193-2018 - page 13

13
TRẦNHOÀNGNHÂN
H
ômqua, 22-8, NXBTrẻ tưởng
nhớ 10 năm ngày mất nhà văn
Sơn Nam. Làm người ai rồi
cũng rời xa “cõi tạm” nhưng ông
già Nam bộ Sơn Nam mãi còn với
thế giới người Việt này.
1.
Nhiều thế hệ đi học biết đến nhà
văn Sơn Nam qua phần trích
đoạn dạy trong sách giáo khoa tác
phẩm
Hương rừng Cà Mau
. Nhiều
người yêu ca hát nhớ đến Sơn Nam
qua bài hát phổ thơ của ông
“…
thân không làm lính thú/sao chưa
về cố hương…”.
Bài thơ này đề từ
trong
Hương rừng Cà Mau
, cũng là
bài thơ của ông già Sơn Nam được
nhiều người biết đến mãi đến lúc
ông tạ thế, dù năm 1948 ông có in
tập thơ
Lúa reo
.
Nhà văn Sơn Nam trong giấy
khai sinh tên PhạmMinh Tày. Đúng
ra ông tên Phạm Minh Tài nhưng
“cán bộ hộ tịch” khi đó ghi tên ông
từ Tài thành Tày. Người đọc nhớ
ông là tác giả
Hương rừng Cà Mau
nhưng quê ông ở “miệt thứ” thuộc
tỉnh Kiên Giang. Những ai mê cải
lương ắt nhớ câu ca:
“Con rạch
Cái Thia chảy về Tắc Cậu”.
Rạch
Cái Thia giờ đã lấp thành đường
nhưng miệt thứ quê ông vẫn còn.
Quê còn thì còn người. Người
còn thì còn nhớ. Miệt thứ quê ông
còn người, còn chợ, còn trường thì
còn nhớ ông. Cách nay khoảng
năm năm, ông Nguyễn Minh Nhựt,
Giám đốc NXB Trẻ, về miệt thứ
thuộc vùng U Minh Thượng, quê
Sơn Nam. Không biết khi đó ông
Nguyễn Minh Nhựt thấu cảm và
hứa hẹn điều gì với con người miệt
thứ mà ông muốn làmmột vài điều
ý nghĩa để tạ ơn ông già Sơn Nam.
Và sau năm năm, NXB Trẻ công
bố Quỹ học bổng Sơn Nam. TS
Quách Thu Nguyệt, nguyên Giám
đốc NXB Trẻ, nói: “Trước khi nhà
văn Sơn Nam qua đời, NXB đã mua
tác quyền của ông trả tiền một lần
và trả thêm khi tác phẩm tái bản.
Tuy nhiên, sau khi ông già mất, tác
phẩm của Sơn Nam vẫn tái bản đều
đặn và tiền tác quyền này theo di
nguyện của ông là… không nhận
nữa. Đương kim Giám đốc NXB
Trẻ Nguyễn Minh Nhựt nhận thấy
số tiền nhuận bút của ông già để
lại khá nhiều nhưng chưa biết “xử
sao” cho ý nghĩa. Thì nay ông Nhựt
biến thành học bổng mang tên Sơn
Nam để tặng lại cho bạn đọc của
Sơn Nam hiện thời.
2.
Điều thú vị là khi còn sống,
nhà văn Sơn Nam chưa bao
giờ thoải mái về tiền bạc. Có thể
nói ông là “con nợ” của các tờ báo
và các nhà xuất bản. Ngoài NXB
Trẻ, theo lời TS Quách Thu Nguyệt,
ông xemNXB này như “ngân hàng
mở” để đến “mượn tiền” thường
xuyên. Còn với nhiều tờ báo, nhà
văn Sơn Nam cũng là “khách quen”
khi đến ứng trước nhuận bút rồi
gửi bài trả nợ sau. Hiện nay hình
như không có tòa soạn nào và tác
giả nào “chơi” như thế!
Ông già Sơn Nam có túng thiếu
đến độ phải mượn tiền như vậy
không? Xin thưa là không, bởi ông
chẳng cần gì cho riêng mình. Bà
Quách Thu Nguyệt cho biết có lần
ông đến NXB Trẻ ứng một khoản
tiền khá lớn. Bà Nguyệt hỏi, ông
nói ứng “có việc”. Cũng như nhiều
lần, theo nhà văn TrầmHương, ông
Sơn Nam cạn tiền đành xin bè bạn
để ông… mua bánh bao cho mấy
đứa trẻ cơ nhỡ thiếu đói ở Gò Vấp,
gần nơi ông ở…
Hình ảnh ông già Sơn Nam thân
quen với bà con lao động xómnghèo.
Gần gũi đến độ có người biết ông
là nhà văn Sơn Nam mà họ từng
nghe danh, họ tình nguyện làm thư
ký cho ông kiêm xe ôm chở ông đi
khắp Sài Gòn, ví dụ như ông Đào
Tăng vừa mới viết hẳn một cuốn
sách về Sơn Nam. Gọi Sơn Nam
là ông già Nam bộ hay ông già đi
bộ đều đúng. Vì khi trẻ, Sơn Nam
biết đi xe đạp, trong một lần đạp
xe ông vướng sợi dây thít cổ suýt
chết nên từ đó ông… đi bộ.
3.
Chuyện ông già Sơn Nam chỉ
đi bộ nhiều người trong làng
văn, làng báo Sài Gòn biết. Nhiều
người còn biết ông bị chế độ cũ
bắt giam vì là “người kháng chiến
cũ”. Sau năm 1975, Sơn Nam từng
được cấp nhà ở quận Bình Thạnh.
Khi đó ông Võ Văn Kiệt làm bí
thư Thành ủy TP.HCM.
Nhà thơ Đoàn Vị Thượng từng
làm ban quản lý Lăng Ông (lăng
thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, quận
Bình Thạnh) cho biết: Một thời
các quẻ xăm trong Lăng Ông do
nhà văn Sơn Nam đánh số và chú
giải theo tỉ lệ giúp người ta hướng
thiện, làm nhiều điều lành tránh
điều ác.
Nhà văn Đoàn Thạch Biền giữ
gìn cuốn sách
Hương rừng Cà Mau
mua năm 1969 do NXB Phù Sa in
lần đầu ở Sài Gòn năm 1962, cho
đến năm 1981 gặp Sơn Nam xin
chữ ký. Và bây giờ nhà văn tặng
lại bà Đào Thúy Hằng, con gái cả
của tác giả. Một nhà văn hậu bối và
thành danh như Đoàn Thạch Biền
Nhà văn SơnNam lúc sinh thời bên chiếcmáy đánh chữ. (Ảnh tư liệu)
Hậu vận của Sơn Nam
càng rõ hơn khi mỗi
cuốn sách của ông đều
góp một phần cho ước
mơ đi học của trò nghèo.
Ông đúng là tỉ phú, dù
không tiền.
Đời sống xã hội -
ThứNăm23-8-2018
10 năm,
nhớ ông già
Sơn Nam
Sách của ông già SơnNamquanh năm
luôn có người mua, trong đó có cả Việt
kiều, bởi người Việt nào cũng đều thấy
bóng dángmình trong tác phẩm của ông.
mua và giữ
Hương rừng Cà Mau
đến nửa thế kỷ để tặng lại gia đình
cũng đủ để chứng minh tầm vóc
của Sơn Nam thế nào.
4.
HậuvậncủaSơnNamngàycàng
tốt dù khi sống ông khôngmuốn
làm phiền bất kỳ ai. Sau khi mất,
Sơn Nam được ông con rể Trần Đức
Nghị (chồng bà ĐàoThúyHằng) lập
nhà lưu niệm rất đẹp bên dòng sông
Bảo Định (Tiền Giang). Ông Nghị,
bà Hằng (lấy họ Đào của mẹ do cha
đi kháng chiến và đi mãi) làm điều
này khiến nhiều nhà văn cùng thời
với Sơn Nam như Kiên Giang, Hà
Huy Hà, Trang Thế Hy… cảm tình.
Hậu vận của Sơn Nam ngày càng
tốt khi sách của ông chưa bao giờ
lỗi thời. Bằng chứng là theo ông
Nguyễn Minh Nhựt, “sách của Sơn
Nam cả năm đều đặn có người mua,
mạnh nhất vào cuối năm, khi Việt
kiều đón Tết. Có lẽ người Việt trong
nước và người Việt xa quê đều thấy
bóng dáng của mình trong các tác
phẩm của Sơn Nam.
Hậu vận của Sơn Nam càng rõ
hơn khi mỗi cuốn sách của ông đều
góp một phần cho ước mơ đi học
của trò nghèo, trước mắt ở miệt thứ
U Minh Thượng quê ông, lâu dài
hơn là cả dải đất hình chữ S này.
Ông đúng là tỉ phú, dù không tiền.•
Sáng 22-8, Nhà xuất bản (NXB) Trẻ đã tổ chức buổi tọa
đàm “10 năm nhớ Sơn Nam”. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà
nghiên cứu đã tham dự như Đoàn Thạch Biền, Nguyễn
Đông Thức, Lê Minh Quốc, Cao Xuân Sơn, Hà Đình
Nguyên, TS Nguyễn Thị Hậu, TS Quách Thu Nguyệt
cùng vợ chồng con gái nhà văn Sơn Nam...
Tại đây, ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ,
đơn vị đã mua toàn bộ tác quyền sách của nhà văn Sơn
Nam, đã chính thức công bố chương trình tặng học bổng
mang tên nhà văn Sơn Nam. Học bổng này dành cho học
sinh nghèo hiếu học, trước mắt là học sinh nghèo ở quê
nhà văn Sơn Nam. Đã có 20 học bổng được trao tặng, sắp
tới NXB Trẻ và gia đình sẽ trao thêm 80 suất học bổng
mang tên nhà văn Sơn Nam.
Ông Nguyễn Minh Nhựt cũng đã công bố chương trình
trao tặng tủ sách Sơn Nam với bộ sách đầy đủ 20 tác phẩm
của nhà văn Sơn Nam cho nhiều nơi. Trước mắt, chương
trình sẽ tặng sách cho thư viện của 124 trường THPT tại
Tiền Giang và những nơi nhà văn từng gắn bó như Kiên
Giang, Cà Mau. Ông Nhựt nói lẽ ra NXB Trẻ sẽ tổ chức
một giải thưởng sách mang tên nhà văn Sơn Nam nhưng
sợ chất lượng tác phẩm đoạt giải thưởng không đảm bảo
lâu dài, ảnh hưởng uy tín nhà văn Sơn Nam, vì vậy ông
chọn cách tặng sách. Ông Nhựt kêu gọi các cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức xã hội đồng hành tặng sách Sơn Nam - một
kho tàng tri thức văn hóa Nam bộ quý giá cùng NXB Trẻ.
Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhà thơ Cao
Xuân Sơn góp ý nên tổ chức những cuộc thi đọc sách,
viết cảm nhận sách Sơn Nam cho học sinh và nhiều tầng
lớp bạn đọc, bởi tặng sách thì dễ nhưng làm bạn trẻ hay
số đông hiện nay chịu đọc sách là cực khó. Ông Nguyễn
Minh Nhựt đã đồng ý với những ý kiến này và cho biết
sắp tới NXB Trẻ sẽ tổ chức một cuộc thi bình sách Sơn
Nam, mỗi năm một lần với giải thưởng duy nhất trị giá 10
triệu đồng.
Dịp này, vợ chồng con gái nhà văn Sơn Nam bày tỏ
mong muốn có thêm một thư viện sách Sơn Nam tại Mỹ
Tho, bên cạnh nhà lưu niệm nhà văn tại Mỹ Tho.
Nhà thơ Cao Xuân Sơn nhận định: “Chỉ khi nhà văn
Sơn Nam mất đi chúng ta mới thấy hết được tầm vóc của
ông với những giá trị to lớn trong những tác phẩm của ông
viết về văn hóa Nam bộ. Ông là người am hiểu văn hóa
Nam bộ nhất trong các nhà văn viết về Nam bộ từ trước
đến nay”.
Cũng nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày giỗ của nhà văn
Sơn Nam, NXB Trẻ đã tái bản 20 tựa sách gồm những tác
phẩm vốn đã được in trước đây, có sửa chữa, bổ sung và
chia theo các nội dung: Tập truyện ngắn, truyện dài, ghi
chép, biên khảo, bút ký…
HÒA BÌNH
Tầmvóc củanhàvănSơnNam
NXB Trẻ công bố quỹ học bổngmang tên nhà văn SơnNamdành cho học sinh nghèo hiếu học.
Quang cảnh buổi tọa đàmnhân 10 nămngàymất của nhà văn
SơnNam. Ảnh: HÒA BÌNH
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook