG
,
Phó Giám đốc
Sở GTVT tỉnh Nam Định
Tuần tới họp xem xét vấn đề BOT Mỹ Lộc
Ông Ngô Gia Tự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, cho biết ông vừa
ký văn bản yêu cầu công an tỉnh phối hợp với UBND huyện Mỹ Lộc, Sở
GTVT, Công ty CP Tasco, Công ty TNHH MTV Tasco 6 chỉ đạo các lực lượng
chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông tại trạm thu phí
Mỹ Lộc, xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm pháp luật. Các lực
lượng liên quan có giải pháp phân làn, phân luồng khi xảy ra ùn tắc. Ngoài
ra, tỉnh đã giao Sở KH&ĐT chủ trì, rà soát toàn bộ các hồ sơ liên quan đến
trạm thu phí BOT Mỹ Lộc để họp với các ban, ngành, chủ đầu tư trạm thu
phí trong tuần tới.
Nhập nhằng BT và BOT
Tài xế Nguyễn Mạnh Hiệu, một
tài xế phản đối BOT Mỹ Lộc, cho
hay ông đã nhiều lần gửi đơn đến
Công ty CP Tasco, Công ty TNHH
MTVTasco 6 (chủ đầu tư trạm BOT
Mỹ Lộc) đề nghị giải thích việc thu
phí tại trạm này. Theo ông Hiệu,
tuyến đường tránh TP Nam Định
đoạn từ quốc lộ 10 (Siêu thị Big
C Nam Định) đến thị trấn Mỹ Lộc
dài 3,9 km, rộng 10 m, trong đó có
nửa phần đường rộng 5 m là do Sở
GTVT tỉnh Nam Định làm chủ đầu
tư bằng nguồn vốn ngân sách. Vì
được đầu tư theo hình thức BT nên
các xe lưu thông trên phần đường
này sẽ không bị thu phí.
“Chúng tôi không chống đối việc
thu phí nhưng phải thu hợp lý vì
phí xe hiện nay ảnh hưởng rất lớn
đến giới vận tải. Chúng tôi cần một
giải thích rõ ràng từ phía Tasco và
các cơ quan chức năng, nếu giải
đáp thỏa đáng thì chúng tôi sẽ chấp
hành nộp phí. Nếu không thì phải
xả trạm để xe cộ lưu thông thuận
lợi” - ông Hiệu bày tỏ.
Trả lời những thắc mắc này, tại
cuộc họp báo mới đây, ông Nguyễn
Quốc Hùng, Phó Giám đốc Sở
GTVT tỉnh NamĐịnh, cho rằng biết
tuyến đường tránh TP Nam Định
dài 3,9 km, nối từ quốc lộ 10 đến
thị trấn Mỹ Lộc theo quy hoạch dự
kiến mở rộng 48 m với sáu làn xe.
Tuy nhiên, theo hợp đồng ký giữa
UBND tỉnh Nam Định và nhà đầu
tư Tasco vào năm 2008, nhà đầu
tư Tasco chỉ làm tuyến đường này
rộng 20,5 m với bốn làn xe, giữa
có dải phân cách. Lý do nhà đầu
tư đưa ra là nếu làm sáu làn xe sẽ
ĐẶNG TRUNG
G
ần một tháng qua, trạm thu phí
Mỹ Lộc trên địa bàn huyện
Mỹ Lộc, Nam Định liên tục
phải xả trạm vì nhiều tài xế ngừng
xe trên làn thu phí, không chịu mua
vé qua trạm. Các tài xế phản đối nêu
lý do là trạm BOT Mỹ Lộc đặt sai
vị trí và mức phí cao gấp nhiều lần
so với các trạm BOT khác.
Lập chốt phản đối
Theo ghi nhận của PV
Pháp Luật
TP.HCM
, những ngày qua nhiều tài
xế tiếp tục trưng khẩu hiệu phản
đối trước trạm BOT Mỹ Lộc khiến
tình trạng ách tắc giao thông liên
tục xảy ra, buộc chủ BOT Mỹ Lộc
phải nhiều lần xả trạm. Đỉnh điểm
của việc phản đối là có nhiều ô tô
trưng khẩu hiệu “Phản đối BOTMỹ
Lộc - Chúng tôi không đi, không trả
tiền” khi đi qua trạm.
Các tài xế phản đối vì cho rằng
trạm Mỹ Lộc đặt sai vị trí. Cụ thể,
việc lập ra trạm này là để thu phí
đoạn đường BOT 3,9 km nhưng
trạm lại nằm trên phần đường BT
(do Nhà nước đầu tư) và mức phí
BOT tại đây cao gấp nhiều lần so
với mức phí tại nhiều tuyến đường
BOT khác.
Chưa dừng lại, một số tài xế tiếp
tục lập chốt bằng cách mang bàn
ghế, máy phát điện đến trạm BOT
này thay nhau trực 24/24 giờ để
phản đối việc thu phí. Họ hướng
dẫn xe đi vào làn đường rộng 5
m mà họ cho rằng do Sở GTVT
tỉnh Nam Định đầu tư nên không
phải nộp phí.
Một ô tô với khẩu hiệu phản đối mua vé qua trạmBOTMỹ Lộc. Ảnh: Đ.TRUNG
BOT Mỹ Lộc: Cần một lời giải thích
Hơn 10 ngày qua, trạm thu phí BOTMỹ Lộc liên tục xả trạmvì bị các tài xế phản đối việc thu phí...
tăng vốn đầu tư cũng như tăng thời
gian thu phí hoàn vốn.
Vì thế, ngày 24-1-2011, UBND
tỉnh đã ký Quyết định số 161 phê
duyệt dự án mở rộng tuyến đường
tránh TP Nam Định đoạn từ thị trấn
Mỹ Lộc tới quốc lộ 10. Dự án mở
rộng thêm làn đường chính mỗi bên
5 m so với dự án đường BOT. Tổng
kinh phí thực hiện dự án là gần 86 tỉ
đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh.
Số kinh phí trên không tính vào tổng
vốn đầu tư của dự án BOT trên.•
Các tài xế cho rằng phần
đường rộng 5 m trong dự
án BOT Mỹ Lộc là do Sở
GTVT tỉnh Nam Định
làm chủ đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách
nên các xe lưu thông
không phải trả tiền.
TP.HCM triển khai quy hoạch mở rộng
sân bay Tân Sơn Nhất
(PL)- UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo Sở GTVT
TP phối hợp với các bộ phận chức năng Bộ GTVT triển
khai quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Theo
đó, Sở GTVT TP chủ trì triển khai thực hiện đầy đủ nội
dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc
lập quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời
báo cáo, đề xuất trình UBND TP giải quyết những vấn đề
vượt thẩm quyền nếu có.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận về
phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Cảng hàng không
quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất. Theo kết luận của Thủ tướng,
việc điều chỉnh quy hoạch, mở rộng, đầu tư và xây dựng mới
một nhà ga hành khách hiện đại, đồng bộ và đạt tiêu chuẩn quốc
tế tại khu vực phía Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ 20 triệu
hành khách/năm. Nâng công suất khai thác của Cảng HKQT
Tân Sơn Nhất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng
không, bảo đảm tối thiểu đạt 50 triệu hành khách/năm. 
Đồng thời chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa, sân
đỗ máy bay, khu bảo dưỡng phương tiện, thiết bị và công
trình phục vụ cho hoạt động hàng không tại khu vực phía
Bắc Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (nơi có vị trí sân golf hiện
tại). Phương án nêu trên đáp ứng được yêu cầu về tiến độ
đầu tư và xây dựng, giải quyết sự quá tải trong giao thông
vận tải hàng không, sử dụng hiệu quả quỹ đất và giảm chi
phí đầu tư, bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của Tổ
chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Để sớm triển khai phương án, Thủ tướng giao Bộ
GTVT chỉ đạo Công ty Tư vấn ADP-I tiếp tục phối hợp với
Công ty Tư vấn ADCC hoàn thiện phương án điều chỉnh
quy hoạch, bảo đảm hiệu quả cao nhất. Đồng thời phối hợp
với UBND TP.HCM nghiên cứu, tính toán tổng thể, đề xuất
các giải pháp khả thi nhằm giảm ùn tắc giao thông tại khu
vực bên ngoài Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.
PHONG ĐIỀN
Giá vé tàu Cát Linh-Hà Đông dự kiến
10.000 đồng/lượt
(PL)- Sáng 10-8, tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề
“Tuyến đường sắt trên cao đầu tiên ở Hà Nội vận hành như
thế nào?” do báo
Giao Thông
tổ chức, ông Vũ Hồng Trường,
Tổng Giám đốc
Công ty TNHH
MTV Đường sắt
Hà Nội, khẳng
định tàu Cát
Linh-Hà Đông
di chuyển nhanh
hơn xe buýt. “Tốc
độ của tàu Cát
Linh-Hà Đông là
35 km/giờ và cố
định, còn xe buýt
phụ thuộc vào tình hình giao thông. Hiện nay xe buýt BRT
(xe buýt nhanh) đang chạy bình thường là 23 km/giờ, xe buýt
thường chỉ khoảng 16-18 km/giờ” - ông Trường thông tin.
Ông Trường cho biết thêm giá vé của tuyến đường sắt này
do UBND TP Hà Nội quyết định. Tuy nhiên, giá vé sẽ được
Nhà nước trợ giá nên không quá cao nhằm khuyến khích
người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công
cộng. “Qua khảo sát ý kiến người dân, đa phần họ chấp nhận
giá vé tại tuyến đường sắt này cao hơn xe buýt thông thường
35%-37%. Hiện vé lượt xe buýt trung bình tại nội đô Hà Nội
là 7.000 đồng/lượt, nếu vé đường sắt cao hơn 35% sẽ rơi vào
khoảng 10.000 đồng/lượt” - ông Trường nói.
Ông Trường cũng cho biết hành khách đi đường sắt Cát
Linh-Hà Đông phải chấp hành quy định như đi xe buýt, tức
không được mang hàng hóa, chỉ được mang theo hành lý.
Về tiến độ tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông, hiện dự án
đã đạt 96% khối lượng xây dựng cơ bản, thiết bị nhập về
trên 95% và lắp đặt hoàn chỉnh trên 86%.
VIẾT LONG
Chủ “siêu máy bơm” chống ngập
muốn ứng 30 tỉ đồng
(PL)- Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp
Quang Trung, chủ máy bơm chống ngập đường Nguyễn
Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), đã đề nghị Trung
tâm chống ngập TP.HCM tạm ứng trước 30 tỉ đồng với lý
do nguồn lực và chi phí cho công trình đã cạn kiệt. Theo
Công ty Quang Trung, số tiền tạm ứng 30 tỉ đồng sẽ được
dùng trong việc trả lương cho công nhân vận hành trạm
bơm, tiền nguyên vật liệu, tiền lãi ngân hàng, tiền điện…
Công ty Quang Trung cho biết từ năm 2017 đến nay, công ty
đã thực hiện bơm 30 lần; riêng từ đầu năm 2018 đến nay đã thực
hiện 17 lần bơm chống ngập nhưng chưa nhận được tiền thanh
toán hay tạm ứng từ phía Trung tâm chống ngập TP.HCM.
Đến nay hiệu quả của máy bơm chống ngập đường
Nguyễn Hữu Cảnh vẫn còn gây tranh cãi vì những ý kiến
trái chiều. Về số tiền thuê máy bơm, đến nay vẫn chưa có
đơn vị nào công bố con số chính thức. Trong một số văn
bản liên quan có thể hiện Công ty Quang Trung đề xuất
cho thuê máy bơm bảy năm với số tiền tương ứng hơn 170
tỉ đồng.
TRUNG THANH
Đoàn tàu đường sắt Cát Linh-HàĐông
chạy thử ngày 9-8. Ảnh: VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook