197-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa28-8-2018
Đến khi được cán bộ hướng dẫn
đăng ký chuyển phát kết quả đến
tận nhà, chị Thúy rất mừng rỡ vì
khỏi phải xin nghỉ làm buổi nữa
để đi lấy hồ sơ.
Bà PhạmThị Lý (ngụ quận 3) sau
khi bốc số 205 thấy còn khoảng 30
người thì chắc là không thể làm kịp
buổi sáng nên bà tính về nhà, đầu
giờ quay lại. Nhưng khi nghe giới
thiệu đặt tổng đài 1080 để hẹn giờ
làm hồ sơ thì bà khá phấn khởi.
“Lâu nay tôi tưởng chỉ khám bệnh
mới đặt được chứ biết vậy thì đặt
giờ cho khỏe, khỏi chờ đợi” - bà
Lý bày tỏ.
ÔngMiugelAngel Pert (quốc tịch
Tây Ban Nha) đến Sở Tư pháp TP
làm thủ tục cấp phiếu LLTP. Sau khi
lấy phiếu xong, ông đã xúc động ghi
lời cảm ơn bằng thư tay bỏ vào hộp
thư tại bộ phận một cửa ngay quầy
làm việc tại tầng trệt. Ông Miugel
Angel Pert viết rằng ông cám ơn
nhân viên và cán bộ quản lý của Sở
đã làm việc chăm chỉ, tận tình với
thái độ chuyên nghiệp...
Bà Lê Thị Một Liên (ngụ đường
Thành Thái, quận 10) cũng ghi thư
bày tỏ sự hài lòng khi lần đầu bà
đến Sở làm phiếu LLTP cho con.
Trong thư tay của mình, bà
Nguyễn Thị Huệ (ngụ quận 7) viết:
“Tôi đã liên hệ rất nhiều cơ quan
hành chính nhưng tôi thấy Sở Tư
pháp có cán bộ tiếp dân rất vui vẻ,
hòa nhã, nhiệt tình với người dân,
hướng dẫn hồ sơ giúp tôi rất tận
tình. Hồ sơ của tôi được giải quyết
đúng hẹn. Mong Sở Tư pháp tiếp
tục duy trì và phát huy”.
“Thật sự không thể có lời nào hay
hơn được khi được đội ngũ những
người làm việc nơi đây với thái độ
phục vụ hết sức chuyên nghiệp, lịch
thiệp làm tôi hết sức ngỡ ngàng” -
ông Nguyễn Văn Thái (ngụ đường
Bến Bình Đông, quận 8) đã ghi lại
lời cám ơn cán bộ của Sở.
Ông Nguyễn Văn Tiến (ngụ quận
GòVấp) thì bộc bạch: “Hồ sơ xin cấp
phiếu LLTP của tôi bị trễ hẹn nhưng
sau đó tôi nhận được tin nhắn qua
điện thoại giải thích nguyên nhân
là đang chờ kết quả xác minh. Nay
cán bộ nhắn có hồ sơ rồi lên lấy. Nói
thiệt tôi cũng hơi buồn vì trễ hẹn ba
ngày nhưng việc nhắn tin báo trước
giúp tôi đỡ phải lên và thể hiện sự
minh bạch, chuyên nghiệp”.
Kết hợp 8 trong 1
Nếu như trước đây người dân phải
chờ làm xong phiếu LLTP rồi mới
làm tiếp các thủ tục hành chính liên
quan như luật sư, thừa phát lại, công
chứng, quản lý thanh lý tài sản…
thì từ nay chỉ cần làm một lần là
được cả hai thủ tục trên.
Đây là hiệu quả của quy trình
kết hợp các thủ tục hành chính mà
Sở Tư pháp TP đã làm được trong
năm 2018. Quy trình này cho phép
việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và
trả kết quả một lần kết hợp các thủ
tục hành chính liên quan có thành
phần hồ sơ là phiếu LLTP với thủ
tục cấp phiếu LLTP.
Về việc cấp phiếu LLTP Sở đã
thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu
tra cứu, xác minh LLTP qua đường
truyền Internet (thay thế cho việc
chuyển hồ sơ xác minh bằng giấy).
Thủ tục này áp dụng đối với cá nhân
chỉ có một nơi thường trú duy nhất
tại TP.HCM kể từ khi đủ 14 tuổi trở
lên. Mục đích nhằm tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, góp phần
rút ngắn thời gian chuyển, nhận hồ
sơ xác minh, hạn chế rủi ro (việc
bảo quản được hồ sơ khi trời mưa,
kẹt xe…).
Trong những lần họp giao ban
nội bộ, Giám đốc Sở Tư pháp TP
HuỳnhVăn Hạnh vẫn thường xuyên
nhắc nhở cán bộ chú ý đến công
tác cải cách hành chính, nhất là bộ
KIMPHỤNG
G
ần đây, người dân đến làm
thủ tục hành chính tại trụ sở
Sở Tư pháp TP.HCM thấy
nơi đây có rất nhiều đổi mới từ
chỗ ngồi làm việc, nơi tiếp dân cho
đến cung cách của cán bộ hướng
dẫn hồ sơ. Tất cả đều hướng đến
mục tiêu phục vụ người dân tận
tình, chuyên nghiệp và có trách
nhiệm cao.
Tận tâm phục vụ
8 giờ sáng 27-8, chị Nguyễn Thị
Thúy (ngụ huyện Bình Chánh) bấm
số thứ tự 46 để làm hồ sơ cấp phiếu
lý lịch tư pháp (LLTP). Chị được
cán bộ hướng dẫn cấp tờ khai (miễn
phí) và điền các thông tin liên quan
để nộp hồ sơ. Chị Thúy nói: “Tôi
đã tranh thủ đi sớm như vậy mà
đã tới số 46 thì quả là đông. Hôm
qua tôi phải xin nghỉ việc để đi làm
thủ tục này vì sợ mất thời gian…”.
Người dân làmthủ tục hành chính tại Sở Tư pháp TP.HCMsáng 27-8. Ảnh: KIMPHỤNG
Cán bộ tư pháp
ngày càng
chuyên nghiệp,
tận tình
Đó là nhận xét của nhiều công dân
trong và ngoài nước khi đến Sở Tư pháp
TP.HCM liên hệ và làmviệc.
phận “một cửa” tiếp công dân. Bởi
ngoài việc thể hiện tốt vai trò là cơ
quan “gác cửa” cho TP trong công
tác xây dựng và hoàn thiện pháp
luật thì việc tiếp công dân tại trụ sở
phải được chú trọng. Cán bộ Sở Tư
pháp phải luôn thể hiện đúng mực
vai trò là người phục vụ nhân dân.
Theo thống kê trung bìnhmột ngày
SởTư phápTP tiếp nhận khoảng 500
hồ sơ hành chính các loại.
Riêng việc cấp phiếu LLTP, sáu
tháng đầu năm 2018, Sở đã cấp
46.732 phiếu (tăng 16% so với cùng
kỳ năm 2017). Để người dân làm
thủ tục này hiệu quả, cán bộ Sở đã
lưu ý khi kê khai thông tin ngay
từ đầu phải đầy đủ, chính xác, rõ
ràng nhằm tránh tình trạng trễ hạn
hồ sơ (hơn 15 ngày làm việc). Đó
là thông tin về tiền án, tiền sự, quá
trình cư trú nhiều nơi hoặc làm việc
ở tỉnh/thành khác; quá trình xuất
nhập cảnh hoặc thời gian cư trú ở
nước ngoài; thời gian vắng mặt tại
địa phương thực hiện nghĩa vụ quân
sự. Kê khai càng rõ ràng thì càng dễ
xác minh và dễ xác định được thời
hạn trả kết quả chính xác.•
Bộ trưởng Lê Thành Long gửi thư chúc mừng
Nhân kỷ niệm ngày truyền thống ngành tư pháp (28-8-1945 – 28-8-
2018), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã gửi thư chúc mừng toàn
thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành.
Thư viết sau hơn 70 năm xây dựng và phát triển ngành tư pháp, các
thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã nêu cao tinh
thần đoàn kết, trách nhiệm, vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác tư pháp ngày
càng quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Toàn ngành cần
ý thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình, tham gia tích cực và hiệu
quả vào việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng. Ngoài ra, cần
chủ động đề xuất những giải pháp để kịp thời giải quyết những vấn đề
mới, phức tạp của thực tiễn...
S.NGUYỄN
Sau khi lấy phiếu LLTP
xong, ông Miugel Angel
Pert (quốc tịch Tây Ban
Nha) đã xúc động ghi lời
cảm ơn bằng thư tay bỏ
vào hòm thư tại bộ phận
một cửa của Sở.
BàHứaThị Phấn lại bị khởi tốkhi đangnằmtrêngiườngbệnh
Bà Phấn đã vắngmặt trong các phiên xử trước với lý do sức khỏe yếu vàmất khả năng đi lại, tỉ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lên đến 93%.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố bà Hứa Thị
Phấn (SN 1947, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại
Tín - Trustbank) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản theo khoản 4 Điều 175 BLHS 2015 (có mức hình phạt
tù từ 12 năm đến 20 năm).
Quyết định khởi tố được tống đạt cho bà Phấn vào trưa
25-8 tại BV đa khoa Tân Hưng (quận 7, TP.HCM) nơi bà
đang nằm chữa bệnh bấy lâu nay.
Trước đó, đầu tháng 5, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã
tuyên y án bảy năm tù đối với bà Phấn về tội vi phạm quy
định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đến cuối tháng, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên bà
Phấn 30 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản và làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả
nghiêm trọng.
Bà Phấn đã vắng mặt trong các phiên xử trên với lý do
sức khỏe yếu và mất khả năng đi lại. Theo giấy tờ y khoa
phía bà Phấn đưa ra, tỉ lệ tổn thương cơ thể của bà do
bệnh lên đến 93%.
Theo hồ sơ lần khởi tố mới này, bà Phấn nguyên là
chủ tịch HĐQT Trustbank kiêm tổng giám đốc Công ty
CP Phú Mỹ và chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Phú Mỹ.
Quá trình điều hành Trustbank, bà Phấn thành lập doanh
nghiệp, lập dự án đầu tư bất động sản và chỉ đạo ban
điều hành Trustbank và cấp dưới đầu tư 901 tỉ đồng vào
ba dự án.
Sau khi nhận tiền, bà Phấn không đầu tư vào dự án mà
rút tiền mặt, chiếm đoạt và sử dụng cá nhân gây thiệt hại
cho Trustbank 901 tỉ đồng. Ngoài ra, bà Phấn được xác
định có liên quan đến nhiều vụ án, nhiều bị cáo trong lĩnh
vực ngân hàng do những sai phạm chồng chất gây thiệt
hại nghiêm trọng cho Trustbank.
Theo CQĐT, sai phạm của bà Phấn là nguyên nhân
dẫn đến thực trạng tài chính Trustbank rất xấu và bị
Ngân hàng Nhà nước xếp hạng ngân hàng yếu kém.
Đồng thời đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến đổ vỡ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB)
do ông Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh nhận
chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan đến Trustbank, thực
hiện tái cơ cấu dẫn đến Ngân hàng Nhà nước phải mua
lại với giá 0 đồng...
Cùng trong vụ án này, CQĐT đã bắt tạm giam Ngô Trí
Đức, nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín, về
hai tội lạm dụng tín nhiệm và thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
HOÀNG YẾN
Họ đã nói
Cải cách hành chính mà đạt mục
đích nhanh, gọn, tiện lợi cho người
dân và tiện cho chính quyền thì cần
phải làm ngay.
Ông
HUỲNHVĂN HẠNH
,
Giám đốc
Sở Tư pháp TP.HCM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook