200-2018B - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu31-8-2018
THANHNHẬT - LÊPHI
D
ù đã ngoài 50 tuổi nhưng cả ba
anh em ông Hàn Tấu Quang
(SN 1950), bà Hàn Nguyệt
Lý (SN 1956) và ông Hàn Tuấn
Quang (SN 1965) hiện chưa có
quốc tịch Việt Nam (VN). Họ sinh
ra, lớn lên tại TP Tam Kỳ, Quảng
Nam từ đó đến nay và luôn mong
muốn được công nhận là công dân
VN nhưng chưa được.
Khó khăn trăm bề
Tiếp chúng tôi, bà Lý kể ba anh em
bà sinh ra và lớn lên tại TPTam Kỳ
cùng cha là ông Hàn Chúc Nguyên
(SN 1918) có quốc tịch Trung Hoa-
Đài Bắc. Mẹ là bà Tạ Thị Bửu (SN
1918) có quốc tịch được ghi là “Việt
gốc Hoa”. Trước đây, vì một số lý
do khách quan nên cha mẹ bà đã
ghi khai sinh cho cả ba anh em bà
là quốc tịch Trung Hoa-Đài Loan.
Hiện gia đình bà Lý sinh sống tại số
nhà 148 Phan Đình Phùng, phường
Phước Hòa, TP Tam Kỳ.
Bà Lý thông tin: “Trước kia ba
anh em tôi có giấy chứng nhận
thường trú dài hạn tại số 148 Phan
Đình Phùng nhưng kể từ khi Quảng
Nam-Đà Nẵng tách tỉnh thì quy định
giấy phép thường trú chỉ có thời
hạn sáu tháng. Giờ cứ sáu tháng
một, chúng tôi lại phải đi gia hạn
thường trú. Cán bộ có tư vấn chúng
tôi xin nhập tịch VN để khỏi mất
công và được hưởng đầy đủ quyền
lợi. Chúng tôi có đi làm mấy lần
nhưng đến giờ vẫn chưa được…”.
Không có quốc tịch VN, cuộc
sống của anh em bà Lý gặp khó
khăn trăm bề. Ông Quang (anh bà
Lý) rầu rĩ: “Mọi vấn đề liên quan
đến giấy tờ tùy thân và pháp luật
đều bất tiện. Nhà tôi đang ở do con
trai đứng tên sở hữu, tôi không được
mua bảo hiểm, không có hộ khẩu,
không được học bằng lái xe..”.
Cũng theo ông Quang kể, trước
kia ba anh em ông có được cấp hộ
khẩu nhưng sau này cơ quan chức
năng đã xóa tên khỏi sổ hộ khẩu tại
số nhà 148 Phan Đình Phùng. Hiện
nay ba anh em ông cũng không ai có
giấy chứng minh nhân dân. Họ cũng
không thể mua bảo hiểm y tế, mỗi
khi đi khám chữa bệnh đều phải trả
viện phí như với người nước ngoài.
Luôn mong mỏi có quốc tịch
Bà Lý từng mang hồ sơ đến Sở
Tư pháp tỉnh Quảng Nam làm thủ
tục xin nhập tịch VN nhưng đã năm
năm mỏi mòn chờ đợi đến nay vẫn
chưa thành hiện thực.
Cụ thể, năm 2013, tiếp nhận yêu
cầu, phía Sở Tư pháp tỉnh Quảng
Nam yêu cầu bà phải thôi quốc tịch
Trung Hoa-Đài Loan thì mới có thể
Cơ quan nhà nước đã vào cuộc nhưng khát khao có quốc tịch
Việt Nam của ba người đến nay vẫn chưa thể thành hiện thực.
3 anh em 50 năm
không quốc tịch
Ba anh em
bàHàn
Nguyệt Lý
luônmong
mỏi có
quốc tịch
Việt Nam.
Ảnh:
THANH
NHẬT
Chỉ Chủ tịch nước mới có thể xét đặc cách
Theo bà Trần Thị Kim Phụng (Trưởng phòng Hành chính Tư pháp, Sở
Tư pháp tỉnh Quảng Nam), với trường hợp của anh em bà Lý, chỉ có thể
xét đặc cách để nhập quốc tịch VN nhưng thẩm quyền này thuộc về Chủ
tịch nước. Sở Tư pháp sẽ tiếp tục trình theo hướng này để giúp anh em
bà Lý có quốc tịch VN. Trước mắt anh em bà Lý cứ đến cơ quan công an
làm thủ tục gia hạn thường trú theo quy định. SởTư pháp sẽ phối hợp với
công an để làm hồ sơ của ba anh em bà một cách thống nhất về thông
tin quốc tịch. Sau đó, Sở sẽ gửi tiếp hồ sơ đề nghị BộTư pháp tiếp tục xem
xét, tháo gỡ vướng mắc.
Sở Tư pháp tỉnh
Quảng Nam từng gửi
hồ sơ ra Bộ Tư pháp
nhưng bị trả lại do
không đủ điều kiện để
Bộ trình Chủ tịch nước
cấp quốc tịch VN.
trình hồ sơ cho Bộ Tư pháp xin cấp
quốc tịch VN.
Theo hướng dẫn, bà Lý đến Văn
phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc
tại TP.HCM để xin thôi quốc tịch
Trung Hoa-Đài Loan. Ấy thế, cơ
quan này có giấy xác nhận gửi cơ
quan chức năng ghi: “Qua kiểm tra
hồ sơ, bà Hàn Nguyệt Lý chưa đến
Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài
Bắc làm thủ tục nhập quốc tịch Đài
Loan và xin làmhộ chiếuĐài Loan”.
Theo bà Lý, như vậy là cơ quan
này không thể cho bà thôi quốc tịch
Trung Hoa-Đài Loan như yêu cầu
của mình. Cạnh đó, quốc tịch Trung
Hoa-Đài Loan của anh em bà được
ghi trong giấy khai sinh trước kia
cũng không hợp lệ. Bởi thời điểm
đó cha mẹ bà đã không làm thủ tục
khai báo, nhập quốc tịch cho anh em
bà với các cơ quan chức năng của
Đài Loan. Do vậy, dù giấy khai sinh
ghi có quốc tịch nhưng thực tế ba
anh em không có cả quốc tịch Đài
Loan, tức là người không quốc tịch.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
bà Trần Thị Kim Phụng (Trưởng
phòng Hành chính Tư pháp, Sở
Tư pháp tỉnh Quảng Nam) xác
nhận trường hợp của chị em bà
Lý đang gặp vướng mắc.
Theo đó, Sở Tư pháp tỉnh đã
gửi hồ sơ ra Bộ Tư pháp và bị
trả lại do không đủ điều kiện
để Bộ trình Chủ tịch nước cấp
quốc tịch VN. Vấn đề nan giải
hiện nay là bà Lý không được
cơ quan có thẩm quyền xác nhận
là đang mang quốc tịch Trung
Hoa-Đài Loan. Nó đồng nghĩa
với việc muốn thôi quốc tịch này
là không thể, trong khi giấy khai
sinh thì vẫn ghi là có quốc tịch
Trung Hoa-Đài Loan.•
Lãnh 9 năm tù vì giúp mẹ giải quyết
mâu thuẫn
(PL)- Ngày 30-8, TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt bị cáo Lê
Trung Nguyên chín năm tù, bị cáo Nguyễn Hoàng Nguyên và bị
cáo Nguyễn Tường Vi bảy năm tù, bị cáo Phạm Mai Tình năm
năm tù, cùng về tội giết người.
Theo cáo trạng, khoảng 13 giờ ngày 6-8-2017, Lê Huy Quyết
cùng hai người bạn đến quán ăn trưa. Trong lúc ăn, Quyết và bạn
trêu chọc nhau nhưng bà Dương Thị Huyền bán bánh canh cạnh
quán cơm cho rằng cả nhóm đang trêu chọc con gái bà nên hai
bên xảy ra mâu thuẫn. Bị bà Huyền hắt nước vào người, Quyết
định xông vào đánh nhưng được can ngăn nên bỏ về.
Bà Huyền liền gọi điện thoại cho con trai là Lê Trung Nguyên
kể việc có một nhóm thanh niên đến ghẹo em gái, còn đòi
đánh bà. Khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, Nguyên lôi kéo Hoàng
Nguyên, Tình và Vi đem theo hung khí đuổi đánh nhóm của
Quyết.
Cùng lúc này, Quyết và nhóm bạn ra Bến xe trung tâm TP Đà
Nẵng để bắt xe về quê thì bị nhóm của Nguyên đuổi đánh. Lê
Trung Nguyên dùng cây sắt đánh vào đầu và dùng con dao tự
chế dài 60 cm tấn công liên tục Quyết, gây thương tích 27%.
Ngoài ra, Vi cũng dùng dao bấm đâm một người bạn của Quyết
gây thương tích 6%.
Tại phiên tòa sáng nay, các bị cáo thừa nhận hành vi của mình
và nhận mức án như trên.
T.AN
Cựu luật sư làmgiảgiấy tờ,
lừađảo lãnh15nămtù
(PL)- Chiều 30-8, TAND TP Cần Thơ xét xử sơ thẩm đã
tuyên phạt Nguyễn Thanh Tài (38 tuổi, cựu luật sư) 12 năm
tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ba năm tù về tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tổng hợp chung hình
phạt bị cáo Tài phải chấp hành là 15 năm tù. Ngoài ra, sau
khi trừ các khoản bị cáo đã khắc phục, tòa buộc bị cáo phải
bồi thường cho bị hại hơn 350 triệu đồng.
Tại tòa, bị cáo Tài cho rằng mình không có ý thức chiếm
đoạt tiền của bị hại. Bị cáo này cho rằng hành vi làm giả con
dấu, tài liệu của bị cáo chỉ đáng bị truy tố ở khoản 1, tội lừa
đảo thì không đến mức ở khoản 4 mà chỉ ở khoản 3… Theo
tòa, hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm vì đã
cố tình làm giả con dấu; trao đổi, hứa hẹn với bị hại nên bị
hại mới tin tưởng và giao tiền.
Theo hồ sơ, Tài từng là luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP
Cần Thơ nhưng bị kỷ luật xóa tên vào năm 2013 do vi phạm
đạo đức nghề nghiệp. Năm 2014, Tài và vợ cũ là chủ sở hữu
căn nhà gắn liền với đất ở tại khu vực 3, phường An Khánh,
quận Ninh Kiều đã mang thế chấp rồi chuyển nhượng cho
người khác. Sau đó, Tài thuê lại căn nhà này để ở.
Khoảng tháng 5-2016, do cần tiền, Tài nảy sinh ý định
chiếm đoạt căn nhà này. Tài lên mạng tìm người làm giả
giấy chứng nhận, sau đó mang thế chấp cho bà P. để vay 300
triệu đồng, trả lãi 3%. Do không có tiền đóng lãi và sợ bà P.
làm thủ tục sang tên sẽ phát hiện giấy tờ giả, Tài thỏa thuận
chuyển nhượng lại cho bạn thân của mình là anh T. để vay
700 triệu đồng. Anh T. đã mang căn nhà mình đang ở thế
chấp cho ngân hàng để vay tiền đưa cho Tài. Nhận tiền của
anh T., Tài đã mang trả cho bà P. 300 triệu đồng để nhận lại
giấy tờ giả rồi đưa lại cho anh T.
Tổng cộng anh T. đã đưa cho Tài 700 triệu đồng, Tài trả
lãi được 23 triệu đồng rồi im luôn. Anh T. liên lạc với Tài
nhiều lần không được mới đi làm thủ tục sang tên căn nhà
mà Tài ký chuyển nhượng cho mình. Tuy nhiên, khi mang
giấy tờ đến cơ
quan đăng ký
đất đai, anh T.
mới biết giấy
chứng nhận của
Tài là giả nên
trình báo công
an. Quá trình
điều tra, gia
đình Tài đã đưa
cho anh T. hơn
176 triệu đồng
để khắc phục
hậu quả…
NHẪN NAM
Bị cáoNguyễn
Thanh Tài tại tòa
ngày 30-8.
Ảnh: NN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook