200-2018B - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứSáu31-8-2018
Bạo hành và iPad cũng gây nên tự kỷ
Khi làmviệc với nhiều trẻ em, tôi biết được nhiều emnhỏ
sinh ra phát triển khỏe mạnh bình thường nhưng sau đó
chamẹ lục đục, đổ vỡ, embị bỏ bê, bị bạo hành. Sau những
chấn thương tâm lý đó, em mới bị tự kỷ.
Cũng có những cha mẹ vì ít thời gian cho con nên giao
con cho… iPad. Muốn con ăn, đưa iPad. Muốn con nín khóc,
đưa iPad. Sau đó đứa trẻ phụ thuộc luôn vào iPad. Cất iPad
đi là chúng đờ đẫn, vô cảm, không giao tiếp với ai.
Mong các bậc cha mẹ yêu thương con, nuôi dạy con
đúng cách.
Ông
NGUYỄNVĂN TÍN
,
Phó Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc
trẻ em và bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Nỗi đau trẻ tự kỷ bị phân biệt đối xử
HỒNGMINH
N
gày29-8,ỦybanMTTQ
Việt Nam TP.HCM tổ
chức Hội nghị chuyên
đề “Trẻ tự kỷ - vấn đề của gia
đình hay xã hội”. Nhiều phụ
huynh và cán bộ phụ trách trẻ
em đã trình bày những khó
khăn họ vấp phải khi chăm
sóc trẻ tự kỷ, nhất là sự kỳ
thị của xung quanh.
Mò mẫm chăm con
giữa vòng vây kỳ thị
Chị LTNU, phụ huynh của
một trẻ tự kỷ đang học tại một
trường chuyên biệt, cho biết
cuộc sống của chị gần như
chỉ xoay quanh đứa con mắc
bệnh nhiều nămnay. Các thầy
cô giáo, chuyên gia khuyến
khích chị cho con tham gia
nhiều hoạt động cộng đồng
để con phát triển kỹ năng giao
tiếp và hòa nhập. Thế nhưng
nhiều nơi vui chơi công cộng,
một số nhà hàng kiên quyết
khước từ. Chị nghẹn ngào nói:
“Nhiều lần họ còn nói với tôi
con chị không bình thường,
chị nên đưa con về nhà đi”.
MộtngườibạncủachịLTNU
cũng từng bật khóc tức tưởi
khi con của chị, một cậu bé tự
kỷ, tấn công người khác vì bị
chọc ghẹo. Dù phụ huynh đã
xin lỗi và giải thích căn bệnh
của con nhưng họ nhất định
yêu cầu chị phải bồi thường
vết cào xước. Chị phải gọi
cho gia đình đem tiền đến
bồi thường cho yên chuyện.
Đau lòng nhất là những câu
nói của những người xung
quanh: “Con hư hỏng là do
không biết dạy con, còn đổ
thừa bệnh tật. Có bệnh nào
như vậy?!”.
Chị LTNU đề nghị các
ngành chức năng và truyền
thông: “Chúng tôi được truyền
thông về bệnh HIV, về giới
tính thứ ba để mọi người hiểu
và không kỳ thị họ. Nhưng
tại sao không truyền thông về
trẻ tự kỷ mạnh mẽ để con em,
gia đình chúng tôi không bị
kỳ thị? Phần lớn người dân
vẫn không biết về bệnh tự
kỷ là như thế nào, họ cư xử
rất vô cảm và kỳ thị. Chúng
tôi luôn được khuyên cho trẻ
giao tiếp để hòa nhập nhưng
ra ngoài mẹ con tôi rất dễ bị
tổn thương”.
Theo phụ huynh, nhiều trẻ
tự kỷ có biểu hiện tăng động
quá mức, hoặc không chú ý gì
tới xung quanh, không chịu
giao tiếp với người khác.
Ngay cả bác sĩ đôi khi cũng
không đủ kiên nhẫn. Khi đưa
con đi khám, một số bác sĩ
cũng bực mình vì con của họ
không làm theo chỉ lệnh của
bác sĩ hoặc “quậy phá” làm
phiền người khác.
Cần sự chung tay của
cộng đồng, xã hội
Tại hội nghị, một phụ huynh
cho rằng họ quá đơn độc trong
quá trình đi tìm thầy thuốc và
các phương pháp trị liệu cho
con. Chị đã đưa con đi khám
ở một bệnh viện nhưng bệnh
viện quá tải, họ từ chối khám
cho bé vì bé đã tám tuổi. Họ
chỉ ưu tiên cho trẻ dưới năm
tuổi. Chị nói: “Tôi và nhiều
phụ huynh khác cứ dò dẫm
từng bước, nghe chỉ tới đâu
thì ôm con tới đó, tiến triển
thì theo, không tiến triển thì đi
tìm tiếp. Tôi đề nghị Nhà nước
cómột bệnh viện chuyên hoặc
một nơi có thể giúp đỡ, đưa
Truyền thông về
HIV, về giới tính
thứ ba… rất mạnh
nên được xã hội
hiểu và không kỳ
thị họ, còn với bệnh
tự kỷ thì rất nhiều
người vẫn không
biết nên cư xử với
các em rất vô cảm.
Nhiều người không hiểu về trẻ tự kỷ đã có những định kiến hoặc cách cư xử gây tổn thương rất lớn
cho gia đình các em.
ra các chỉ dẫn cho chúng tôi”.
Bà Võ Thị Thùy, Giám đốc
Trường Giáo dục chuyên biệt
Khai Trí, chia sẻ trường của
bà đã tiếp nhận một số học
sinh từ các trường học bình
thường. Có một học sinh lớp
9 đã bị cho nghỉ học trước
khi được chuyển trường.
Tìm hiểu, bà biết được thầy
cô giáo không thể chấp nhận
nổi một học sinh “cá biệt” như
em này. Em “học dốt” những
môn xã hội, gần như không
có khả năng tập trung vào các
môn này. Trong khi đó, môn
toán em lại rất nổi trội. Khi
thầy giảng bài cho các bạn,
em không chịu học vì đã biết
hết và hay nói “thầy ngu”.
Bà Thùy nói: “Nhiều em
học sinh bị bệnh tự kỷ không
được hiểu, không được giúp
hòa nhập. Giá như có nhiều
trường trung gian để các em
này có môi trường học tập,
hòa nhập, theo dõi trước khi
chuyển qua trường chuyên
biệt phù hợp”.
Các phụ huynh và cả cán bộ
phụ trách công tác trẻ em nói
trẻ khuyết tật (hoặc mắc một
số bệnh thần kinh được xếp
vào nhóm trẻ khuyết tật) thì
có chế độ hỗ trợ, còn trẻ tự kỷ
gần như không nhận được sự
hỗ trợ nào dù gánh nặng chăm
sóc và điều trị cho các em có
thể còn cao hơn.
BSHuỳnhTấnMẫm(Ủyban
MTTQViệtNamTP.HCM)cho
rằng: “ỞViệt Nam, tỉ lệ trẻ tự
kỷ đang tăng nhanh. Chúng ta
cần bàn bạc, thammưu đểNhà
nước tạo điều kiện xây dựng
trường lớp với các phương
pháp chuyên sâu, phối hợp
giữa y tế, giáo dục, tâm lý và
công tác xã hội. Chăm sóc và
giáo dục trẻ tự kỷ là vấn đề
khó khăn, phức tạp vì mỗi trẻ
có những biểu hiện khác nhau,
đòi hỏi sự chăm sóc, giáo dục
chuyên biệt…”. •
Các bác sĩ Viện YDược học dân tộc thămkhámchomột embé bị bệnh tự kỷ. Ảnh: HM
Kiều Giang bị xử phạt 2,3 triệu đồng
(PL)- Sáng 30-8, Đội Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP)
liên quận 2, 9 và Thủ Đức (Ban Quản lý ATTP TP.HCM)
tiến hành tháo niêm phong 1.029 kg phụ gia thực phẩm của
Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ-Xuất nhập khẩu Kiều
Giang (cơm tấm Kiều Giang) tại địa chỉ 652 xa lộ Hà Nội,
phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM.
Tại đây, Đội Quản lý ATTP liên quận 2, 9 và Thủ Đức
cũng giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP
cho cơm tấm Kiều Giang. Quyết định được bà Phạm Khánh
Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TP.HCM, ký cùng
ngày. Với sai phạm sử dụng khu vực chế biến không đảm
bảo vệ sinh hoặc có côn trùng, động vật gây hại (cụ thể là có
ruồi trong khu vực chế biến, sàn nhà khu vực chế biến gạch
vỡ, bong tróc), cơm tấm Kiều Giang bị phạt 1.500.000 đồng.
Bên cạnh đó, cơm tấm Kiều Giang còn bị phạt 800.000
đồng do sử dụng người lao động có mang, mặc trang
phục bảo hộ theo quy định nhưng không đầy đủ đối với
vi phạm dưới 10 người. Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra có
năm nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không
mang khẩu trang. Tổng cộng số tiền cơm tấm Kiều Giang
bị phạt là 2,3 triệu đồng.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 thông tin, sáng 21-8, Đội
Quản lý ATTP liên quận 2, 9 và Thủ Đức kiểm tra cơm
tấm Kiều Giang (quận 9). Tại thời điểm kiểm tra, cơm tấm
Kiều Giang chưa xuất trình được chứng từ liên quan 1.029
kg phụ gia thực phẩm. Do vậy, toàn bộ phụ gia nói trên
được niêm phong để chờ cơm tấm Kiều Giang bổ sung
chứng từ. Sau đó, doanh nghiệp này đã bổ sung đầy đủ hồ
sơ hợp lệ.
TRẦN NGỌC
Ra Lý Sơn bảo vệ rùa biển bằng
tranh bích họa 3D
(PL)- Ngày 30-8, tại đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý
Sơn, Quảng Ngãi), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) phối hợp với ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý
Sơn và UBND xã An Bình tổ chức tổng kết chương trình
vẽ tranh bích họa với chủ đề “Tôi yêu biển đảo - Sinh ra
để sống hoang dã” diễn ra từ ngày 22 đến 31-8.
Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “Bảo vệ bãi rùa
đẻ dựa vào cộng đồng và giảm đánh bắt không chủ ý rùa
biển tại Việt Nam” do Quỹ Bảo tồn rùa biển cùng Cơ quan
nghề cá và động vật hoang dã Mỹ - US Fish anh Wildlife
Service tài trợ. 12 họa sĩ là tình nguyện viên đến từ nhiều
tỉnh, thành khác nhau trong cả nước thể hiện 12 tác phẩm về
các sinh vật biển trên tường nhà và lối đi ở đảo Bé.
Đây là lần thứ hai IUCN trở lại xã đảo An Bình. Trước
đó, vào tháng 6-2017, chương trình cũng đã về đây tham
gia vẽ 12 tác phẩm bích họa lớn nhỏ với thông điệp chính
là bảo vệ môi trường biển.
TUYẾT MAI
Lần đầu tiên giáo viên mới ở Đà Nẵng
được chọn trường
(PL)- Sáng 30-8, tại Trường THPT Phan Châu Trinh, Sở
GD&ĐT TP Đà Nẵng đã gặp mặt và tổ chức cho các giáo
viên (GV) trúng tuyển kỳ thi tuyển GV THPT năm học
2018-2019 tự chọn đơn vị công tác theo thứ tự kết quả
thi tuyển từ cao đến thấp của từng môn, theo từng khối
(THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên).
Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà
Nẵng, cho hay năm học 2018-2019, ngành GD&ĐT Đà
Nẵng có 84 chỉ tiêu tuyển GV THPT cho các trường đang
thiếu GV theo quy định. Có tổng cộng 519 GV trong và
ngoài TP Đà Nẵng tham dự kỳ thi tuyển. Kết quả đã có 79
GV trúng tuyển, trong đó có 25 GV ngoại tỉnh.
Tại buổi gặp mặt, mỗi GV được dành thời gian để suy
nghĩ, lựa chọn trường theo thứ tự trúng tuyển từ cao đến
thấp của từng bộ môn, theo khối (THPT, Trung tâm Giáo
dục thường xuyên). Nếu GV vắng mặt vì bất kỳ lý do gì
thì Sở GD&ĐT sẽ phân bổ vào các trường còn lại. GV
vắng mặt mà có người thân đi thay thì người thân được
chọn trường nếu có giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Sau
khi chọn trường, GV không được đổi quyết định phân
công công tác với nhau.
TÂMAN
Đội Quản lý ATTP liên quận 2, 9 và ThủĐức đang tháo niêmphong
1.029 kg phụ gia. Ảnh: TRẦNNGỌC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook