196-2018 - page 13

13
Bộ GD&ĐT yêu cầu ĐH Cần Thơ, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ
kiểm tra, xác minh vụ việc, làm rõ mức độ vi phạm của các
tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và
báo cáo về Bộ trước ngày 30-8.
Vụ Giáo dục chính trị và Công tác HS-SV yêu cầu: Tất cả
trò chơi (trên mạng và trực tiếp) cũng như các hoạt động
liên quan đến HS-SV đều không được mang tính chất nhạy
cảm, bạo lực… Yêu cầu phải phù hợp với chuẩn mực đạo
đức xã hội, tâm sinh lý lứa tuổi, mục tiêu giáo dục toàn
diện người học.
Dẹp ngay những trò chơi tập thể
phản cảm
HỒNGMINH
M
ạng xã hội vừa một
phen sửng sốt khi
chứng kiến trò chơi
phản cảm, quá lố ở một
trường THPT tại Cần Thơ.
Nhưng đây không phải là lần
đầu tiên những trò chơi phản
cảm như thế này được đăng
tải lên mạng xã hội (MXH).
Vui hay quá lố?
Trong clip, các em học sinh
(HS) nam nữ đã đè lên nhau,
môi kề môi để chuyền một
tấm thẻ mỏng, sau đó lại lăn
qua chuyền cho người khác.
Hiệu trưởng nhà trường cho
hay trò chơi này do ban chấp
hành Đoàn trường tổ chức
cho các em HS chơi, làm
quen với bạn bè, nhà trường
vào đầu năm học. Trò chơi
trên có xuất xứ từ Nhật,
không phải do trường nghĩ
ra. Nhưng nó chỉ thích hợp
với sinh viên (SV), đối với
HS thì là phản cảm.
Trước đó, trên MXH xuất
hiệnnhiềuclipphảncảmtương
tự. Quản trò cho buộc những
quả bóng bay vào bụng, lưng
người chơi, người khác phải
ép chặt thân mình vào để làm
bể những quả bóng. Hoặc trò
chơi thi hít đất của nhiều lớp
SV. SVnữ nằmdưới, SVnam
chống tay hít đất phía trên
các bạn nữ. Chưa biết ai sẽ
thắng nhưng kết thúc luôn là
SVnam sẽ nằm đè lên bạn nữ
sau khi không thể chống đẩy
tiếp được nữa.
Hoặc gần đây là một clip
quản trò cho các nam thanh
niên buộc dưa leo vào gần vị
trí nhạy cảm để cho các bạn
nữ bịt mắt ăn hết quả dưa đó.
Clip này đang bị phản ứng dữ
dội nhưng được giải thích là
trò chơi tập thể của các bạn
trẻ trong một công ty.
Đừng tưởng trò chơi
là vô hại
Anh PhạmPhúcThịnh, phụ
huynh có con lớn đang là SV
ĐH, con út đang học lớp 12,
bức xúc bày tỏ: “Có vẻ như
người ta đang dạy bọn trẻ
chẳng cần biết quý trọng bản
thân mình nữa”. Chị Hoàng
Anh than thở: “Những sự
việc này làm ngành giáo dục
và Đoàn thanh niên bị mang
tiếng xấu, mất đi sự tôn trọng
của nhiều người. Tôi thấy đau
lòng quá!”.
Nhưng bên cạnh đó cũng có
những ý kiến xoa dịu, bênh
vực. Một bạn trẻ viết: “Theo
cháu, trò chơi này không xấu,
tại văn hóa phương Đông ăn
quá sâu nên mọi người thích
nói chuyện đạo lý. Nếu nghĩ
bình thường thì nó là bình
thường”. Nhiều bạn trẻ khác
đồng tình: “Chỉ là trò chơi
cho vui thôi mà!”.
ThS tâm lýTô NhiA, giảng
viên ĐH, cho biết những trò
chơi như thế này đã xảy ra
nhiều nơi và sẽ là nguy hiểm
nếu mọi người mặc định đó
là chuyện bình thường. Đặc
trưng của độ tuổi dậy thì là
phát triển rất nhanh nhưngmất
cân bằng. Những hormone
sinh dục để khởi tạo những
hoạt động sinh dục ở độ tuổi
này đã hình thành và phát
triển mạnh, sự tò mò về giới
tính ở biên độ cực kỳ cao.
Nhưng các em chưa đủ kiến
thức về sức khỏe sinh sản,
tình dục an toàn và chưa có
đủ các giá trị sống để kiểm
soát hành vi. Trò chơi đó đã
gây ra những đụng chạm trực
tiếp ở vùng nhạy cảm của cơ
thể, gây ra những xung động
kích thích lớn, vi phạm hàng
loạt nguyên tắc giáo dục và
nguyên tắc chống lạm dụng
tình dục”.
Bà Tô Nhi A không đồng
tình việc lãnh đạo nhà trường
cho rằng ở nước Nhật có trò
chơi này nên các bạn trẻ đã
học theo. Bà nói: “Nguyên
lý học tập các nền giáo dục
khác là phải chọn lọc. Không
phải cái gì nước khác làm
được thì nước mình cũng làm
được. Cũng không phải cái
gì diễn ra ở xứ văn minh thì
tất nhiên nó cũng văn minh.
Trò chơi này một thứ rất kém
lành mạnh”. Theo đó, mọi
hoạt động giáo dục trong nhà
trường, bao gồm vui chơi
cũng phải mang mục tiêu
phát triển con người. Trước
hết là cung cấp những giá trị
nhân bản tốt đẹp. Thứ hai là
phải làm cho con người hiểu
đúng về mình trong các mối
quan hệ xã hội, từ đó lựa chọn
những hành vi đẹp hơn, văn
minh hơn để tham gia vào
đời sống cộng đồng. •
Những trò chơi như
thế này đã xảy ra ở
nhiều nơi và rất lâu
rồi nhưng sẽ là nguy
hiểm nếu mọi người
mặc định đó là
chuyện bình thường.
Đời sống xã hội -
ThứHai 27-8-2018
Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường, bao gồmvui chơi cũng phải mangmục tiêu phát triển con người.
Bé gái mắc hội chứng Rapunzel tự ăn tóc 
Ngày 26-8, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) thông tin vừa
tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé gái sáu tuổi,
sống ở Đồng Nai, bị tắc ruột do búi tóc.
Theo BS Nguyễn Hiền, khoa Ngoại, phòng Chỉ đạo tuyến
BVNhi đồng 2, bé mắc phải hội chứng Rapunzel, được đặt
theo tên nhân vật công chúa có mái tóc dài trong truyện cổ tích
Grimn. Khi mắc hội chứng này, người bệnh thường có biểu
hiện ăn chính tóc của mình hoặc người khác, khiến cho tóc bị
rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột.
Nguyên nhân chưa được biết một cách rõ ràng, có thể là
do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động
tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức. Hoặc có thể do
thiếu sắt hay mắc bệnh celiac.
Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và cần
được điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa việc
ăn tóc xảy ra. Phụ huynh cũng cần phải tham gia điều trị
cùng với bác sĩ để trẻ được hỗ trợ đồng thời cả hành vi
tiêu thụ tóc và tinh thần cho trẻ.
HOÀNG LAN
Một trò chơi tập thể phản cảmbị dư luận phản ứng.
Sổ tay
Sựkiện trườnghọc
- Xinđừngbỏngỏ!
Những năm trở lại đây, nhiều công ty sự kiện ra đời,
đảm nhận tổ chức các hoạt động team building với các
trò chơi nhằm mục đích gắn kết cộng đồng. Bên cạnh
những trò chơi thực sự văn minh, mang tính trí tuệ và
gắn kết, có không ít những trò chơi rất dung tục, phản
cảm.
Khi xem những clip trò chơi đăng tải tràn lan trên các
mạng xã hội, tôi đã từng nghĩ liệu có một ngày nào đó
những thứ trò dung tục ấy sẽ bị lan vào trường học hay
không? Và điều đó đã đến.
Tôi khoan nói đến ai đúng, ai sai, ai phải chịu trách nhiệm
trước vụ việc ở Trường THPT-THSP Cần Thơ, điều tôi muốn
bàn đến là đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại và dành
sự quan tâm đặc biệt đến công tác tổ chức và chất lượng
của các sự kiện trường học, một mảng vô cùng quan trọng
trong việc hình thành các kỹ năng cho học sinh.
Bản thân đã từng đảm nhận trọng trách này nên tôi thấy
sự cần thiết và ý nghĩa giáo dục của từng sự kiện. Và cũng
rất hiểu để tổ chức thành công một sự kiện mang đầy đủ
ý nghĩa và đảm bảo tính giáo dục cho học sinh thì không
phải là điều dễ dàng. Rất tiếc cả một mảng lớn trong giáo
dục nhà trường hằng năm lại chỉ được đoàn thanh niên và
hội đồng đội quan tâm. Các bộ phận còn lại và cả xã hội
dường như bỏ ngỏ.
Các thầy cô làm công tác sự kiện gần như đơn độc trên
con đường ấy và hầu hết không ai trong số họ được đào tạo
một cách bài bản.
Quay lại với đoạn clip mà các em học sinh đưa lên
mạng. Tôi thấy thương các em, bọn trẻ còn nhỏ chưa đủ
để phân biệt! Đôi khi vì vui, vì ham giành chiến thắng
mà xả thân tham gia...! Tôi trách những người lớn chứng
kiến đôi khi và “vô tình” bị cuốn theo trò chơi với những
tiếng cười “nhạt nhẽo” rồi cứ thế cuồng nhiệt cổ vũ theo
mà “quên” nhận ra cái trò mà tụi trẻ đang tham gia chơi
nhiệt tình ấy rất phản giáo dục, được mô phỏng từ một
game sex show (của Nhật Bản - họ làm cho một đối
tượng và một mục đích hoàn toàn khác).
Điều tôi sợ nhất sau mỗi lần báo chí và xã hội phản
ánh một hiện tượng nào đó chưa đúng hoặc cần rút kinh
nghiệm của giáo dục là sự thu mình của các trường học,
của các thầy cô.
Tôi không mong sau sự kiện này, các nhà trường vì sợ
mà hạn chế tổ chức sự kiện vì như thế là tước đi quyền
được trưởng thành và gắn kết của các em. Tôi cũng
không mong các bậc phụ huynh vì chuyện này mà cho rằng
đó là những hoạt động không giúp ích gì trong việc thu nạp
kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi của các em. Vì học sinh
tới trường không chỉ để học những kiến thức trong sách vở,
các em cần được hoạt động trong các sự kiện để hoàn thiện
thêm nhiều kỹ năng khác chuẩn bị cho tương lai.
Điều cuối cùng tôi mong chuyện này sẽ như một lời cảnh
báo cho tất cả chúng ta, đừng quá dễ dãi trong khâu tổ
chức, đừng lấy những tiếng cười dung tục chốc lát mà vấy
bẩn tâm hồn bọn trẻ.
Và mong chúng ta hãy dành sự quan tâm đúng mực đối
với các hoạt động phong trào trường học. Đừng thờ ơ, đừng
bỏ ngỏ, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.
PHƯƠNG THẢO
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook