197-2018 - page 9

9
TP.HCM kiến nghị
Thủ tướng gỡ dự án
chống ngập 10.000 tỉ
Nếu bổ sung thêm các hạngmục thì tổng dự toán công trình sẽ vượt 10.000
tỉ đồng, trở thành dự án quan trọng quốc gia và phải báo cáoThủ tướng…
TÁ LÂM
U
BND TP.HCM vừa kiến
nghị Thủ tướng xem
xét, chủ trì cuộc họp
trong thời gian sớm nhất với
các bộ, ngành liên quan để
giải quyết những vướng mắc
xung quanh dự án chống ngập
10.000 tỉ đồng.
UBND TP cho rằng dự án
giải quyết ngập do triều khu
vực TP.HCM có xét đến yếu
tố biến đổi khí hậu - giai đoạn
1 là dự án có quy mô lớn (tổng
vốn đầu tư 9.926 tỉ đồng), kỹ
thuật phức tạp, có vai trò rất
quan trọng trong việc giải
quyết ngập cho TP.HCM. Do
đó, với cuộc họp này, TP.HCM
kỳ vọng dự án sẽ đảm bảo triển
khai đúng quy định, đáp ứng
tiến độ, đạt chất lượng vì dự
án đã bị ngưng thi công suốt
bốn tháng nay.
Theo TP, dự án do Tập đoàn
TrungNam làmchủ đầu tư theo
hình thứcBT(xâydựng - chuyển
giao). Vào đầu tháng 5, chủ đầu
tư buộc phải ngưng thi công vì
Ngân hàng BIDV - Chi nhánh
Nam Sài Gòn dừng giải ngân
do UBND TP.HCM chưa ký
xác nhận báo cáo thanh toán
giải ngân của dự án để thực
hiện thủ tục tái cấp vốn. Hiện
nay dự án này đã thi công đạt
72% khối lượng. Tư vấn giám
sát hợp đồng xác nhận đã giải
ngân 3.483 tỉ đồng, trong đó
chi phí xây lắp là 3.232 tỉ đồng
(tương đương 46,5%).
Dự án được hứa hẹn hoàn
thành vào ngày 30-4 năm nay
nhưng bị trễ hẹn do vướng giải
tỏa mặt bằng. Chính quyền
TP và chủ đầu tư thống nhất
dự án sẽ hoàn thành vào cuối
năm 2019.
BáocáovớiThủtướng,UBND
TP.HCM cũng đưa ra một số
vướngmắc hiện nay. Như trong
công tác giải phóng mặt bằng,
UBNDTP đã tổ chức họp giao
ban hằng tuần, chỉ đạo các
quận, huyện có các đơn vị của
Bộ Quốc phòng chưa bàn giao
mặt bằng khẩn trương hoàn tất
công tác bồi thường giải phóng,
bàn giao mặt bằng để đảm bảo
thi công, tiến độ dự án.
Được biết dự án ảnh hưởng
tới 236 hộ gia đình và 29 tổ
chức, doanh nghiệp. Hiện nay
154 hộ và 25 tổ chức, doanh
nghiệp đã bàn giao mặt bằng.
UBNDTP cũng cho biết qua
rà soát giá trị các hạng mục bổ
sung, SởKH&ĐTTPnhận thấy
trường hợp bổ sung thêm các
hạng mục như cầu giao thông
CốngMương Chuối, công suất
bơm giai đoạn 2… thì có khả
năng tổng dự toán công trình
sẽ tăng so với tổng vốn đầu tư
được duyệt và vượt 10.000 tỉ
đồng. Lúc đó dự án trở thành
dự án quan trọng quốc gia,
theo quy định phải báo cáo Thủ
tướng Chính phủ và Quốc hội
xem xét, quyết định.•
Các công trình kiểmsoát triều của dự án đã dừng thi công gần bốn tháng, hiện chưa xác định thời gian thi công trở lại. Ảnh: KB
Chống ngập cho 750 km
2
Mục tiêu của dự án nhằmkiểm soát ngập do triều, chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750 km
2
với
khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung
tâmTP. Đồng thời công trình cũng giúpTP chủ động trong việc
điều tiết hạ thấpmực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng
tiêu thoát nước đô thị và tạo cảnhquanmôi trường cho khu vực.
Dự án bị ảnh hưởng
bởi 236 hộ gia đình
và 29 tổ chức, doanh
nghiệp. Hiện nay
154 hộ và 25 tổ chức,
doanh nghiệp đã bàn
giao mặt bằng.
Khôngbó các loại hình
vận tải vào cái áo chật!
Kiến nghị dùng biển sốmàu để phân biệt
xe kinh doanh với xe thường.
Tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Giao thông đường
bộ (sửa đổi) ngày 27-8, dù ông Đậu Anh Tuấn,
Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, đã lưu ý các đại biểu thảo luận cân
bằng các vấn đề nhưng kinh doanh vận tải, đặc biệt
là taxi vẫn là chủ đề nóng.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận
tải ô tô Việt Nam, nói ông rất đồng tình khi Bộ
GTVT đưa ra các quy định để nhận biết quản lý xe
theo cách thay đổi màu biển số. Màu biển số sẽ phân
biệt được xe nào là kinh doanh, xe nào là không
kinh doanh.
“Hiện nay đang có sự xung đột hết sức quyết liệt
giữa taxi truyền thống và Grab. Một anh “mũ mão
cân đai” còn một anh chả có gì, lẫn với xe cá nhân”
- ông Thanh nói và khẳng định lại sự đồng tình về
việc dùng màu biển số nhằm quản lý xe để “người
trần mắt thịt” cũng biết được.
Ông Thanh cũng nêu quan điểm phải tạo môi
trường để các loại hình phương tiện cùng cạnh tranh
bình đẳng. “Ông nào kém phải rời bỏ thị trường thì
cũng tâm phục khẩu phục. Trong các tiêu chí về lĩnh
vực này thì cạnh tranh công bằng cần phải đạt được”
- ông Thanh nói.
Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ GTVT, trong phần giới thiệu dự án luật cũng cho
hay: Trong thời gian qua việc sử dụng phương tiện
cá nhân vào kinh doanh vận tải diễn ra khá phổ biến,
gây nên tình trạng lộn xộn trong hoạt động vận tải,
tạo ra bất bình đẳng. Vì thế, cần có quy định phân
biệt giữa phương tiện kinh doanh vận tải và phương
tiện cá nhân để đảm bảo môi trường kinh doanh vận
tải lành mạnh, minh bạch, công bằng cũng như đảm
bảo an toàn cho người dân khi sử dụng dịch vụ vận
tải đường bộ.
Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng
cục Đường bộ Việt Nam, cũng cho rằng vấn đề năm
loại hình vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không và đường ống (dẫn dầu, nhiên
liệu…) - PV) được quy định như trong luật năm 2008
hiện đã không còn phù hợp. Bởi vậy cần phải nghiên
cứu quy định khung để có thể phát triển theo định
hướng thị trường. “Không bó các loại hình vận tải vào
cái áo chật nữa” - bà Hiền ví von.
CHÂN LUẬN
Cao tốc Hạ Long-H i Phòng
đủ điều kiện thông xe
(PL)- Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công
trình xây dựng đã thống nhất về chất lượng, thiết kế
công trình, đủ điều kiện thông xe tuyến cao tốc Hạ
Long-Hải Phòng trong ngày 1-9
( nh)
. Đây là kết
quả phiên làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Lê Quang Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội
đồng nghiệm thu và ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ninh.
Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh và
Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng, hiện cả hai dự án
đã hoàn thiện toàn bộ các hạng mục xây lắp chính.
Những hạng mục phụ như điện chiếu sáng, biển báo
an toàn giao thông đang được chủ đầu tư tiếp tục chỉ
đạo gấp rút hoàn thiện. Các hồ sơ, thủ tục về phòng
cháy chữa cháy, phương án giao thông tuyến cao tốc
Hạ Long-Hải Phòng trong ngày 1-9 tới cũng đang
trong quá trình hoàn thành.
CÙ HIỀN
(PL)- Đại diện Cảng vụ hàng không quốc tế Tân Sơn
Nhất cho biết đơn vị đã xử phạt một hành khách do sử dụng
trái phép trang thiết bị an toàn trên máy bay.
Cụ thể, trên chuyến bay 0V8059 từ TP.HCM đi Côn Đảo vào
giữa tháng 8, nam hành khách NVQ, ngồi ghế 16C, đã tự ý lấy
áo phao dưới ghế và mở, xé túi áo phao. Ngay sau đó, đại diện
Cảng vụ hàng không miền Nam tại Côn Đảo đã lập biên bản vi
phạm hành chính do sử dụng trái phép thiết bị an toàn trên máy
bay, đồng thời xử phạt 2 triệu đồng đối với hành khách Q.
Đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết
mỗi chuyến bay phải đảm bảo có đủ áo phao tương ứng với
số khách trên máy bay để đề phòng xảy ra trường hợp khẩn
cấp. Trường hợp áo phao bị lấy ra khỏi ghế nhưng chưa
thổi phồng và chưa bị hư hỏng thì chuyến bay đó vẫn đủ
điều kiện cất cánh. Nhưng nếu áo phao bị hỏng hoặc đã bị
làm phồng, chuyến bay sẽ phải quay đầu để giảm bớt khách
(trong trường hợp máy bay đó không có thêm áo phao dự
phòng để thay thế áo phao bị hư).
PHONG ĐIỀN
Bị phạt 2 triệu đồng vì tự ý xé áo phao trên máy bay
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook