200-2018B - page 4

4
LÊ THOA
phườngAn LạcA(quận Bình
Tân, TP.HCM), người dân
thường bắt gặp hình ảnh một
phụ nữ trẻ trung, dung dị hay đến
thăm hỏi các hộ dân bất kỳ lúc nào,
có khi trước giờ đi làm hoặc sau giờ
tan sở. Nhiều lúc người phụ nữ ấy
còn mang theo cái bánh, bịch trái
cây tới nhà dân để cùng uống trà,
tâm sự với bà con trong phường.
Đó là hình ảnh thân quen của nữ
Chủ tịch phường An Lạc A - chị
Lê Thị Ngọc Dung.
Mang bánh pía đến
uống trà với dân
Chị Dung cho biết trong công
việc đối thoại, thuyết phục dân
thực hiện một chính sách nào đó,
có khi chị sẵn sàng nghe người dân
la mắng, rồi chị một mình tìm cách
đến nhà người đó vận động, thuyết
phục lại cho bà con hiểu tận tường
câu chuyện.
Còn nhớ trong chiến dịch lập lại
trật tự lòng lề đường, nhiều hộ dân
đòi sống đòi chết, chửi thề nói tục
với chị Dung không biết bao nhiêu
mà kể. Mỗi lần thấy bà con nổi
nóng, chị đều hạ mình, bảo anh em
tạm về đi, rồi tự tìm lối giải quyết
câu chuyện.
Lần đó có cụ bà 80 tuổi không
đồng ý tháo dỡ bậc tam cấp, bảo
“Nếu anh, chị đòi dỡ bậc, tôi sẽ
chết trước cửa nhà cho mà xem”.
Thấy cụ bà lớn tuổi, già yếu nên
hôm sau chị Dung đến gặp riêng
con cái trong nhà để phổ biến chủ
trương, nhờ họ tác động đến cụ bà.
Đáng mừng thay, hôm sau quay lại
thì cụ bà liền đến cầm tay xin lỗi,
bảo hôm qua chưa hiểu sự tình, sau
khi nghe con cái nói và nằm suy
nghĩ lại thì thấy mình sai, đáng nhẽ
không nên xử sự như vậy. Sau đó
cụ kêu con cháu đập bỏ bậc thềm
lấn chiếm ngay tức thì.
“Lúc đó tôi và thành viên trong
tổ công tác đều rất bất ngờ và xúc
động. Nhờ cụ mà một số hộ dân họ
đã tự giác tháo dỡ, không cần phải
nhắc nhở, vận động nhiều” - chị
Dung nhớ lại.
Hay một cụ ông khác rất khó tính,
chỉ có một chậu cây trên vỉa hè mà
Họ đã nói
“Cưỡng chế chỉ giải
quyết được sự việc nhất
thời. Chứ lòng dân
không phục, sau này
muốn vận động các chủ
trương khác còn khó
hơn.”
Chủ tịch phường An Lạc
Lê Thị Ngọc Dung
Nữ chủ tịch phường lăn xả
với dân
Dungdị, chân thànhnhưngđầyquyết liệt tronghànhđộng, nữchủ tịchphườngAnLạcA,
quậnBìnhTân (TP.HCM) đãnhậnđược rất nhiều tìnhcảmcủangười dân trênđịabàn.
Lãnh đạo trẻ
dám nghĩ
dám làm
- Bài 2
phường vận động mãi cụ kiên quyết
không chịu mang vào nhà. Biết tính
của cụ khó, nhất thời không thể lay
chuyển ngay, hôm sau chị Dung
mua hộp bánh pía, đến nhà hỏi thăm
gia cảnh, mở bánh uống trà cùng
cụ ông. Từ những câu chuyện tình
cảm trong cuộc sống hằng ngày, chị
Dung xen vào vận động nhẹ nhàng.
Cuối cùng cụ ông cũng chịu dịch
chậu cây vào trong.
Khi hỏi rằng: “Có một chậu cây,
sao chị không cưỡng chế, khiêng
lên xe, mang về phường là xong,
việc gì phải tốn công như vậy?”,
chị Dung đáp: “Cưỡng chế chỉ giải
quyết được sự việc nhất thời. Chứ
lòng dân không phục, sau này muốn
vận động các chủ trương khác còn
khó hơn”.
Lý giải vì sao bản thân phải đến
từng nhà vận động bà con, chị Dung
trải lòng: “Tôi nghĩ rằng người dân
có thể sai nhưng cán bộ đừng nên sai;
người dân có thể nóng nhưng cán bộ
không được nóng.Vậy nên khi người
dân không đồng tình với mình, mình
phải bình tĩnh hơn. Ta nên chọn cách
thuyết phục họ hơn là đối đầu. Cũng
may những lần gặp gỡ bà con lại hiểu
và chấp nhận tình cảm của mình”.
Xắn quần lội nước
rửa nhà bị ngập
cho người neo đơn
Về UBND phườngAn LạcAlàm
bí thư kiêm chủ tịch khi chỉ mới 34
tuổi, chị Dung được biết đến như
một người không ngại khó, không
xemmình là phái yếu mà luôn năng
nổ, nhiệt tình trong mọi hoạt động
phục vụ dân.
Nhiều bà con bức xúc khi trên
địa bàn phường An Lạc A có quá
nhiều điểm ngập. Có khi ngập đến
23 điểm trên toàn phường, có nơi
ngập sâu đến 60 cm. Những trận
mưa lớn, nữ chủ tịch phường An
Lạc A lại lò dò theo các nam thanh
niên của phường lội từng con nước,
kiểm tra xem khu vực nào ngập,
cống nào không thoát nước.
Mỗi lần như vậy chị Dung lấy
ngay đôi dép của mình được để
sẵn trong phòng làm việc để lội
nước mưa. “Khi đi kiểm tra lúc nào
cũng có hai lãnh đạo phường, cán
bộ và dân quân, cầm theo xẻng, xà
beng để kiểm tra cống thoát nước.
Nếu miệng hố ga, cống thoát nước
bị nghẹt rác thải thì nạo vét, xử lý
luôn. Lãnh đạo phường cũng phải
xắn một tay để làm. Có thế mới hy
vọng sẽ tác động đến ý thức của
người dân” - chị Dung nói.
Trong suốt quá trình đó, vừa làm
việc chị Dung vừa hỏi thăm tình
hình ngập của các hộ sinh sống trên
địa bàn; chia sẻ, động viên với dân
rồi mới nhắc nhở bà con chú ý hơn
trong việc xả rác, tránh gây bít cống.
Có lần khi đang kiểm tra ngập thì
phát hiện nhà của hai ông bà neo
đơn bị nước tràn vào, ướt hết đồ đạc.
Cụ ông ốm yếu chỉ dám ngồi trên
lầu ngó xuống, không làm gì được.
Thấy vậy, chị Dung liền cùng anh
em xắn tay vào dọn rửa nhà cho hai
cụ đến khi sạch sẽ mới thôi.
“Vui nhất là có hôm lội nước xoáy
mạnh quá nên trượt, đứt luôn đôi
dép đi mưa. May mà bà con thương
nên mời vào nhà, cho hẳn đôi dép
mới” - chị Dung cười kể lại.•
Chị ấy giản dị hết sức
Chị Dung siêng năng đi xuống dân
lắm.Thỉnh thoảng ở khu phố thấy chị
xách xe, bịt mặt chạy vòng vòng, ngó
chỗ này, kiểm tra chỗ kia. Nhìn dáng
người chúng tôi biết ngay là chị Dung
chủ tịch phường rồi.
Chạymột hồi lại thấy chị tạt vô từng
nhàdânngồiuốngtràtâmsự,hỏithăm
cuộc sống bà con ra sao. Nhiều người
thấy chị Dung vào nhà tiếp đón bình
thường mà còn chẳng tin là chủ tịch
phường nữa. Giản dị hết sức.
Ông
TRỊNHVĂN NAM
, khu phố 7,
phường An Lạc A, quận Bình Tân
Luôn sát cánh
cùng mọi người
Có lần đi kiểm tra lòng lề đường,
dù 4, 5 giờ sáng hay buổi tối chị Dung
cũng xông xáo đi cùng mọi người.
Tới vận động dân không được, hôm
sau chị lại đi một mình để vận động,
thuyết phục riêng. Sát cánh cùng chị
Dung với cương vị lãnh đạo phường,
nhiều nhiệmvụ được hoàn thành tốt
hơn, người dân hài lòng hơn.
Ông
VÕVĂN AN
,
Phó Chủ tịch
UBND phường An Lạc A
Phải xem bức xúc
nhỏ của dân là
chuyện lớn của mình
Nhiệt tình với người dân
là vậy nên chị Dung luôn sẵn
sàng tiếp nhận phản ánh của
người dân vào mọi thời điểm
trong ngày. Nhiều lần, nửa
đêm về sáng bà con gặp bức
xúc gì cũng gọi, từ chuyện hát
karaoke gây ồn, quán nhậu
nướng khói bay lên, chó đi
bậy…
“Đối với mình có thể chuyện
đó không phải là chuyện lớn
nhưng với bà con đó là chuyện
lớn. Vậy nên phải đặt vào vị trí,
tâm trạng người dân lúc đó để
giải quyết. Không để mất uy tín
với dân” - chị Dung bày tỏ.
Chị Lê Thị NgọcDung
(thứ hai từphải)
, Chủ tịchphườngAnLạcA, quậnBìnhTân, TP.HCM, đi vậnđộngvề trật tự lòng lề
đường lúc 5giờ sáng. Ảnh: LÊTHOA
Thời sự -
ThứSáu 31-8-2018
Phê bình chủ tịchhuyệndodoanhnghiệp rút cát vuông tôm
Đó là kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao
Văn Phong về xử lý những vi phạm trong quản lý, khai
thác đất, cát tại nông trại C2 (xã Thạnh Phong, huyện
Thạnh Phú).
UBND tỉnh phê bình ông Đào Công Thương, Chủ tịch
UBND huyện Thạnh Phú, do thiếu trách nhiệm trong công
tác quản lý đất tại nông trại C2. Đồng thời đề nghị vị này
phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. UBND tỉnh cho hay khi
phát hiện sai phạm, UBND huyện Thạnh Phú không chỉ
đạo khắc phục, chấn chỉnh sai phạm và báo cáo xin ý kiến
mà để kéo dài dẫn đến tố cáo nội bộ, tạo dư luận không
tốt. Bên cạnh đó, chủ tịch UBND tỉnh còn giao Bộ chỉ huy
quân sự (CHQS) tỉnh Bến Tre có văn bản phê bình đối với
ông Lê Hữu Chí và Ban CHQS huyện Thạnh Phú trong
thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Đồng thời chỉ đạo cơ
quan chuyên môn kiểm tra làm rõ số tiền thu được từ việc
khai thác đất, cát; nếu không sử dụng đúng quy định, có
dấu hiệu tư lợi thì xử lý nghiêm theo quy định.
Năm 1986, UBND tỉnh Bến Tre giao cho Ban CHQS
huyện Thạnh Phú sử dụng 300 ha đất tại xã Thạnh Phong
để xây dựng cơ sở quốc phòng và phát triển sản xuất.
Năm 2015, UBND tỉnh điều chỉnh giảm hơn 633 m
2
 đất
giao cho 71 hộ dân. Ban CHQS huyện Thạnh Phú tiếp tục
sử dụng phần đất còn lại. Năm 2015, Ban CHQS huyện và
cá nhân ông Lê Hữu Chí hợp đồng với một đơn vị cung
cấp cát san lấp cát cho công trình cầu Khâu Băng và tuyến
đê biển huyện Thạnh Phú. Cát được lấy từ vuông nuôi
thủy sản thuộc phần đất Ban CHQS huyện quản lý. Tổng
khối lượng cát đã bơm cho hai công trình trên là 41.214,8
m
3
, giá bán 15.000-17.000 đồng/m
3
.
ĐÔNG HÀ
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook