196-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 27-8-2018
Luật và đời
(Tiếp theo trang1)
Tuần qua dư luận lại chú ý đến vụ án bởi chính Cục
Kiểm lâm đã có công văn khẳng định không có sự phân
biệt trong việc xử lý hành chính cũng như hình sự đối với
hành vi cưa cây gỗ trắc đã chết khô hay còn tươi sống.
Ngay sau đó
Pháp Luật TP.HCM
cũng có bài viết
chứng minh trong hai vụ án khác nhau mà TAND huyện
Đắk Hà (Kon Tum) từng xử các đối tượng vào rừng đặc
dụng Đắk Uy cưa cây gỗ trắc tươi trị giá trên 150 triệu
đồng với tội hủy hoại rừng. Nhưng trong vụ cưa gỗ trắc
chết khô này thì tòa án huyện này lại vận dụng tội danh
khác để xử lý.
Cần nhắc lại trong vụ này, tháng 4-2016 năm người
đã vào rừng đặc dụng Đắk Uy cưa cây gỗ trắc chết khô
với khối lượng 0,123 m
3
, trị giá hơn 19 triệu đồng. Thay
vì xử lý hành chính thì họ bị TAND huyện Đắk Hà kết án
về tội trộm cắp. Tháng 6-2018, sau khi được TAND tỉnh
Kon Tum tuyên năm người không phạm tội trộm cắp tài
sản thì TAND Tối cao đã ký kháng nghị giám đốc thẩm
yêu cầu TAND Cấp cao tại Đà Nẵng tuyên hủy bản án
phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND huyện
Đắk Hà.
Vấn đề đặt ra là tại sao cùng một hành vi vào rừng
đặc dụng Đắk Uy cưa cây gỗ trắc (thuộc nhóm IIA)
nhưng khi cưa cây gỗ trắc chết khô thì TAND huyện Đắk
Hà xử tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS 1999 (có
mức hình phạt cao nhất là tù chung thân). Còn hành vi
cưa cây gỗ trắc tươi thì TAND huyện Đắk Hà lại xử ở tội
nhẹ hơn là tội hủy hoại rừng theo Điều 189 BLHS 1999
(mức án cao nhất là 15 năm tù)?
Đối với tội trộm cắp tài sản, chỉ cần khúc gỗ mà các
đối tượng khai thác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là
bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng theo công văn
năm 2011 của TAND Tối cao từng gửi cho UBND tỉnh
này thì không hề có sự phân biệt giữa cây gỗ trắc chết
khô hay còn tươi sống. Trong công văn TAND Tối cao
chỉ ra rằng nếu các đối tượng vào rừng trên cưa gỗ trắc
nếu giá trị 50-100 triệu đồng thì có thể bị xử lý ở tội hủy
hoại rừng.
Nhà nước đang ra sức bảo vệ và phát triển rừng bằng
nhiều biện pháp, thậm chí rừng đặc dụng Đắk Uy còn
được xây tường bao quanh để bảo vệ. Thế nhưng với
thực tiễn xét xử ở địa phương này thì có thể hiểu rằng
việc áp dụng pháp luật của TAND huyện Đắk Hà có tính
bất nhất, coi trọng việc bảo vệ cây gỗ chết khô hơn cây
gỗ còn tươi sống.
Cần phải khẳng định rằng hành vi của năm công dân
là sai nhưng chưa đủ định lượng để xử lý ở bất cứ tội
danh nào của BLHS mà chỉ có thể xử phạt hành chính
theo Nghị định 157/2013NĐ-CP. Vậy lý do gì mà nay
TAND Tối cao lại thay đổi quan điểm yêu cầu phải xử
lý năm công dân trên ở tội trộm cắp tài sản? Dư luận
có quyền nghi ngờ rằng TAND Tối cao kháng nghị theo
hướng buộc tội đến cùng là tránh để TAND huyện Đắk
Hà phải bồi thường oan. Nếu đúng như vậy thì vai trò
của các cơ quan giám sát trong đó có Ủy ban Tư pháp
Quốc hội là vô cùng quan trọng.
Trong vụ án này TAND Tối cao ban hành quyết định
kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng yêu cầu xử giám
đốc thẩm công nhận bản án sơ thẩm đã kết tội họ. Như
vậy năm công dân đang gặp bất lợi nhưng điều lạ lùng ở
chỗ cho tới thời điểm này họ vẫn chưa nhận được quyết
định kháng nghị mà chỉ biết thông tin qua báo chí. Họ
đang phải lặn lội ra tận Đà Nẵng, Hà Nội để cầu cứu
các cơ quan.
Theo Điều 389 BLTTHS 2015, Hội đồng giám đốc thẩm
của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng có quyền không chấp
nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án phúc thẩm. Nhưng
nếu chấp nhận kháng nghị thì cũng có nghĩa rằng tòa này
thừa nhận điều bất hợp lý trong xác định tội danh như đã
phân tích ở trên.
Vì thế, các luật sư đang bảo vệ cho năm công dân cần
có văn bản gửi TAND Cấp cao tại Đà Nẵng yêu cầu được
tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm tới đây theo
Điều 383 BLTTHS 2015. Đây là việc cần thiết để đảm bảo
quyền lợi tốt nhất quyền được bảo vệ của công dân.
Luật sư
NGUYỄN HỒNG HÀ
, Phó Chủ nhiệm
Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa
Cưa cây chết khô bị tội
nặnghơn cưa cây cònsống?
TÂNSƠN
T
AND huyện Cái Bè, Tiền Giang
xử sơ thẩmvụ án ly hôn giữa chị
LND với anh PVB, tuyên chấp
nhận yêu cầu ly hôn của chị D., đồng
thời buộc anh B. phải giao hai con
chung cho chị D. nuôi dưỡng.
Theo đơn khởi kiện và các lời khai
trong quá trình giải quyết vụ án, chị
D. trình bày chị và anh B. chung
sống với nhau từ năm 2005, có đăng
ký kết hôn theo quy định. Sau đó hai
bên phát sinh mâu thuẫn do bất đồng
quan điểm sống, vợ chồng thường
xuyên cự cãi nhau.
Đặc biệt, anh B. đã nhiều lần đánh
chị và cóhànhvi bạohànhvề tinh thần
đối với chị và hai con. Hết sức chịu
đựng nên chị D. yêu cầu được ly hôn
với anh B., chị muốn được nuôi hai
con chung và không yêu cầu anh B.
phải cấp dưỡng.
Anh B. thừa nhận quá trình kết
hôn, chung sống như chị D. trình bày.
Nguyên nhân chị D. nộp đơn ly hôn là
dovợ chồng chung sống có cự cãi qua
lại và do hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Anh cũng thừa nhận có vài lần đánh
chị D. và thời điểm ly hôn thì chị D.
đã bỏ về nhà cha mẹ ruột sinh sống.
Tuynhiên, anhkhôngđồngý lyhônvì
cho rằng vẫn còn thương yêu vợ, con.
Việc đánhvợchỉ là nónggiận tức thời.
Tuynhiên, chịD. đãcungcấpchứng
cứchotòalàngaytrongthờigianTAND
huyện Cái Bè đang thụ lý giải quyết
hồ sơ vụ ly hôn này thì anh B. cũng
có hành vi bạo lực gia đình. Theo đó,
chiều 8-7, anh B. đi nhậu về rồi ghé
nhà mẹ vợ (bà N.) để chở con đi chơi
nhưng cháu bé không đi.
Thấy vậy anhB. xông vào dùng tay
Nhiều lần đánh vợ,
tòa cho ly hôn
Ngay trong thời gian tòa giải quyết ly hôn, người chồng cũng có
hành vi bạo lực gia đình và đã bị công an xã ghi nhận.
Ông Trương Trọng Nghĩa còn cho rằng dù TANDTối cao ban hành kháng nghị
nhưng sau đó vẫn có thể rút kháng nghị nếu thấy cần.
HĐXX nhận định anh
B. đã nhiều lần đánh chị
D., như vậy có cơ sở để
nói rằng anh B. có hành
vi bạo lực gia đình dẫn
đến mâu thuẫn vợ chồng
ngày càng trầm trọng.
đánh lênđầuvàngười cháu.BàN. vào
ôm cháu để can ngăn cũng bị anh B.
đánh trúng vào tay và người làmbà bị
thương phần mềm ở lưng và tay. Sau
đó anh B. còn đập bể chậu kiểng và
đòi kêu giang hồ xử nhà bà N. Bà N.
đã trình báo và công an xã đã đến ghi
nhận sựviệc, bàN. cũngđangyêu cầu
xử lý hình sự anh B. với hành vi này.
Ngoài ra, chị D. cũng cung cấp cho
tòa án đoạn clip do cha ruột chị quay
cảnh chị bị anh B. lôi từ nhà tắm ra,
vừa lôi vừa đánh chị.
Tại phiên tòa, chị D. kiên quyết giữ
yêu cầu ly hôn, trong khi anh B. vẫn
bảo lưuýkiến là khôngđồngý lyhôn.
HĐXX nhận định nguyên nhân
dẫn đến việc chị D. kiên quyết ly
hôn là do trong cuộc sống vợ chồng
phát sinh bất đồng ý kiến, vợ chồng
thường xuyên cãi vã nhau và anh B.
đã nhiều lần đánh chị D. Như vậy,
có cơ sở để nói rằng anh B. có hành
vi bạo lực gia đình với chị D. dẫn
đến mâu thuẫn vợ chồng ngày càng
trầm trọng.
Thực tế hai bên cũng đã cắt đứt
quan hệ vợ chồng khoảng hai tháng,
chứng tỏ tình cảm vợ chồng thật sự
tan vỡ, không có khả năng hàn gắn
đoàn tụ. HĐXX xét thấy yêu cầu ly
hôn của chị D. là có căn cứ nên chấp
nhận vì phù hợp với Điều 51, 56 của
Luật Hôn nhân và Gia đình.
Về con chung, do cả hai con chung
đềucóýkiếnmongmuốn sốngvới chị
D., mặt khác anhB. thường xuyên có
hành vi bạo lực gia đình nên để đảm
bảo sự phát triển bình thường của các
bé cần giao cả hai con chung cho chị
D. nuôi dưỡng. Điều này phù hợp quy
định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân
và Gia đình và thực tế.•
Đại biểuQuốc hội lên tiếngvụ cưagỗkhô
bị xử tội trộm
Liên quan tới vụ án năm công dân trong vụ án cưa gỗ
trắc chết khô ở Kon Tum bị TANDTối cao ban hành
kháng nghị yêu cầu xử tội trộm cắp tài sản, đại biểu Quốc
hội (ĐBQH)-luật sư Trương Trọng Nghĩa cho biết đã có
văn bản gửi chánh án TANDTối cao và Ủy ban Tư pháp
QH xem xét lại kháng nghị để tránh gây oan, sai.
Bốn luật sư bảo vệ cho năm công dân cho biết đã gửi
nhiều kiến nghị tới Ủy ban Tư pháp QH, các ĐBQH,
trong đó có ĐBQH-luật sư Trương Trọng Nghĩa.
Trao đổi với PV, ông Trương Trọng Nghĩa cho biết:
“Tôi đã xem xét hồ sơ và thấy có những điểmmà các
cơ quan có thẩm quyền cần rà soát lại kỹ hơn quyết
định kháng nghị này. Do vậy, tôi đã có đơn chuyển cho
chánh án TAND Tối cao, Ủy ban Tư pháp QH đề nghị
các cơ quan này xem xét, thận trọng hơn về những kiến
nghị của các luật sư và năm công dân để tránh oan, sai”.
Ngoài ra, ông Nghĩa còn cho rằng dù TAND Tối
cao ban hành kháng nghị nhưng sau đó vẫn có thể
rút kháng nghị, đây là việc bình thường theo quy
định của BLTTHS 2015.
Ngoài ra, năm công dân cho biết họ vẫn chưa nhận
được quyết định kháng nghị của TAND Tối cao.
Như
Pháp Luật TP.HCM
từng phản ánh, anh Phan
Tiến Dũng là kiểm lâmBan quản lý rừng đặc dụng Đắk
Uy. Tháng 4-2016 được anh Dũng cho phép nên Lê
Quốc Khánh cùng ba người khác vào rừng cưa cây gỗ
trắc chết khô (khối tượng 0,123 m
3
, trị giá hơn 19 triệu
đồng) thì bị phát hiện.
Tháng 9-2016, TAND huyện Đắk Hà phạt năm bị cáo
12-15 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Năm bị cáo kháng
cáo kêu oan, được TAND tỉnh Kon Tum hủy án sơ thẩm.
TAND huyện xử sơ thẩm lần hai vẫn phạt về tội trộm
cắp và tháng 6-2018, TAND tỉnh xử phúc thẩm lần hai
đã tuyên năm bị cáo không phạm tội. Sau đó TANDTối
cao đã ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm yêu cầu
TANDCấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy
bản án của TAND tỉnh, giữ nguyên bản án sơ thẩm của
TAND huyện về tội trộm cắp tài sản.
NGÂNNGA
Ảnhminh họa: HTD
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook