196-2018 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai 27-8-2018
Tiêu điểm
Mỹ cảnh báo sẽ tấn công nếu Syria
dùng vũ khí hóa học
Theo tờ
Bloomberg
, ngày 26-8 Mỹ và Nga đã lên
tiếng cảnh báo lẫn nhau trước sự kiện một cuộc tấn
công hóa học có thể xảy ra tại Syria và sự can thiệp
quân sự đáp trả của phương Tây.
Tình trạng căng thẳng giữa các cường quốc hạt
nhân nói trên đã bùng phát sau khi cố vấn an ninh
quốc gia Mỹ, ông John Bolton, nói với người đồng
cấp Nga Nikolai Patrushev rằng Mỹ biết thông tin
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang chuẩn bị sử
dụng vũ khí hóa học để chiếm lại tỉnh Tây Bắc Idlib
từ lực lượng phiến quân.
Trong cuộc họp kéo dài năm giờ ở Geneva hôm
23-8, ông Bolton nói: “Mỹ sẽ sẵn sàng đáp trả một
cách mạnh mẽ”. Trước đó, lực lượng chính quyền
Assad với sự hỗ trợ của không quân Nga đã tập hợp
quân đội và xe tăng bao vây Idlib, vốn là thành trì
cuối cùng của các phe đối lập Syria do các phần tử
thánh chiến chỉ huy.
Tuy nhiên, hôm qua Bộ
Quốc phòng Nga phản
pháo và cáo buộc Mỹ đã
hợp tác với các phiến quân
liên quan đến al-Qaeda
nhằm tạo ra một sự cố để
viện cớ cho cuộc tấn công
phương Tây khác nhắm
vào Assad. Tháng 4 năm
ngoái và năm nay, Mỹ đã
nhiều lần không kích vào
các mục tiêu của Syria để
trừng phạt vì nước này tuyên bố muốn sử dụng vũ khí
hóa học. Ông Bolton cho biết tất cả hành động của
Mỹ lần này sẽ mạnh tay hơn trước.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm qua (25-8), Ngoại
trưởng Nga Sergei Ryabkov khẳng định: “Chúng
tôi cảnh báo Washington không được thực hiện một
cuộc tấn công quân sự khác. Khi mọi thứ không diễn
ra theo cách mà Mỹ và các đồng minh muốn thì đó
cũng đồng nghĩa với hành động khiêu khích mới”.
PHÚ QUỐC
Ngoại trưởngMỹMike Pompeo
(trái)
trong lần gặpmặt Chủ tịch Triều Tiên KimJong-un. Ảnh: QZ
Nhìn nhận một cách khách
quan, vai trò của Tổng thống
Moon Jae-in như một người
điềuphối và hòa giải giúp tăng
cường hiểu biết lẫn nhau giữa
Mỹ và TriềuTiên ngày càng trở
nên quan trọng hơn.
Người phát ngôn Văn phòng
Tổng thống Hàn Quốc
CHEONGWA DAE
Đương kim tổng
thống Mỹ cũng
tiết lộ rằng chuyến
thăm sẽ được hoãn
lại cho đến khi quan
hệ thương mại giữa
Mỹ và Trung Quốc
được giải quyết.
Lý do Mỹ hoãn chuyến
thăm Triều Tiên
Bộ trưởng Ngoại giaoHànQuốc Kang Kyung-wha nói với người
đồng cấpMỹMike Pompeo trongmột cuộc điện đàmmới đây rằng việc
trì hoãn chuyến thăm của ông Pompeo đến Triều Tiên là điều đáng tiếc.
THUTHẢO
S
au cuộc họp giữa Tổng
thốngMỹDonaldTrump
với Ngoại trưởng Mike
Pompeo, PhóTổng thốngMike
Pence và Chánh văn phòng
Nhà Trắng John Kelly, Mỹ
quyết định hủy chuyến thăm
của Ngoại trưởng Pompeo
đến Triều Tiên. Bộ Ngoại
giao Hàn Quốc hôm thứ Bảy
(25-8) phát đi thông báo cho
biết “Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo đã giải thích cụ thể
bối cảnh của việc trì hoãn
chuyến thăm của ông ấy đến
Triều Tiên. Bộ trưởng Ngoại
giao Kang Kyung-wha cho
biết cộng đồng quốc tế đã rất
kỳ vọng vào chuyến thăm của
ông Pompeo đến Triều Tiên
và bà Kang cảm thấy việc
hoãn lại chuyến thăm lần này
là điều đáng tiếc”.
Ưu tiên giải quyết
thương mại Mỹ-Trung
Thông báo của Bộ Ngoại
giao Hàn Quốc được đưa ra
vài giờ sau khi ông Trump
thông báo trênTwitter chuyến
thămdựkiến củaNgoại trưởng
Mỹ Pompeo đếnTriềuTiên bị
hoãn lại. Cho đến nay Triều
Tiên vẫn chưa cho thấy những
bước tiến rõ rệt trong vấn đề
phi hạt nhân hóa theo thỏa
thuậnbốnđiểmkhiTổng thống
Trump gặp người đồng cấp
Triều Tiên Kim Jong-un tại
Singapore vào tháng 6. Đương
kim tổng thống Mỹ cũng tiết
lộ rằng chuyến thăm sẽ được
hoãn lại cho đến khi quan hệ
thươngmại giữaMỹ vàTrung
Quốc được giải quyết.
Thông báo của ông Trump
chothấydườngnhưWashington
đang tập trung vào cuộc chiến
thương mại với Trung Quốc,
khi cả hai đã ban hành lệnh
đánh thuế 25% lên danh sách
hàng hóa trị giá 50 tỉ USD lẫn
nhau và hai ngày đàm phán
Mỹ-Trung tạiWashington cuối
tuần qua đều không mang lại
dấu ấn. Giới quan sát nhận
định cuộc chiến thương mại
đã bước vào giai đoạn cả hai
cường quốc đều không thể
quay đầu; đồng thời hậu quả
của cuộc chiến bắt đầu không
chỉ dừng lại ở việc làm hoang
mang tâm lý nhà đầu tư mà
còn khiến GDP của cả hai
dự kiến đều suy giảm, nghĩa
là bắt đầu thiệt hại “tiền tươi
thóc thật” với nền sản xuất của
hai nước. Ông Trump không
ngại nói thẳng “đàm phán chỉ
tốn thời gian”, dự báo Mỹ sẽ
tập trung các giải pháp chiến
lược và toàn diện nhằm ngăn
chặn Trung Quốc tiếp tục trỗi
dậy, đe dọa vị thế siêu cường
số một thế giới của Mỹ.
Việc gác lại đàm phán với
Bình Nhưỡng cũng cho thấy
ôngTrumpkhôngmuốnbị vấn
đề phi hạt nhân hóa tại bán đảo
TriềuTiên-mộttrongnhữngưu
tiên chính sách trước đây được
kỳ vọng sẽ “tạo nên cú hích”
cho nhiệm kỳ tổng thống của
ôngTrump - có thể ảnh hưởng
đếnquyết địnhcủaWashington
trước Bắc Kinh. “Tôi đã yêu
cầu Ngoại trưởng Pompeo
không đến Triều Tiên… Vì
các lập trường của Mỹ trong
giao thương với Trung Quốc
trở nên cứng rắn hơn nên tôi
không tin rằng Trung Quốc sẽ
giúp ích cho quá trình phi hạt
nhân hóa như trước đây (mặc
dù đã có lệnh trừng phạt Triều
Tiên từLiênHiệpQuốc)” - ông
Trump cho biết. Hơn ai hết,
ông Trump hiểu rằng Trung
Quốc có ảnh hưởng rất lớn
với chính quyềnBìnhNhưỡng
và trong bối cảnh hiện nay sẽ
dùng sự ảnh hưởng này để
đối trọng trực tiếp hoặc gián
tiếpMỹ. Báo cáomới đây của
Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên
Quốc hội mới đây cho thấy
Bắc Kinh sẵn sàng hàng trăm
ngàn binh sĩ cùng các chiến
lược quân sự quy mô để bảo
vệ chính quyền Kim Jong-un
trong kịch bản xấu: Xung đột
Triều Tiên tái diễn, thậm chí
khi chiến tranh xảy ra.
Mỹ-Triều chưa ai
chịu ai
Giới quan sát lý giải việc
ông Pompeo không đến Triều
Tiên còn cho thấyMỹ bắt đầu
nhận thức được phi hạt nhân
hóa không phải là quá trình dễ
dàng, nhất là khi chính quyền
Bình Nhưỡng đang có những
mặc cả khiếnWashington khó
chấp nhận. “Quyết định (hủy
chuyến thăm) phản ánh sự hợp
tác yếu kém trong chính sách
của chính quyền Triều Tiên.
Tiến trìnhngoại giaophía trước
sẽ còn dài hơn và gập ghềnh
hơn rất nhiều so với những gì
Tổng thống DonaldTrump đã
mô tả” - Bruce Klingner, cựu
chuyên gia phân tíchCụcTình
báoTrungươngMỹ, nhậnđịnh
trên
Bloomberg
.
Kể từ sau Thượng đỉnh
Mỹ-Triều tại Singapore hồi
tháng 6, hai bên dù có những
dấu hiệu tiến bộ trong cải thiện
quan hệ hai nước nhưng đều
mờ nhạt. Washington duy trì
các lệnh trừng phạt và yêu
cầu các nước khác như Nga,
Trung Quốc phải làm theo
cho đến khi Bình Nhưỡng
“phi hạt nhân hóa hoàn toàn,
có thể kiểm chứng và không
bị đảo ngược”. Trong khi
đó, Bình Nhưỡng dù đưa ra
những động thái bên lề mang
tính thiện chí nhưng tuyên bố
sẽ không đơn phương phi hạt
nhân hóa, yêu cầu Mỹ bãi bỏ
các lệnh trừng phạt trước khi
Triều Tiên phi hạt nhân hóa
hoàn toàn.
Phía “trung gian” - Hàn
Quốc - đang nỗ lực thúc đẩy
Mỹ-Triều tiến hành các cuộc
đối thoại giải quyết vấn đề
hạt nhân lẫn trừng phạt Triều
Tiên. Bộ Ngoại giao Hàn
Quốc tuyên bố ngoại trưởng
Mỹ-Hàn đồng thuận rằng cả
hai sẽ tiếp tục hợp tác chặt
chẽ để giữ gìn “động lực đối
thoại”, theo đuổi phi hạt nhân
hóa hoàn toàn trên bán đảo
Triều Tiên.•
4
quan chức an ninh hàng đầu của Afghanistan, trong đó
baogồmhai bộ trưởngđãbất ngờnộpđơn từchứchôm
25-8, theo
Reuters
. Danh sáchbốnquan chức này cụ thể
gồmcó Bộ trưởngQuốc phòngTariq Shah Bahrami, Bộ
trưởng Nội vụ Wais Barmak, người đứng đầu Cục An
ninh Quốc gia Masoom Stanekzai và Cố vấn An ninh
Quốc gia Hanif Atmar.
Reuters
dẫn tin nội bộ chính phủ
nước này cho biết sở dĩ các quan chức an ninh muốn
thoái lui vì xảy ra những bất đồng về chính sách với
chính phủ Afghanistan trong bối cảnh nước này đối
mặt tình trạng an ninh ngày càng xấu đi.
QUAN PHÚ
l
2 người thiệt
mạng do động đất
biên giới phía Tây
Iran.
Trận động đất
đã xảy ra ở độ sâu 10
km cách TP Javanrud,
tỉnh Kermanshah (Iran)
khoảng 31 km, tờ
RT
đưa
tin. Ít nhất hai người đã
thiệt mạng và 241 người
khác bị thương trong trận
động đất mạnh 6,1 độ
Richter này.
l
Tòa Zimbabwe
công nhận chiến thắng
bầu cử của Tổng thống
Mnangagwa.
Tòa án
hiến pháp của Zimbabwe
đã tán thành chiến
thắng của Tổng thống
Emmerson Mnangagwa
trong cuộc bầu cử ngày
30-7. Trước đó, người
đứng đầu phe đối lập là
Nelson Chamisa đã khởi
kiện và gọi cuộc bầu
cử này là “gian lận và
bất hợp pháp” - theo tờ
CNN
.
Nhà máy hạt nhân
Nhật Bản tổ chức tập
trận.
Chiều 11-3-2011,
một cơn động đất 9
độ Richter đã xảy ra ở
Fukushima (Nhật) khiến
nhiều người thiệt mạng.
Để ngăn chặn thảm họa
lặp lại, Nhật Bản đã tổ
chức cuộc diễn tập đầu
tiên nhằm phòng, chống
khủng hoảng tại nhiều
nhà máy nguyên tử cùng
một lúc.
TRI THÔNG
Tổng thống Syria
Bashar al-Assad.
Ảnh: BLOOMBERG
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook