193-2018 - page 9

9
Ông
Tống ĐứcTiến,
Trưởng phòng Cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng TP.HCM:
Nâng diện tích, Nhà nước không cấm
mà còn khuyến khích
Quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành là áp dụng chung cho cả nước. Tuy
nhiên, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương có sự khác
biệt nên nhu cầu thực tế về chỗ để xe mỗi nơi cũng mỗi khác. Về quy định
chỗ đậu xe trong nhà chung cư chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích sàn xây
dựng cũng không phải là con số quá thấp. Ngoài ra, trong diện tích chỗ để
xe bao gồm ô tô lẫn xe máy, do đó các chung cư cũng cần có sự cân nhắc
sắp xếp cho phù hợp tình hình thực tế. Về việc CĐT có được tăng thêm
diện tích chỗ để xe trong nhà chung cư lớn hơn diện tích theo quy chuẩn
hay không thì phải nói là cơ quan cấp phép rất khuyến khích. Chẳng hạn
thay vì bố trí các tiện ích khác thì phần diện tích đó dành làm chỗ đậu ô tô.
càng phát triển thì nhu cầu trang bị
phương tiện nhằmphục vụ cuộc sống
tăng lên nhưng hiện nay các chung
cư vẫn giữ quy chuẩn cũ. Theo một
số chung cư của công ty chúng tôi
quản lý, bình quân cứ hai hộ có một
hộ có ô tô, chính vì thế các hầm để
xe đã không còn đáp ứng được nhu
cầu thực tế.
Ngoài ra, các bãi đậu xe trong
chung cư vốn thiếu lại càng khan
hiếm là do tâm lý của các CĐT. Bởi
các CĐT cho rằng hầm để xe là sở
hữu chung của cư dân và sẽ bàn giao
lại diện tích này cho ban quản trị khi
hoàn thiện. Chính vì thế, không có
một CĐT nào làm vượt quy chuẩn.
Tôi kiến nghị Nhà nước cần điều
chỉnh lại quy chuẩn tăng diện tích để
ô tô cho phù hợp. Nếu có thể, Nhà
nước tạo điều kiện cho CĐT được
xây dựng diện tích bãi đậu xe vượt
quy chuẩn. Phần diện tích này sẽ do
CĐT khai thác, vận hành.
Ông
NguyễnXuânQuang,
Chủtịch
HĐQTCôngtyCổphầnđầutưNamLong:
Diện tích chỗ đậu ô tô
phụ thuộc vào dự án
Việc bố trí bao nhiêu chỗ để ô
tô trong chung cư phụ thuộc vào
chiến lược đầu tư của từng dự án.
Chẳng hạn có một số chung cư cao
cấp ở Phú Mỹ Hưng, một căn hộ
thậm chí được bố trí một chỗ để
ô tô. Còn những dự án chung cư
giá thấp, chung cư nhà ở xã hội thì
diện tích chỗ để ô tô thấp hơn, ưu
tiên cho xe máy vì khách hàng của
dòng sản phẩm này ít sử dụng ô tô.
Như vậy, tùy theo dòng sản phẩm
mà CĐT sẽ tính toán, lựa chọn bố
trí diện tích đậu ô tô như thế nào vì
diện tích chỗ để xe sẽ cấu thành vào
giá thành sản phẩm. Nếu chỗ đậu ô
tô nhiều thì giá bán căn hộ sẽ cao
và ngược lại. Còn quy chuẩn về chỗ
đậu ô tô là khung bắt buộc, không
ĐÀOTRANG- CẨMTÚ
V
iệc khan hiếm chỗ đậu ô tô tại
nhiều chung cư khiến cư dân
phải bốc thăm, trả phí cao hoặc
phải gửi xe bên ngoài đang là nỗi
bức xúc của nhiều người dân.
Pháp
Luật TP.HCM
đã lấy ý kiến của các
chủ đầu tư (CĐT) chung cư, chuyên
gia kiến trúc, người dân và cơ quan
quản lý… liên quan vấn đề này.
Nguyễn Thị Huyền,
cư dân chung cư, quận 5:
Rút thăm để được đậu xe,
khổ lắm!
Mặc dù sống trong một chung cư
cao cấp, tuy nhiên ngay từ khi về ở,
cư dân ở chung cư của tôi đã phải rút
thăm để được đậu xe trong chung cư.
Nếu ai rút không trúng thì sẽ phải
mang xe ra ngoài gửi. Ra ngoài gửi
xe thì chi phí rất lớn. Rồi việc di
chuyển từ chỗ gửi xe về chung cư
mất thời gian. Tôi cho rằng việc xây
bãi đậu xe của CĐT là không hợp lý
khiến cư dân vẫn phải mang xe ra
ngoài gửi. Trong khi đó, trong chung
cư còn có chỗ cho thuê văn phòng.
Tôi nghĩ người sử dụng ô tô tăng
cao, nếu các chung cư vẫn giữ nguyên
quy chuẩn này thì không còn phù hợp
nữa. Thiết nghĩ các cơ quan quản lý
cần có sự điều chỉnh quy chuẩn chỗ
để ô tô để CĐT tuân thủ.
Ông
Nguyễn Văn Đực,
Phó Giám đốc
Công ty Địa ốc Đất Lành:
Không CĐT nào muốn làm
vượt quy chuẩn
Khoảng 10 năm trước, các chung
cư khi xây dựng đã tuân theo quy
chuẩn cứ bốn căn hộ sẽ có một chỗ
đậu ô tô; một căn hộ sẽ có khoảng hai
xe máy, một xe đạp. Và quy chuẩn
này hoàn toàn phù hợp trong 10 năm
trước. Tuy nhiên, khi xã hội ngày
Nhiều chung cư, cao ốc ở trung tâmTP.HCMkhông đủ chỗ giữ xe khiến các ô tô phải loanh quanh đậu ngoài đường.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Dân đề nghị tăng chỗ đậu ô tô
chung cư
Thực trạng nhiều bãi đậu ô tô trong chung cư không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế đang đặt ra yêu cầu phải tăng
diện tích...
được phép làm ít hơn quy định này
chứ không phải cơ quan nhà nước
cấm không cho làm nhiều hơn. Do
đó, bố trí diện tích chỗ đậu ô tô bao
nhiêu sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn
của CĐT, miễn không được thấp
hơn quy chuẩn.
Kiến trúc sư
Nguyễn Vũ Mai Hân:
Cần điều chỉnh từng bước
Tại Việt Nam luôn quan niệm
“tấc đất tấc vàng”, chính vì thế việc
xây dựng bãi đậu xe cho chung cư
rất ít khi được chú trọng. Ở nước
ngoài luôn dành một khu đất trống
để xây dựng bãi giữ xe, tuy nhiên
ở Việt Nam thì diện tích này bị bó
hẹp. Bên cạnh đó, việc xây dựng
hầm để xe với diện tích lớn sẽ đội
giá nhà lên cao, điều này cả CĐT và
người dân đều không mong muốn.
Ngoài ra, không ít CĐT đã chuyển
đổi công năng sang việc kinh
doanh, từ đó diện tích bãi đậu xe
ngày càng bị thu hẹp. Có thể thấy
việc tăng diện tích bãi xe là cần
thiết. Cần thay đổi quy chuẩn để
buộc CĐT tăng diện tích chỗ đậu
xe. Tuy nhiên, việc thay đổi quy
chuẩn là một vấn đề lớn, mang tính
lâu dài, chính vì thế Nhà nước cần
điều chỉnh từng bước.•
Cần thay đổi quy chuẩn
để buộc CĐT tăng diện
tích chỗ đậu xe. Tuy
nhiên, việc thay đổi quy
chuẩn là một vấn đề lớn,
mang tính lâu dài nên
cần điều chỉnh từng bước.
Sửa cầu Voi 1, xóa điểm đen giao thông
ở Long An
(PL)- Cục Quản lý đường bộ IV (Bộ GTVT) cho biết từ
ngày 22-8 đến 30-10 sẽ tiến hành sửa chữa cầu Voi 1 trên
quốc lộ (QL) 1 đoạn qua huyện Thủ Thừa, Long An. Phần
cầu được sửa chữa nằm phía bên phải tuyến QL1 hướng từ
TP.HCM đi Tiền Giang.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, đơn vị thi
công sẽ rào chắn một phần mặt đường xe chạy trên QL1,
chỉ còn lại một làn dành cho ô tô và một làn dành cho xe
máy, xe thô sơ các loại.
QL1 được xem là trục đường chính từ TP.HCM về các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy trong quá trình
sửa chữa một phần cầu Voi 1 chắc chắn sẽ gây ùn tắc
giao thông nếu không có phương án xử lý ngay từ đầu. Vì
vậy, Cục Quản lý đường bộ IV lưu ý các phương tiện lưu
thông trên QL1 từ TP.HCM, Bến Lức đi TP Tân An, Tiền
Giang khi đến gần đoạn sửa cầu Voi 1 thì rẽ vào đường
ĐT.830 lên cao tốc TP.HCM-Trung Lương ra lại QL1 qua
TP Tân An và qua tỉnh Tiền Giang để tránh ùn tắc. Với
các phương tiện từ Tiền Giang, TP Tân An về Bến Lức,
TP.HCM vẫn lưu thông bình thường qua cầu Voi 2.
Cầu Voi 1 nằm trên QL1 có chiều dài gần 9 m, được chia
làm hai mặt cầu khác nhau, ở giữa có khoảng hở và có
thành cầu để ngăn cách. Một bên cầu là làn ô tô lưu thông,
còn một bên dành cho mô tô, xe đạp. Thời gian qua cầu Voi
1 là điểm đen về tai nạn giao thông ở Long An.
N.THOA
Đường sắt trên cao tuyến Nhổn-ga Hà Nội
sẽ khai thác năm 2020
(PL)- Ngày 22-8, Ban quản lý đường sắt (BQLĐS) đô thị
Hà Nội cho biết UBND TP Hà Nội đang trình Bộ KH&ĐT
thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ thời gian thực hiện
dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn-ga Hà Nội.
Theo đó, TP Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị này phối hợp
với đơn vị tư vấn Systra (Pháp) tham vấn ý kiến các
bộ phận liên quan về việc đưa đoạn 8,5 km đường sắt
trên cao của dự án này vào khai thác năm 2020. Đoạn
đường sắt này có tám nhà ga trên cao bắt đầu từ Nhổn
đến Cầu Giấy.
BQLĐS đô thị Hà Nội cho biết hiện đơn vị này đã nhận
được sự đồng thuận của các nhà tài trợ và sự ủng hộ của
các nhà thầu. Systra đánh giá việc khai thác trước giúp tạo
nguồn thu cho dự án, giảm thời gian và chi phí phát sinh do
đoạn trên cao phải chờ đoạn hầm và các ga ngầm.
Hiện công tác thi công đang được triển khai, dự kiến gói
thầu tuyến trên cao hoàn thành tháng 12-2018. Các gói thầu
khác như nhà ga trên cao, công trình kiến trúc depot; đầu
máy, toa xe; hệ thống thẻ vé tự động hoàn thành năm 2020;
hạng mục tuyến đi hầm và các ga gầm dự kiến hoàn thành
tháng 4-2022.
Được biết dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội
được khởi công từ tháng 9-2010 với thiết kế dài 12,5
km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km ngầm qua các quận
Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống
Đa, Hoàn Kiếm.
NGUYỄN HOA
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook