184-2018 - page 12

12
THỦY TRÚC
T
hời gian một năm trở
lại đây, những ai lui tới
thường xuyên ởThư viện
Khoa họcTổng hợpTPkhông
còn xa lạ với hình ảnh một
cụ ông cần mẫn ghi chép, tra
cứu từ vựng tiếngAnh trong
thư viện mỗi ngày.
Hơn 50 cuốn tập chi
chít từ vựng tiếng Anh
Hơn 20 năm trước, khi thấy
con gái út của mình gặp khó
khăn trong việc học tiếng
Anh, ông Từ Trung Chánh
(77 tuổi, quận 1) đã quyết
định phải tìm ra cách để có
thể giúp con tiếp thu dễ dàng
ngôn ngữ này.
Vì đã có vốn tiếng Anh
sẵn nên ông Chánh đã nghĩ
ra cách viết tất cả từ vựng
ra vở, kèm theo đó là loại
từ, cách dùng và những từ
liên quan. Tất cả đều sắp
xếp theo một trật tự và phân
biệt theo ba màu mực như
động từ bất quy tắc màu
xanh; động từ quy tắc, khiếm
khuyết có màu đỏ; những
loại khác như trạng từ, liên
từ, tính từ được viết bằng
màu mực đen.
Từ đó niềm đam mê với
tiếng Anh của ông Chánh
lớn dần. Suốt 25 năm qua,
ông đã viết kín đầy hơn 50
cuốn tập 200 trang những từ
tiếng Anh thuộc đủ các lĩnh
vực, từ sinh học, y học, văn
hóa đến chính trị, quân sự…
Với chỗ ngồi quen thuộc
bên cửa sổ thư viện, mỗi ngày
ông bắt đầu học từ 7 giờ sáng
cho đến 4 giờ chiềumới trở về
phòng trọ nghỉ ngơi. Ông chỉ
mang theo vỏn vẹn chiếc túi
xách nhỏ, bên trong là những
cuốn vở, mới có, đã ngả vàng
theo thời gian hàng thập niên
viên hay viết đơn thuê cho
những người cần. Mà công
việc không thường xuyên nên
ông phải tiết kiệm từng chút
một để trang trải từng bữa ăn
và tiền xăng xe để đi đến thư
viện hằng ngày.
Bữa ăn quen thuộc của ông
Chánh là bánh mì và cơm từ
thiện 2.000 đồng. “Trưa nay
tui được anh giữ xe cho hộp
cơm, vậy là bữa tối nay không
phải lo rồi” - ông Chánh lấy
hộp cơm trong túi ra, hồ hởi.
Ông Hai, làm việc tại bãi
giữ xe của thư viện chia sẻ:
“Thấy ông Chánh lớn tuổi
mà hoàn cảnh lại khó khăn
nên tôi coi ông như cha mẹ,
giúp được gì thì tôi giúp hết
mình. Thường thì tôi không
lấy tiền xe, còn đến bữa mình
ăn gì thì mời ông ăn chung.
Tôi cũng hay dành phần để
ông mang về nhà”.
Thư viện không làm việc
vào ngày thứ Sáu hằng tuần
nên ông Chánh ra Công viên
23-9học từ sángđến chiềunhư
giờ giấc quen thuộc. Nếu đêm
nào có từ vựng tiếngAnh mới
mà ông không nhớ ra được
thì y như rằng ông trằn trọc
không yên. Ông bảo ông chỉ
mong trời mau sáng để có thể
đến chiếc bàn quen thuộc ấy
trong thư viện, tra cứu từ vựng
tiếng Anh và chép vào tập.
Và ngày qua ngày vẫn với
mái đầubạcphơ, quênđi những
nỗi lo của cuộc sống thường
ngày, ông Chánh cặm cụi ghi
chép, lật từng trang từ điển
tiếng Anh bằng đôi tay gầy
nhăn nheo ở Thư viện Khoa
học Tổng hợp TP.HCM.•
Cụ ông gần 80 tuổi
miệt mài học tiếng Anh
Dù đã ở độ
tuổi xưa nay
hiếmnhưng
ông Từ Trung
Chánh (77
tuổi, quận 1)
vẫnmỗi ngày
đếnThư viện
Khoa học
Tổng hợp
TP.HCM
để học
tiếng Anh.
Mơ xuất bản cuốn
sách tiếng Anh
Hiện nay, mong muốn lớn
nhất của ông Chánh là có thể
xuất bảnmột cuốn sáchkết cấu
văn phạm tiếng Anh của riêng
mình.Ôngđangdầnhoànthiện
ước muốn này bằng cách chắt
lọc và sắpxếpcác từvựngmình
đã chép trong25nămqua theo
trình tự bảng chữ cái để làm
sao cho chúng có thể logic và
dễ hiểu nhất.
Tiêu điểm
Ông Chánh thường xuyên đọc báo điện tử bằng tiếngAnh để cập nhật tin tức quốc tế lẫn trong nước.
Ảnh: T.TRÚC
cũng có. Kèm với đó là chiếc
túi dây rút đựng các loại bút
mà chủ yếu được sinh viên
học ở đây tặng vì khâm phục
tinh thần học tập cũng như
chia sẻ với hoàn cảnh khó
khăn của ông.
Ông Chánh cho biết ngày
nào ra đường gặp phải từ gì
lạ, câu nào mới trong tiếng
Anh là ông lại về dò trong
từ điển, kết hợp với nghĩa
mà mình đã suy nghĩ trong
đầu để tìm ra nghĩa và cách
dùng phù hợp nhất rồi chép
vào tập.
Thanh Nga, sinh viên ĐH
Sư phạmTP.HCM, người vẫn
thường đến thư viện, bày tỏ:
“Khi biết cụ Chánh đến thư
viện này để học tiếng Anh
thì tôi thật sự khâm phục vì
ở tuổi như cụ, đối với nhiều
người, việc đi lại hay đọc
sách đã là một rào cản rồi.
Ví dụ như bản thân tôi, đi
học tiếng Anh chỉ vì để có
thể tốt nghiệp hay xin việc
làm thì tôi càng nể phục tinh
thần ham học của cụ hơn”.
Nếu đêm nào có từ
vựng tiếng Anh mới
mà ông không nhớ
ra được thì y như
rằng ông trằn trọc
không yên.
Đam mê tiếng Anh
lấn át cô đơn và
nghèo túng
Đáng lẽ ở cái tuổi phải được
quây quần bên con cháu thì
cuộc sống của ông Chánh
lại gặp nhiều khó khăn. Sau
nhiều biến cố trong gia đình,
hiện tại ông sống một mình
tại một căn phòng trọ nhỏ
trên đường Phạm Ngũ Lão
(quận 1). Tuổi đã cao, ông
không làm được việc nặng
nên kiếm sống bằng việc dạy
ngữ pháp tiếngAnh cho sinh
Đời sống xã hội -
ThứHai 13-8-2018
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÔNG BÁO
Ngày 31-7-2018,Tòa án nhân dânTP.HCMđã ra Quyết định số
1009/2018/QĐ-TBPS tuyên bố phá sản đối với Công ty Cho thuê
tài chính II Ngân hàngNôngNghiệp và PhátTriển nông thônViệt
Nam, địa chỉ: 422 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định
hoặc được thông báo hợp lệ quyết định nói trên. Công ty cho
thuê tài chính II Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam, các chủ nợ, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM, Cục
ThuếTP.HCM, Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và
Đầu tư TP.HCM có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại
TP.HCM xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM có quyền
kháng nghị quyết định này.
Quảng cáo
CÔNG AN QUẬN BÌNH THẠNH
THÔNG BÁO TÌM NGƯỜI
Lê Tiến Danh
(SN:1992).
Lê Hồng Công
(SN: 1990),
LêMinhĐức
(SN:1996)cùngHKTT:KP2,TT.IaKha,IaGrai,
GiaLailiênquanđếnvụviệcCQĐTthụlý.Danh,Công,Đức
ở đâu đến Đội CSKT CAQ. Bình Thạnh, 473B Bạch Đằng,
P2, Quận BìnhThạnh, TP.HCMgặp ĐTV Lê Thanh Sang.
Chỉ sau một lần được nhân viên thư viện
hướng dẫn, ông Chánh đã sử dụng thành
thạo máy tính có kết nối Internet trong thư
viện để học tiếng Anh. Và cứ thế, mỗi ngày
ông Chánh lại đọc tin tức trên các báo điện
tử tiếng Anh như BBC News, VOA. Vừa đọc
ông vừa nhẩmdịch ra tiếngViệt. Sau đó ông
lại đọc thêm một số trang báo điện tử uy
tín trong nước và dịch lại ra tiếng Anh. Cứ
như vậy, mỗi khi thấy có từ vựng nào mới,
cấu trúc câu tiếng Anh nào lạ, ông lại đánh
dấu, dò tìm trong từ điển và chép lại vào tập.
Trước đây, hầu như ngày nào ông Chánh
cũng mua báo giấy để đọc nhưng sau này
cuộc sống khó khăn nên thói quen này bị
gián đoạn. Những chiếc máy tính trong
thư viện đã giúp ông quay lại với thói
quen đọc báo mà không tốn bất kỳ chi phí
nào nhờ chính sách dành cho người cao
tuổi của Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.
Truy cập Internet để đọc báo tiếng Anh mỗi ngày
Vở chèo
Quan Âm Thị Kính
tái xuất sân khấu thủ đô
Công chúng thủ đô sẽ một lần nữa được ngả nghiêng
theo ánh mắt lúng liếng đưa tình của cô “gái dở đi rình
của chua” Thị Mầu, lặng người cùng nỗi đau của Thị Kính
khi vở chèo
Quan Âm Thị Kính
tái xuất sân khấu Nhà hát
chèo Việt Nam (71 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) vào
tối 25-8.
Vở diễn có sự tham gia của NSƯT Thanh Ngoan, NSƯT
Đoàn Vinh, Tuấn Tài, NSƯT Hà Thảo, nghệ sĩ Lệ Thu…
Bản dựng
Quan Âm Thị Kính
trình diễn lần này giữ
nguyên theo cấu trúc do NSND Trần Bảng, cây đại thụ
của làng chèo, dàn dựng vào những năm cuối của thế kỷ
20: Kết hợp tính chất ước lệ của sân khấu chèo cổ phương
Đông với những thủ pháp dàn dựng chặt chẽ theo lối kịch
nghệ phương Tây.
Dù được diễn trên sân khấu hộp nhưng NSND Trần
Bảng đã “trả lại” cho
Quan Âm Thị Kính
không khí hội hè
sống động của chèo cổ sân đình.
Tích chèo
Quan Âm Thị Kính
kể về nhân vật Thị Kính
đẹp người, đẹp nết, là vợ của Thiện Sỹ. Trong lúc Thiện
Sỹ ngủ, Thị Kính định cắt sợi râu mọc ngược trên gương
mặt chồng. Đúng lúc này Thiện Sỹ tỉnh giấc. Thị Kính bị
kết tội mưu toan giết chồng.
Nỗi oan không biết ngỏ cùng ai, Thị Kính đành giả
trai đi tu, trở thành chú tiểu Kính Tâm. Trong thời gian ở
chùa, Kính Tâm bị Thị Mầu đổ oan tội thông dâm khiến
ả chửa hoang. Kính Tâm bị làng phạt vạ, sống trong sự
ghẻ lạnh của người đời nhưng vẫn yêu thương, chăm sóc
đứa bé do Thị Mầu sinh ra. Đến khi “chú tiểu” Kính Tâm
kiệt sức, qua đời, sự thật mới được phơi bày. Thị Kính hóa
thành Phật Quan Thế Âm.
MỸ DUYÊN
Vở
Quan Âm
Thị Kính
sẽ tái
xuất sân khấu
Nhà hát chèo
Việt Namvào
tối 25-8.
Ảnh: BTC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook