184-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 13-8-2018
“Đa số các nhà chờ
xe buýt đều rơi vào
tình trạng giống
nhau: Trở thành
nơi vẽ bậy, nơi vứt
rác bừa bãi, thậm
chí là nơi tập kết
các xe rác nhỏ.”
Ông
Trần Chí Trung,
Giám đốc Trung tâm
Quản lý và điều hành vận
tải hành khách công cộng
Nhà chờ xe buýt vô tình trở thành
bãi rác
Trung tâm đã làm nhiều phương án để thu hút người
dân sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển chính.
Tuy nhiên, để làm được điều này thì cần phải nâng cao
chất lượng hạ tầng, bến bãi. Song thực tế vẫn còn một số
bộ phận người dân chưa có ý thức đã xả rác ngay tại trạm
hoặc mang rác từ nhà ra trạm xả. Từ đó nhiều trạm chờ xe
buýt vô tình trở thành bãi rác.
Ông
TRẦN CHÍ TRUNG
,
Giám đốc Trung tâm Quản lý
và điều hành vận tải hành khách công cộng.
Rác bao vây các trạm chờ xe buýt
Rất nhiều trạm chờ xe buýt trên địa bàn TP.HCMvô tình trở thành bãi tập kết, nơi trung chuyển rác,
bán hàng rong…
ĐÀOTRANG
T
P.HCM đang khuyến
khích, thu hút người
dân di chuyển bằng xe
buýt nhằm giảm tình trạng
tắc đường. Tuy nhiên, trên
thực tế thì hàng loạt nhà chờ
xe buýt bỗng dưng trở thành
nơi tập kết rác, trung chuyển
rác, vẽ bậy, bán hàng rong,
nơi ngủ của những người qua
đường…Những hình ảnh này
đã làm mất mỹ quan đô thị
và ảnh hưởng đến chính sách
thu hút người dân đi xe buýt.
Có chỗ nghỉ mà
không dám ngồi
Hàng loạt trạm xe buýt trên
đường Trương Định, Trường
Sa,VõVănTần (quận3); Cách
Mạng Tháng Tám (quận 10,
quận Tân Bình); Điện Biên
Phủ, quốc lộ 13 (quận Bình
Thạnh)…đã trở thànhnơi chứa
rác hoặc địa điểm tập kết rác.
Tại trạmxe buýt trên đường
Trường Sa (quận 3), toàn bộ
xe rác, xe ba gác, xe máy
dựng ngay trong trạm dừng
chân, trong khi không có một
hành khách nào ngồi ở khu
vực này.
Mùi hôi thối do rác bốc lên
ở các trạmxe buýt trên đường
Nguyễn Trãi, Trần Phú (quận
5), Nguyễn Tri Phương (quận
10) phát ra từ nhiều ngày nay.
Anh Nguyễn Minh Tuấn
đón xe buýt trên đường
Trường Sa, quận 3 bức xúc:
“Nhà chờ xe buýt mà người
ta tập kết rác như vậy thì sao
có thể ngồi được? Lẽ ra rác
phải để xa nơi nhà chờ xe
buýt chứ lấn chiếm như vậy
thì hành khách không biết
đứng ở đâu”.
Tương tự, một hành khách
tên Nguyễn Minh Châu đón
xe trên đường Hùng Vương,
quận 10 chia sẻ: “Đây là nơi
dừng chân, nghỉ ngơi cho
người dân đứng chờ xe buýt
song lại phải chịu mùi hôi từ
rác. Thậm chí nhiều người ở
nơi khác còn mang rác ra đổ
ngay gần trạm xe buýt. Họ cứ
nghĩ trạm xe buýt là nơi tập
kết rác hay sao đó. Không lẽ
chính quyền bó tay với tình
trạng này?”.
Khó xử lý
Ông Trần Chí Trung, Giám
đốc Trung tâm Quản lý và
điều hành vận tải hành khách
công cộng, cho biết trên địa
bàn TP.HCM có hơn 4.000
điểm dừng chân chờ xe buýt.
Đa số các nhà chờ xe buýt
đều rơi vào tình trạng giống
nhau: Trở thành nơi vẽ bậy,
nơi vứt rác bừa bãi, thậm chí
là nơi tập kết các xe rác nhỏ.
Ông Trung nhìn nhận việc
đảm bảo vệ sinh cho khu vực
trạm chờ xe buýt thuộc trách
nhiệm của trung tâm. Tuy
nhiên, với tình trạng vẽ lên
các trạm chờ xe buýt hiện
nay rất khó khắc phục, hễ
Phiền phức vì hàng xóm kinh doanh thực phẩm trong khu dân cư
Cơ quan trả lời
Gia đình ông Tại phải đóng chặt cửa để ngăn chặn khói bụi.
Ảnh: THÁI NGUYÊN
Báo
Pháp Luật TP.HCM
có nhận được phản ánh của
ông Vũ Tấn Tại (phường Linh Đông, quận Thủ Đức) về
việc hàng xóm nấu bún tươi, đồ ăn công nghiệp trong khu
dân cư khiến không khí xung quanh bị ô nhiễm.
Ông Tại cho biết: “Kế nhà ông có một cơ sở chuyên sản
xuất bún tươi, họ đốt lò bằng vỏ điều với mùi khói rất khó
chịu, gây ô nhiễm cho gia đình tôi. Trước đây tôi đã khiếu
nại và được giải quyết. Tuy nhiên, gần đây cơ sở này tiếp
tục làm bún tươi nhưng dùng than đá gây ô nhiễm môi
trường, tôi có khiếu nại ra phường và quận nhưng sau đó
cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động. Hiện nay cơ sở này có
chuyển qua sản xuất thức ăn công nghiệp cho 5.000 công
nhân và gia đình tôi vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng”.
Tương tự, phía sau gia đình ông Tại ở số 9 đường số
19 cũng sản xuất bún tươi, toàn bộ khói bụi đều bay sang
nhà, gây ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình ông Tại. “Tôi
sống ở đây nhưng phải chịu cảnh khói bụi vây quanh từ
việc kinh doanh của những người hàng xóm. Kinh doanh
thì không ai cấm nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường”
- ông Tại nhấn mạnh.
Ông Tại cho biết thêm: “Con trai tôi bị lao phổi mà phải
thường xuyên hít phải khói bụi và mùi than đá từ các cơ
sở sản xuất trên. Bây giờ các cơ sở này vẫn tiếp tục nấu ăn
thì cả gia đình tôi sẽ sống như thế nào đây?”.
Đại diện UBND phường Linh Đông, quận Thủ Đức cho
biết: UBND phường đã phối hợp với khu phố, tổ dân phố
tiến hành kiểm tra, xác minh thì thấy nhà số 7 đường 19
không phát hiện hoạt động như đơn của ông Tại phản ánh.
Đối với nhà số 9 đường số 19 thì tại thời điểm kiểm
tra, cơ sở này đang sản xuất bún. Cơ sở hoạt động không
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định,
không trang bị thiết bị phòng, chống cháy nổ, không có
giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu vực sản
xuất bún tươi nằm trong khuôn viên nhà ở, có diện tích
khoảng 100 m
2
, gồm hai lò nấu bún và tám bồn đựng bột.
Sau khi lập biên bản và tiếp xúc với chủ cơ sở sản xuất
bún thì chủ cơ sở đã cam kết khắc phục các nội dung liên
quan. Trong thời gian này, UBND phường đề nghị chủ cơ
sở này cải tạo hệ thống xả khói để đảm bảo khí thải ra môi
trường không ảnh hưởng đến cư dân xung quanh.
Đồng thời UBND phường, tổ dân phố, khu phố và các
ban, ngành liên quan tiếp tục phối hợp kiểm tra, giám sát
việc thực hiện xử lý đối với hoạt động của cơ sở này.
THÁI NGUYÊN
Bạn đọc cần phản ánh, cung cấp thông tin vui lòng liên
hệ số điện thoại: 0982.000.333 - (028) 39919613; email:
BÁO
PHÁP LUẬT TP.HCM
khắc phục xong thì đâu lại
vào đấy. Còn các vấn đề rác
thải bao vây trạm xe buýt,
người dân nằm ngủ nhếch
nhác ở trạm thì thuộc trách
nhiệm của chính quyền địa
phương nơi đó.
“Để giải quyết dứt điểmtình
trạng này thì các địa phương
cần nâng cao việc kiểm tra và
xử lý các trường hợp vi phạm.
Đặc biệt phải nâng cao ý thức
người dân trong việc giữ gìn
vệ sinh nơi công cộng” - ông
Trung nhấn mạnh.
Đối với tình trạng các xe
tập kết rác ở các trạm xe buýt,
phía trung tâm đã thường
xuyên gửi văn bản có ý kiến
với địa phương và các công
ty dịch vụ công ích nhằm di
dời điểm tập kết rác đi nơi
khác. Trên thực tế, hiện nay
các đơn vị này vẫn chưa tìm
được điểm tập kết rác thay
thế nên chưa thể giải quyết
triệt để được.
Khi chúng tôi phản ánh tình
trạng này, đại diện UBND
quận 10 (TP.HCM) và một
số quận khác cho biết sẽ cử
lực lượng kiểm tra, xử lý
đối với các trường hợp xả
rác bừa bãi, làm mất vệ sinh
công cộng. 
Đại diện UBND phường
Cầu Kho, UBND quận 1
cho biết thực tế hiện nay có
nhiều trạm xe buýt trở thành
các bãi rác do người dân vứt
ra. Tuy nhiên, trên thực tế
UBND phường chưa bắt và
xử lý được các trường hợp
vi phạm. Đa số các trường
hợp đều do người dân mang
ra vứt hoặc công ty dịch vụ
công ích thu gom rác đúng
vào giờ cao điểm. UBND
phường đã kiến nghị với
công ty dịch vụ công ích
thu gom rác sớm hơn. Đồng
thời phường sẽ tuyên truyền,
vận động người dân không
vứt rác ra trạm xe buýt nữa.•
Những bãi rác nằmở trạmchờ xe buýt trên đườngHùng Vương, quận 10. Ảnh: ĐÀOTRANG
Côngtydịchvụcôngíchthugomráctạitrạmxe
buýttrênđườngTrườngSa,quận3.Ảnh:Đ.TRANG
TrạmxebuýtởđườngThànhThái,quận10thường
xuyêntrởthànhnơingủcủangườidân.Ảnh:Đ.TRANG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook