184-2018 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 13-8-2018
Sổ tay
Hàng giả, hàng nhái giờ nhan nhản trên thị trường. Những
kẻ kinh doanh chúng ngày càng tinh vi và táo tợn hơn. Có
thể nói rằng hễ lên mạng mua hàng, bạn có rất nhiều nguy
cơ trở thành một nạn nhân của hàng giả, hàng nhái.
Nói thì nói vậy, thương mại điện tử đang là xu thế thời đại
công nghệ trên nền tảng Internet và càng phát triển hơn nữa
với công nghệ 4.0. Chuyện mua hàng online cũng dễ gây
ghiền và trở thành một thú vui chẳng thua kém gì chuyện
tung tăng shopping trong các siêu thị. Vấn đề ở đây nằm ở
chỗ người mua hàng cần phải có những kỹ năng cơ bản để
tránh mua hớ giá cũng như mua phải hàng giả, hàng nhái.
Bạn chỉ nên mua hàng tại các cửa hàng online, trang web
có uy tín, trước hết là chính thức và có dấu xác thực (chẳng
Làmsaođể giảmbớt nguy cơmuaphải hànggiả trênmạng?
hạn như có logo đã đăng ký với Bộ Công Thương). Tất nhiên
là không có gì tuyệt đối cả. Nhưng dù sao mua ở đó vẫn an
toàn hơn là hàng quán đầu đường xó chợ, bá vơ. Theo kinh
nghiệm của tôi, mua hàng ở các dịch vụ, cửa hàng chính
thức vẫn an toàn hơn là mua hàng bán trên mạng xã hội như
Facebook. Trên thế giới đang có trào lưu mua hàng online
theo sự gợi ý của bạn bè, người có uy tín. Đó là lý do mà
ngày càng có thêm nhiều người của công chúng tham gia
kiếm tiền bằng cách này. Mua hàng theo gợi ý này là một
cách mua hàng an toàn trên các mạng xã hội như Facebook.
Khi thấy một mặt hàng ưng ý, bạn cần tìm đến website
của nhà sản xuất để kiểm chứng sản phẩm. Bạn cũng
cần copy tên, model, mã số của món hàng đó rồi dùng
công cụ tìm kiếm (như Google Search) để có được các
thông tin cần thiết. Trong trường hợp không tìm được
nhà sản xuất, bạn có thể vào các website phân phối và
bán hàng để search tìm thông tin món hàng đó. Tốt nhất
là tìm nhiều nguồn thông tin để kiểm chứng và xác thực.
Để khỏi bị hớ về giá, bạn có thể tham khảo thêm
những người bán khác cũng bày hàng trên cùng cửa
hàng online. Chẳng hạn, khi mua hàng trên Lazada,
Amazon,… bạn sẽ thấy xuất hiện thông tin những cửa
hàng đang có bán mặt hàng mà bạn quan tâm. Bạn cũng
có thể tìm thêm giá bán từ các cửa hàng online khác.
Và có một nguồn tham khảo khả tín là những website
chuyên so sánh giá cả thị trường.
Bộ Công Thương sẽ “bêu tên”
các website bán hàng vi phạm
Bộ CôngThương đang xây dựng dự thảo thông tư quy định
về quản lýwebsiteTMĐT ứngdụng trên thiết bị di độngnhằm
khắc phục những điểmhạn chế trong quản lý, đồng thời đưa
hoạt động kinh doanh trực tuyến vào khuôn khổ. Bộ sẽ cho
công khai tên website TMĐT, ứng dụng di động cũng như
tên và thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu
website, ứng dụng có các hành vi vi phạm.
NHÓMPHÓNGVIÊN
K
hông thể phủ nhận rằng
nhờ các trang thươngmại
điện tử (TMĐT) mà việc
mua bán trở nên thuận lợi bởi
chỉ cần một cú click chuột thì
“cái gì cũng có”. Tuy nhiên,
bên cạnh mặt tốt thì vẫn tiềm
ẩn hàng loạt vấn đề như hàng
giả, hàng kém chất lượng...
tràn ngập trên các trang bán
hàng này và người tiêu dùng
phải lãnh đủ.
"Thượng vàng hạ cám"
Trên các trang Lazada,
Shopee, Sendo,Adayroi.com,...
khách hàng có thể chọn mua
bất cứ loại hàng hóa có giá trị
từ vài triệu đến vài chục triệu
đồngnhư điện thoại, máy tính
xách tay, máy ảnh, xe máy
đến hàng hóa có giá trị thấp
hơn như thời trang, mỹ phẩm,
hàng gia dụng, bách hóa tổng
hợp sử dụng hằng ngày.
Đơn cử, chỉ cần gõ “giày
Converse” thì trên các trang
bán hàng Shopee, Lazada hiện
ra các mức giá siêu rẻ từ vài
trăm ngàn đồng đến vài triệu
đồng, thậmchí chỉ cần100.000
đồng là có một đôi giày được
giới thiệu là Converse “chính
hãng”.
Hay tìmkiếmmua “tai nghe
iPhone chính hãng” thì đủ các
loại thượngvànghạcámvới giá
thậm chí dưới 100.000 đồng.
Trong khi đó, với một tai nghe
chính hãng, giá bán hiện được
niêm yết là 800.000 đồng tại
FPT Shop.
Cửa h à ng TimeZon e
(TP.HCM) đăng ký bán trên
Lazada tai nghe iPhone với
mứcgiáchỉ 15.000đồng.Trong
phần hỏi đáp, nhiều người đặt
câu hỏi đây có phải hàng chính
hãng không. Chủ shop trả lời
qua loa và nói rằng đây là hàng
đang giảm giá.
Không ít các trang
TMĐT đang hoạt
động rất bát nháo,
các sàn TMĐT cũng
không đưa ra các
chính sách kiểm
soát nguồn hàng
được bán trên sàn.
Chỉ khi phát sinh
vấn đề mới kiểm tra
hàng hóa.
Sai phạm của sàn thương mại đi
Sự phát triển của các trang thươngmại điện tử có
mặt tốt nhưng cũng phát sinh nhiều hệ lụy về chất
lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
Khôngchỉ bánhàngnhái, các
trangTMĐTcòn là nơi bán các
sản phẩmcó chất lượng không
giống, tương xứng hoặc khác
xa với thực tế.
Anh Lê Ẩn (ngụ quận Tân
Bình, TP.HCM) vàomột trang
bán hàng điện tử để đặt mua
nước giặt Omo. Mọi giao
dịch đều thể hiện thành công
và thanh toán tiền qua mạng.
Tuy nhiên, khi nhận hàng và
kiểmtra, anhẨnmới phát hiện
sản phẩmkhông đúng thể tích,
loại hàng cũng như giá cả của
sản phẩm anh nhận thấp hơn
so với sản phẩm anh đặt mua.
Anh phản ánh lên trang này
thì hệ thống chỉ ghi nhận và
để đó mà không xử lý. “Hơn
một tháng nhưng phản ánh của
tôi vẫn không được xử lý. Chỉ
khi tôi liên tục gửi email và gọi
điện thoại nhiều lần thì nhân
viên chăm sóc khách hàng
mới giải quyết. Phía bên Tiki
lúc này chọn phương án hoàn
tiền chứkhôngđổi sảnphẩmvì
họ nói sản phẩm tôi đặt không
còn hàng” - anh Ẩn chia sẻ.
Ngoài ra, các sàn TMĐT
ngang nhiên cho phép người
bán bán các sản phẩm có nội
dung không được phép. Thử
tìm kiếm “thuốc kích dục”,
một mặt hàng cấm, trên trang
Lazada,hàngloạtmặthànghiện
ra với giá chỉ từ 25.000 đồng
cho đến hơn 500.000 đồng.
Lỗ hổng nào trên
các trang TMĐT?
Theo luật sư Nguyễn Quốc
Phong(ĐoànLuậtsưTP.HCM):
TheoquyđịnhBộCôngThương
ban hành từnăm2014, chủ sàn
giaodịchTMĐThaywebsitebán
hàng phải có trách nhiệmngăn
chặn và loại bỏ những thông
tin bán hàng giả, hàng nhái,
hàng nhập lậu, hàng vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ... Nhưng
thực tế nhiều sàn TMĐTđang
có vẻ không tuân thủ về pháp
luật trong hoạt động củamình.
Theo đó, khoản 3 Điều 36 của
Nghị định 52 yêu cầu thương
nhân, tổ chức, cá nhân là người
bán trên sàn giao dịch TMĐT
cung cấp thông tin khi đăng
ký sử dụng dịch vụ trên sàn”.
Theo đó, ông Phong cho
biết nội dung đăng ký gồm
tên, địa chỉ trụ sở của thương
nhân, tổ chức hoặc tên và địa
chỉ thường trú của cá nhân.
Ngoài ra, pháp luật yêucầuphải
cung cấp số, ngày cấp và nơi
cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của thương nhân,
hoặc số, ngày cấp và đơn vị
cấp quyết định thành lập của tổ
chức hoặc mã số thuế cá nhân
của cá nhân. “Như vậy, một
số sànTMĐT hiện nay không
yêu cầu người bán hàng cung
cấp đăng ký kinh doanh là sai
luật. Chính điều này đã khiến
cho người kinh doanh có thể
thoải mái buôn bán các mặt
hàng domình đăng tải trên sàn
TMĐT mà không bị “gò bó”
hay lo sợ kiểm soát” - luật sư
Phong khẳng định.
Ông cũng cho hay ngay
từ khi đăng ký đề án và lập
trang TMĐT cho đến khi đi
vào hoạt động thì các sàn này
thực ra cố tình làm lơ quy định
pháp luật để thu hút người bán,
người mua bằng mọi giá. Đó
là chiêu trò của họ. Vì càng
nhiều người bán, lượng hàng
càng phong phú thì càng được
nhiều người biết đến và mua.
Các sàn sẽ được rất nhiều lợi
nhuận từ việc chiết khấu giá
sản phẩm, quảng cáo và cả dữ
liệu khách hàng.
“Lâunay chúng ta quên rằng
các sànTMĐTngoài việc tuân
thủtheoluậtcủaTMĐTcònphải
tuân thủ các điều luật chuyên
ngành khác liên quan tới hàng
hóa nhưLuật Quảng cáo, Luật
Văn hóa phẩm.... Nhưng họ cố
tình nhắm mắt cho qua. Điều
này cần phải xử lý, không chỉ
là hành chính mà còn là tước
quyềnkinhdoanh” - ôngPhong
tái khẳng định.
Kiểm soát các sàn
TMĐT.... chỉ mới xử lý
ở bề nổi
Luật sưNguyễnQuốcPhong
cho rằng: “SànTMĐTgầnnhư
hệ thống siêu thị, nghĩa là mọi
nguồn hàng khi bày bán phải
đượckiểmtra.Người tiêudùng
dù mua trên sàn TMĐT nào,
dù hàng đó là nhà bán hàng
nào phụ trách thì trách nhiệm
cao nhất vẫn nằmở các đơn vị
quản lý sàn. Nếu như không
đảm bảo được chất lượng sản
phẩm và dịch vụ của các nhà
bán hàng trên sàn thì các sàn
phải có trách nhiệmxử lý triệt
đểnhững tìnhhuốngngười tiêu
dùng gặp phải. Vì rốt cuộc,
sàn TMĐT có tồn tại được
hay không, người tiêu dùng
chính là người quyết định”.
Trả lời báo
Pháp Luật
TP.HCM
về trách nhiệm của
sàn giao dịch với người bán
và người mua hàng, đại diện
Lazada cho biết phía sàn buộc
tất cả hoạt động giao dịch phải
cam kết về việc tuân thủ bán
hàng, tuyệt đối không được
có hành vi buôn bán hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng. “Lazada xây dựngmột
đội ngũ chuyên kiểm tra chất
lượng hàng hóa để ngăn chặn
hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng, gọi tắt là QC. Về
phía khách hàng, người tiêu
dùng có toàn quyền đổi trả
sản phẩm theo quy định của
Lazada nếu phát hiện bất kỳ
sản phẩm bị lỗi hoặc kém
chất lượng” - đại diện Lazada
cho hay.
Nhưng thực tế, tình trạngnày
dường như vẫn xảy ra thường
xuyên ngay cả khi Lazada xây
dựng đội ngũ kiểm tra chất
lượng hàng hóa và rất nhiều
người phản ánh về tình trạng
đổi trả hàng phức tạp.
TheoôngNguyênVănBach,
Pho Chi cuc trương Chi cuc
Quan lý thi trương TP.HCM,
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook