197-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa28-8-2018
Thương lái Trung Quốc đều
rất sõi tiếng Việt
Theo ông ƯngThế Lãm, đại diện Câu lạc bộ Nông nghiệp
công nghệ cao VN (DAA), thừa nhận bản thân ông đã từng
xuất khẩu tiểu ngạch thanh long sang TQ nhưng thất bại
vì chưa hiểu thị trường.
“Thương lái TQđến tận làngVN thumua vì chúng ta chưa
có năng lựcmang hàng sang đó bán.Tham tán thươngmại,
DN, thương lái TQ ở VN đều nói rất sõi tiếng Việt, hiểu văn
hóaViệt trong khi người VN ra nước ngoài chủ yếu nói tiếng
Anh. Đó là lý do các công ty VN chỉ dám bán hàng bên này
biên giới để tránh rủi ro” - ông Lãm nói.
QUANGHUY
H
ơn 60% hàng hóa nông
sản Việt Nam (VN) đi
qua con đường tiểu
ngạch nên gặp nhiều rủi ro
từ nhập khẩu cho đến thanh
toán và chính sách bán hàng.
ÔngVĩ TíchThành, Tham tán
thương mại và kinh tế Tổng
lãnh sựquánTrungQuốc (TQ)
tại TP.HCM, nhận xét như
trên tại hội thảo “Nâng cao
hiệu quả tiếp cận thị trường
TQ cho nông sản Việt” vừa
tổ chức ở TP.HCM.
Ăn khỏe nhưng không
phải cái gì cũng ăn
Theo ông Vĩ Tích Thành,
sau khi cải cách kinh tế, thu
nhập bình quân đầu người ở
TQ gia tăng lên 8.000 USD/
năm. Điều này kéo theo tầng
lớp trung lưu gia tăng, do đó
với người dân TQ nhu cầu ẩm
thực rất quan trọng và người
dân rất “biết ăn, thích ăn và
ăn rất khỏe”.
TQ đang tăng cường nhập
khẩuđể đápứngnhu cầungười
dân nhưng người dân đang dần
chuyển dịch xu hướng từ ăn
no sang ăn ngon. “Hàng nông
sản VN có lợi thế về đường
vận chuyển sát biên giới TQ.
Thị trường TQ đã biết rất rõ
về nông sản VN như thanh
long, gạo, cá ba sa, hạt điều,
cà phê… Nhưng nông sản
Việt vào TQ còn khó khăn
vì có nhiều điểm yếu” - ông
Thành nói.
Ông Thành dẫn chứng các
doanh nghiệp (DN) nhỏ và
siêu nhỏ thường xuất khẩu
qua đường tiểu ngạch và
thương lái TQ khi đi mua
cũng thường áp dụng hình
thức này. Trong khi xuất
khẩu tiểu ngạch không bền
vững, rủi ro rất cao. Ví dụ,
do không dự báo trước nhu
cầu nên nông dân sản xuất ồ
Người tiêu dùng
TQ, nhất là ở các
thành phố lớn
không có ấn tượng
sâu sắc về hàng
nông sản VN.
Người Trung Quốc chỉ rõ
những sai lầm của hàng Việt
Doanh nghiệp Việt Nam sai lầmkhi cho rằng thị trường Trung Quốc “ăn khỏe, dễ tính” nên
cái gì cũng bán được.
ạt một sản phẩm nông nghiệp
nhưng thương lái lại không
thu mua. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng nông sảnViệt được
mùa thì lại mất giá, phải
triền miên giải cứu, thậm
chí phải đổ bỏ.
Vị tham tán thương mại
và kinh tế TQ cũng nhận xét
thẳng thắn rằng người Việt
chưa hiểu về thị trường TQ
và DN chưa chủ động xem thị
hiếu, nhu cầu của người dân
TQ là gì để từ đó tập trung
sản xuất. Dẫn câu chuyện
về việc cá ba sa nhập nhiều
vào TQ thời gian qua, ông
Thành cho rằng do VN biết
cách quảng bá thương hiệu
loài cá này. “Các nông sản
khác của VN cũng nên học
tập cách làm như với cá ba
sa” - ông Thành gợi ý.
Còn ông Rocky Sun, Phó
Chủ tịch Hiệp hội Nông
Ông Vĩ Tích Thành gợi ý DNViệt nên chủ động tiếp cận kênh bán hàng trên các trang thươngmại điện
tử TQ. Vì đây là kênh bán hàng tốt và quảng bá sản phẩmVNđến tận tay người tiêu dùng TQ. Ảnh: QH
nghiệp TQ khu vực Đông
Nam Á, chỉ ra điểm yếu của
DN VN là không biết cách
quảng bá sản phẩm và chưa
có nhiều sản phẩm có chất
lượng tốt vào TQ. Vì vậy
người tiêu dùng TQ, nhất là
ở các thành phố lớn không
có ấn tượng sâu sắc về hàng
nông sản VN.
Ông Sun dẫn chứng: “Hiện
nay 99% thanh long tại TQ
đều được nhập khẩu từ VN.
Đáng tiếc khâu truyền thông
về thế mạnh của thanh long
VN gần như không có. Gần
đây thanh long vào TQ mới
có bao bì bắt mắt, tuy nhiên
vẫn còn ít”.
Lấy thêm ví dụ từ quả kiwi
từ New Zealand, cam từ Mỹ,
jerry của Chile…, ông Rocky
Sun cho rằng: Những quốc gia
trên có quy trình nhập khẩu
chính ngạch từng loại trái cây
vào TQ rất bài bản, chuyên
nghiệp và thương hiệu phát
triển rất tốt tại TQ nhờ tập
trung một đầu mối.
“Họ thống nhất được quy
trình trồng, giống, gia công,
đóng gói… với thương hiệu
chung nên dễ làm truyền
thông” - ông Rocky Sun nêu
kinh nghiệm.
Không hiểu
thị trường TQ
Ông Đỗ Ngọc Chất, Giám
đốc Công ty Việt Á chuyên
xuất khẩu trái cây sang TQ,
cho biết: VN nói nhiều về
xuất khẩu chính ngạch sang
thị trường TQ để có giá trị
tăng cao, đảm bảo thanh toán,
giảm rủi ro. Thế nhưng TQ
hiện chỉ cho phép tám mặt
hàng nông sản chính ngạch
gồm xoài, thanh long, mít,
chuối, dưa hấu, vải, nhãn và
chôm chôm.
“Vậy còn các mặt hàng
khác buộc phải đi đường tiểu
ngạch, trong khi nhiều nông
sản khác củaVN rất mạnh như
khoai lang, bưởi, sầu riêng…
Vậy thì chúng tôi xuất khẩu
như thế nào?” - ông Chất đặt
câu hỏi cho các vị quan chức
TQ và VN.
Trả lời thắc mắc này, ông
Lê Thanh Hòa, Phó Giámđốc
văn phòng SPSVN (Cục Chế
biến và phát triển thị trường
nông sản, Bộ NN&PTNT),
cho rằng đúng là nhiều nông
sản VN chưa thể xuất khẩu
chính ngạch vì liên quan đến
các vấn đề như đàm phán của
chính phủ hai nước về thủ tục,
kiểm dịch…
“Đến thời điểm hiện nay,
hai bên đã đàm phán xong
hai loại nông sản là bưởi da
xanh, khoai lang. Các mặt
hàng này sẽ được xuất khẩu
chính ngạch sang TQ trong
thời gian tới. Sầu riêng cũng
đang được phía VN gửi hồ
sơ sang TQ đánh giá” - ông
Hòa nói.
Trong khi đó, ông Rocky
Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội
Nông nghiệp TQ khu vực
Đông Nam Á, lưu ý người
dân TQ cũng rất chú ý đến
việc truy xuất nguồn gốc, làm
được điều này sản phẩmVN
bán rất tốt.
Ngoài ra, thay vì việc sản
xuất và thu mua nhỏ lẻ nên có
vài thương nhân lớn đứng ra
làm đầu mối để các quy trình
được thống nhất. Muốn làm
lớn thì phải liên kết lớn, mạnh
ai nấy làm thì sẽ không thể
nào mạnh được. •
Tiêu diểm
Cung cấp thông tin
miễn phí nhưng
không ai hỏi
ÔngVũTiếnHùng,TrưởngVăn
phòngXúc tiến thươngmạiVN
tại Hàng Châu (TQ), nhận xét
DN VN tưởng rằng mình hiểu
rõ thị trườngTQnhưng thực tế
lại chưa có nhiều thông tin về
thị trường này, mặc dù tại đây
cóđếnbảy cơquanđại diệnVN.
“Rất ít thấyDNVNgặpchúng
tôi để hỏi chính sách, thủ tục
xuất khẩu vào thị trường TQ
dù các cơ quan này cung cấp
thông tin hoàn toàn miễn phí.
Chưa kể có thể giúpDN kết nối
với các cơ quan hữu quan TQ
để hưởng được các ưu đãi tốt
nhất” - ông Hùng nói.
Vụmất 245 tỉ: Eximbank trảhết nợgốc cho bàChuThịBình
Liên quan đến vụ 245 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm của bà
Chu Thị Bình “bốc hơi”, chiều 27-8, lãnh đạo Eximbank
đã cung cấp thông tin về tiến độ giải quyết vụ việc. Theo
đó, tính đến ngày 18-8, nhà băng này và khách hàng Chu
Thị Bình đã hoàn tất việc thực hiện tạm ứng 100% số tiền
tiết kiệm gốc trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa hai bên,
tương ứng hơn 152 tỉ đồng cho khách hàng.
Bà Chu Thị Bình chia sẻ: Kể từ thời điểm vụ án xảy ra
đến nay, tôi cùng các luật sư tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý
đã cùng đại diện Eximbank tiến hành việc kiểm tra, làm rõ
nguồn gốc số tiền 245 tỉ đồng gửi tiết kiệm của tôi là hoàn
toàn hợp pháp. Trong quá trình thương lượng, thỏa thuận
đã được hai bên tiến hành trong một thời gian dài, đến nay
đã đạt được kết quả thấu lý đạt tình giữa hai bên. Tôi đã
nhận được tạm ứng 100% số tiền gốc gửi tiết kiệm tạm
tính qua hai đợt theo thỏa thuận ngày 21-6 và thỏa thuận
sửa đổi, bổ sung ngày 18-8.
“Tôi đánh giá cao nỗ lực và thiện chí của Eximbank
trong quá trình thương lượng và tìm kiếm giải pháp hợp
lý để giải quyết vụ việc. Để thể hiện thiện chí của mình,
tôi đã tin tưởng, tiếp tục sử dụng các dịch vụ tài chính của
Eximbank. Đồng thời tôi đã gửi tiết kiệm tại Chi nhánh
Eximbank TP.HCM toàn bộ số tiền vừa được tạm ứng nói
trên” - bà Bình nhấn mạnh.
Về phía ngân hàng, lãnh đạo Eximbank cho biết: Trong
suốt thời gian vừa qua, Eximbank luôn chủ động, tích
cực trong việc gặp gỡ, thương lượng để có được tiếng nói
chung trong từng giai đoạn với khách hàng Chu Thị Bình.
Kết quả là Eximbank và khách hàng đã đạt được thỏa
thuận thấu lý đạt tình, phù hợp với quy định của pháp luật,
thể hiện được trách nhiệm của ngân hàng đối với khách
hàng.
“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tiến trình điều tra,
giải quyết vụ việc và nghiêm túc chấp hành các quyết
định của các cơ quan tiến hành tố tụng. Eximbank sẽ nỗ
lực hợp tác với khách hàng Chu Thị Bình và cơ quan chức
năng để vụ việc được giải quyết nhanh chóng, bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho các bên” - lãnh đạo Eximbank
khẳng định.
THÙY LINH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook