184-2018 - page 13

13
Nghiện chôm đồ
người khác rồi… vứt đi
Có những người luôn bị thôi thúc bởi mongmuốn “chôm” đồ của
người khác. Bác sĩ tâm thần có góc nhìn rất bao dung: Những người này
cần chữa bệnh!
HỒNGMINH
T
S-bác sĩ (BS) Phạm Tất
Thắng,GiámđốcBVTâm
thần TP.HCM, cho biết
ông đã khám bệnh, giám định
và điều trị cho những bệnh
nhân luôn bị thôi thúc bởi
mong muốn “chôm đồ” của
người khác. Nhiều người gọi
họ là kẻ cắp hoặc kẻ nghiện
ăn cắp. Theo BS Thắng, đó là
hội chứng xung động ăn cắp.
Ông nói: “Chúng ta hãy thông
cảmvà giúp đỡ họ chữa bệnh.
Tôi biết điều này không dễ
đối với nhiều người”.
Ăn cắp rồi vứt đi
Vừa qua BSThắng đã giám
định tâm thần cho một thiếu
niên 14 tuổi tên B. do công
an đề nghị. B. có một “bề dày
thành tích chôm chỉa” đáng
nể: Vào siêu thị, chợ, shop
chôm đồ nhiều lần, bị bảo vệ
bắt được, báo công an. Có
lần đi ngang qua tiệm vàng,
B. cũng lượn vào “chôm” vài
món. Nhiều lần cậu bị bắt quả
tang, gặp đủ chuyện rắc rối.
Cha mẹ năn nỉ, dỗ dành cũng
có, mà đánh đập nặng tay cũng
có nhưng B. vẫn chứng nào
tật nấy. Cũng có vài lần chôm
chỉa trót lọt, B. mang… cho
người khác hoặc vứt đi. Cậu
không hề có ý định chôm chỉa
để bán lấy tiền hoặc sử dụng.
Sau khi trò chuyện với gia
đình, BSThắng biết được cha
mẹ B. rất mắc cỡ, buồn bã
vì con. B. nghiện chôm chỉa
từ lúc còn bé xíu. Nhưng B.
luôn vứt đi sau đó hoặc đem
cho người khác. Sau khi được
BS kết luận mắc hội chứng
xung động ăn cắp, cậu được
miễn trách nhiệm hình sự và
được yêu cầu đi điều trị bệnh.
B. không phải là trường
hợp hiếm hoi mắc hội chứng
thích ăn cắp. Nhưng theo BS
Phạm Tất Thắng, cực hiếm
người đến gặp BS để được
giúp đỡ. Họ hầu hết đều giấu
bệnh hoặc không ý thức được
đây là một loại bệnh.
Giàu nghèo cũng
có thể mắc bệnh
TheoBSThắng, nhiềungười
lầm tưởng những người nghèo
khó, có tính tham vặt mới
mắc hội chứng này. Thật ra
đây là một dạng bệnh không
liên quan đến gia cảnh của
người mắc phải.
BS Thắng nói: “Có những
người rất giàu có, có địa vị
vẫn bị mắc hội chứng nghiện
ăn cắp. Tôi đã quan sát được
điềunàyquamột sốbệnhnhân.
Tôi cũng từng đọc trên báo
về những vụ việc một người
giàu có, nổi tiếng đi ra nước
ngoài ăn cắp nhiều lần với
những món đồ giá trị thấp.
Tôi cho rằng rất có thể họ
đã mắc chứng bệnh này. Các
bạn có thể giận dữ chửi rủa họ
nhưng với chuyên môn của
một BS, tôi chỉ nghĩ tới khả
năng giúp họ điều trị bệnh”.
Theo BS Thắng, dấu hiệu
quan trọng nhất để phân biệt
người mắc hội chứng xung
động ăn cắp với người phạm
tội ăn cắp chính là tính động
cơ. Người mắc bệnh thường
chỉ ham muốn thực hiện cho
bằng được hành vi ăn cắp chứ
không có động cơ sử dụng,
mua bán, kiếm tiền từ đồ vật
ăn cắp được. Vì vậy họ ăn
cắp xong thì vứt đi, hoặc cho
người khác, hoặc đem về nhà
cất giấu chứ không dùng đến.
Những người ăn cắp vì lòng
tham dù có muốn giả bệnh để
thoát tội cũng không được.
Người mắc bệnh xung động
ăn cắp luôn bị thôi thúc bởi
bản năng, bởi mongmuốnmà
người bệnh khó lòng cưỡng lại
được. Có thể trước và sau khi
ăn cắp, họ cũng cảm thấy xấu
hổ, tội lỗi. Nhưng mỗi khi có
cơ hội ăn cắp, họ lại dễ dàng
đánh mất khả năng kiểm soát.
BS Thắng khuyên: “Nếu con
em bạn luôn thích chôm đồ
của người khác thì nên đến
khámBS và điều trị càng sớm
càng tốt. Việc trừng phạt, đánh
mắng, xa lánh không thể giúp
mà chỉ làm tâm lý của các em
bất ổn hơn”.
Qua nhiều kênh tiếp xúc và
nghiên cứu, TS-BS PhạmTất
Thắng cho biết còn có những
chứng bệnh tâm lý oái oăm
không kém. Ví dụ, hội chứng
xung động khiến người bệnh
bị thôi thúc đốt nhà, bị thôi
thúc làm đau chính bản thân
mình…•
Tiêu điểm
Người mắc hội
chứng xung động ăn
cắp chỉ muốn thỏa
mãn hành vi ăn cắp
chứ không có động
cơ sở hữu hay làm
giàu từ đồ ăn cắp.
Việt Nam đoạt 1 HCB, 4 HCĐ cuộc thi
toán học thế giới 2018
(PL)- Ngày 11-8, tại khuôn viên Trường ĐH
Stanford (Hoa Kỳ) đã diễn ra vòng chung kết
cuộc thi toán học thế giới - World Mathematical
Olympiad 2018 do Hiệp hội Olympiad toán học thế
giới (WMO) tổ chức.
Đây là năm thứ ba Việt Nam tham dự vòng chung
kết WMO cùng với nhiều thí sinh đến từ chín quốc
gia (Mỹ, Canada, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Thái Lan, Singapore, Mexico). Đội tuyển Việt Nam
tham dự cuộc thi gồm 12 học sinh khối lớp 6 của
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM.
Khi tham dự cuộc thi, đội tuyển Việt Nam đã có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tâm lý lẫn kiến thức, kỹ
năng làm việc nhóm. Kết quả, trải qua hai phần thi
cá nhân và làm việc nhóm, đội tuyển Việt Nam đã
đoạt một huy hương bạc (HCB) và bốn huy chương
đồng (HCĐ).
Trong đó HCB thuộc về học sinh Nguyễn Ngọc
Khánh Linh và HCĐ gồm: Trương Quốc Cường,
Đinh Nhật Minh, Phạm Ngọc Huyền, Lâm Hữu
Hào. Năm nay quốc gia đoạt huy chương vàng đồng
đội là Hàn Quốc.
Để chuẩn bị cho cuộc thi WMO 2018, Sở
GD&ĐT TP.HCM đã phối hợp với Công ty EMG
Education - đơn vị đại diện chính thức tại Việt Nam
của Hiệp hội Olympiad toán học thế giới - WMO
tổ chức bồi dưỡng những học sinh xuất sắc đại diện
cho Việt Nam tranh tài.
World Mathematics Olympiad là kỳ thi toán học
quốc tế dành cho học sinh 8-13 tuổi được tổ chức
hằng năm, thu hút hàng ngàn học sinh từ nhiều quốc
gia trên thế giới tham dự.
WMO là một sân chơi trí tuệ dành cho các tài
năng toán học trẻ tuổi, qua đó học sinh từ nhiều
quốc gia trên thế giới có cơ hội được trải nghiệm
và thử sức với các bạn đồng trang lứa đại diện cho
các quốc gia có nền toán học phát triển hàng đầu
như Mỹ, Canada, Anh, Singapore, Hàn Quốc, Trung
Quốc...
Với chủ đề phát triển giáo dục STEM, năm nay
bài thi WMO đặc biệt chú trọng tính sáng tạo, khả
năng làm việc nhóm, tư duy suy luận trực giác và
khả năng giải quyết vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
THỤC ĐOAN
Phiên chợ 0 đồng dành cho
hàng trăm bệnh nhân nghèo
Sáng 12-8, phiên chợ 0 đồng dành cho bệnh nhân
nghèo tại BV quận Thủ Đức, TP.HCM được diễn ra.
Đây cũng là lần thứ hai phiên chợ được tổ chức. 
So với lần trước có 10 gian hàng thì lần này phiên
chợ có 22 gian hàng bày bán phong phú các nhu
yếu phẩm như dầu ăn, đường, sữa, bột ngũ cốc, gạo,
bánh bông lan, mì tôm… Ngoài ra còn có các vật
dụng như kem đánh răng, bình nước, hộp đựng cơm,
quần áo, đồ dùng cá nhân…
Tổng kinh phí chương trình là 250 triệu đồng, do
các mạnh thường quân cá nhân và doanh nghiệp
đóng góp.
Khi tham gia phiên chợ, bệnh nhân sẽ được ban tổ
chức phát bảy thẻ mua hàng miễn phí. Người bệnh
hoặc người thân có thể tự do lựa chọn các món hàng,
thực phẩm hay đồ dùng theo nhu cầu cá nhân trong
số hàng trăm món hàng được bày bán.
Tại phiên chợ còn có hoạt động cắt tóc miễn phí
giúp các bệnh nhân điều trị nội trú lâu ngày. Các phụ
huynh và bệnh nhi còn được lựa chọn sách vở cũ tại
gian hàng văn phòng phẩm. Bên cạnh đó, phiên chợ
còn có các chương trình xiếc, ảo thuật và ca nhạc
phục vụ nhu cầu giải trí của bệnh nhân.
Đặc biệt, các bệnh nhân ung thư và chạy thận
nhân tạo tại bệnh viện được bốc thăm với nhiều
phần quà có giá trị và giao lưu với các nghệ sĩ.
Đây là một hoạt động rất ý nghĩa của phòng Công
tác xã hội BV quận Thủ Đức nhằm giúp các bệnh
nhân có hoàn cảnh khó khăn đang lưu trú tại bệnh
viện giảm bớt gánh nặng chi phí trong đời sống, góp
phần tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, phấn khởi cho
bệnh nhân, thân nhân và nhân viên y tế.
TUẤN THỊNH
Người giấu bệnh xung động
ăn cắp có thể gặp nguy hiểm
bởi có thể bị đánh, bị tấn công.
Hoặc ít nhất thì họ cũng gặp
nhiều thất bại trong cuộc sống
bởi bị người khác coi thường,
đề phòng, từ chối giao tiếp.
Đời sống xã hội -
ThứHai 13-8-2018
Cần bao dung với người bệnh
Chữa chứngbệnh xungđộng ăn cắp không
đơn giản. Các bệnh nhân có những dạng tâm
lý và thể chất khác nhau nên không thể tác
động bằng một công thức có sẵn. Các BS sẽ
điều trị kết hợp thuốc và các liệu pháp tâm lý.
Hai yếu tố còn lại là nghị lực của người bệnh
và sựbaodung của nhữngngười xungquanh
để không trở nên ác ý, kỳ thị họ.
TS-BS
PHẠMTẤT THẮNG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook