200-2018B - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu31-8-2018
HOÀNGYẾN
N
gày 30-8, TANDTP.HCM đã
mở lại phiên xử sơ thẩm vụ
đưa và môi giới hối lộ logo
“xe vua”. 9/10 bị cáo hầu tòa về tội
đưa hối lộ liên quan đến hai đường
dây của Nguyễn Văn Thới, Trần
Quốc Thái, Lê Thị CẩmVân. Đáng
chú ý, vụ án có liên quan đến việc
đưa, nhận hối lộ cho 80 cán bộ
thanh tra giao thông (TTGT), cảnh
sát giao thông (CSGT) nhưng chỉ
duy nhất bị cáo Nguyễn Cảnh Chân
(cựu cán bộ Đội 1, Phòng CSGT
Công an tỉnh Đồng Nai) bị xét xử
về tội môi giới hối lộ.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: HY
Chưa làm rõ được người nhận tiền
Bị cáo Thới khai đã
sử dụng gần 5 tỉ đồng
để đưa hối lộ 79 lần
cho các cán bộ TTGT,
CSGT trên địa bàn
Đồng Nai, Bình Dương
và TP.HCM.
Diễn biến phiên tòa cho thấy các bị cáo đã khai nhiều
tình tiết về việc có đưa tiền hối lộ cho nhiều CSGT và
thanh tra giao thông khác.
Chỉ 1 CSGT nhận
cầm tiền từ đường
dây logo “xe vua”
Thừa nhận cầm 1,2 tỉ
đưa hối lộ
Tại phiên xử, Chân thừa nhận đã
nhận từ Thới hơn 1,2 tỉ đồng để đưa
hối lộ cho lãnh đạo Công an tỉnh
Đồng Nai. Theo đó, Chân xác định
thời điểm làm CSGT có nhận tiền
từ Thới nhưng làm được bốn ngày
thì chuyển sang bộ phận khác. Nhận
tiền xong, Chân tự kiếm người để
đưa tiền. Cụ thể, Chân đã chuyển
tiền cho ông VTS (cựu đội trưởng
Đội 1, Phòng CSGT Công an tỉnh
Đồng Nai). Sau khi ông S. mất thì
đưa tiền cho ông ĐHT (cựu phó
trưởng Phòng CSGT đường bộ -
đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai).
Trong tổng số tiền nhận, Chân xén
bớt 300 triệu đồng để tiêu xài riêng.
Bị cáo Thới khai bán logo “xe
vua” với giá 1,2-1,8 triệu đồng/
cái, mỗi logo sử dụng một tháng.
Bị cáo thỏa thuận với chủ xe và tài
xế là khi dán logo lên xe thì không
bị xử phạt và nếu bị phạt thì báo
lại bị cáo để xử lý. Bị cáo cũng xác
nhận đã tiếp cận cán bộ, thống nhất
in logo có số “68” và chữ “Garage
Thành Đô”.
Thới khai đã sử dụng gần 5 tỉ đồng
để đưa hối lộ 79 lần cho các cán bộ
TTGT, CSGT trên địa bànĐồngNai,
Bình Dương và TP.HCM. Trong đó,
lần đưa hối lộ ít nhất là 9 triệu đồng
và nhiều nhất là 150 triệu đồng.
Thới đã sử dụng 17,8 tỉ đồng nộp
phạt cho các xe có dán logo nhưng
vẫn bị xử phạt và trả tiền thuê người
đứng canh cảnh giới, còn lại hưởng
lợi 1,3 tỉ đồng.
Bị cáo Thái khai có bán logo cùng
với Thới, dán lên xe chở quá tải để
không bị CSGT phạt. Thái chỉ phụ
bán logo chứ không biết Thới dùng
tiền để hối lộ. Đồng thời, bị cáo này
cũng cho là có đi giao tiền mấy lần
mà không biết giao cho ai. Bị cáo chỉ
gọi điện thoại rồi ra chỗ hẹn, những
người nhận tiền đeo kính đen, đội
mũ bảo hiểm nên không nhận ra, chỉ
nhận ra ba người...
Tương tự, các bị cáo khác cũng
khai nhiều lần đưa hối lộ cho cán
bộ TTGT ở trạm xe buýt đường Lạc
Long Quân (quận 11), có khi ở khu
vực Ngã Tư Ga (quận 12). Khi đến
nhận tiền, những cán bộ này đeo khẩu
trang nên không nhận diện được.
Bị cáo xỉu tại tòa
Bị cáo Vân (chủ doanh nghiệp
vận tải, có xe thường xuyên lưu
thông trên các tuyến đường) cũng
thừa nhận đã “lót tay” cho CSGT
để không bị xử phạt. Theo đó, dán
logo Xe chở hàng để cán bộ TTGT
Đội 7, Đội 8 nhận diện và không xử
phạt. Các logo này Vân cũng bán
cho những doanh nghiệp khác để
trục lợi. Bị cáo không nhớ đã bán
được bao nhiêu logo nhưng tổng số
tiền thu được là 7,9 tỉ đồng.
Vân khai: “Bị cáo trực tiếp đưa
cho anh Sơn, anh Hồng Đội 7,
đưa nhiều người ở Đội 8 số tiền
169 triệu đồng và nhờ xe ôm đưa
150 triệu”. Tổng số tiền bị cáo đã
đưa là 627 triệu đồng, trong các
lần đưa hối lộ Vân chủ yếu thuê
xe ôm hoặc kêu nhân viên, người
thân đi đưa giúp.
Vào buổi xử chiều, khi tòa đang
tiến hành xét hỏi thì bất ngờ bị
cáo Vân ngất xỉu tại bục khai báo,
tay chân co quắp. Trước diễn biến
này, chủ tọa phải tạm ngưng phiên
tòa, chờ sự chăm sóc sức khỏe bị
cáo Vân. Sau đó, HĐXX quyết
định hoãn xử để người nhà đưa bị
cáo Vân đi bệnh viện cấp cứu vào
lúc 15 giờ cùng ngày.
Theo HĐXX, thời gian mở lại
phiên xử sẽ được thông báo sau.•
Tại CQĐT và tại tòa, các bị cáo trong đường dây
khai nhận đã đưa hối lộ cho 80 cán bộ của đội, trạm
trong lực lượng CSGT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương và TP.HCM. Tuy nhiên, quá trình điều tra, CQĐT
đã làm việc với 62 cán bộ CSGT nhưng chỉ duy nhất
bị cáo Chân thừa nhận có nhận tiền hối lộ của Thới
để bảo kê xe chở quá tải. Bảy cán bộ CSGT thừa nhận
có quen biết với các bị cáo trong đường dây nhưng
không nhận tiền hối lộ để bảo kê xe quá tải, việc bỏ
qua một số trường hợp lỗi nhẹ là giúp vì… tình cảm.
54 CSGT còn lại trình bày không quen biết ai trong
đường dây này và cam kết không có hành vi nhận
tiền để bảo kê xe quá tải. CQĐT cũng xác minh ghi
lời khai của 18 cán bộ TTGT, có hai người thừa nhận
quen biết các bị can trong đường dây và có một số
lần giúp nhưng không nhận tiền bảo kê, 16 cán bộ
còn lại khai không quen biết ai và không nhận tiền.
CQĐT nhận định lời khai của các bị can phù hợp với
nhau về các khoản tiền đưa hối lộ cho 79 CSGT, TTGT
được liệt kê. Qua kiểm tra điện thoại thu giữ của các
bị can cũng có những số điện thoại liên lạc của các
CSGT, TTGT trên. Điều đó thể hiện lời khai của các bị
cáo về việc đưa tiền hối lộ cho các CSGT, TTGT trên
là có căn cứ. Tuy nhiên, các cán bộ này không thừa
nhận hành vi nhận tiền hối lộ để bảo kê xe quá tải.
Tuy có lời khai của các bị can và tài liệu sổ sách ghi
lại số tiền đưa hối lộ, tên cán bộ nhận hối lộ nhưng
tất cả chỉ là tài liệu một phía, không có chứng cứ vật
chất và không có tài liệu khác chứng minh. Do đó,
CQĐT chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự
về hành vi nhận hối lộ của các CSGT, TTGT theo lời
khai của các bị can…
BộTài chính có ý kiếnvề địnhgiá
vụnémvỡkínhxe hơi
(PL)- Bộ Tài chính cho rằng tòa án yêu cầu Hội đồng
Định giá (HĐĐG) Trung ương định giá lại kính xe hơi
bị ném vỡ trong vụ án hình sự là không đúng quy định.
Trước đó Bộ Tài chính có nhận được công văn về việc
đề nghị định giá lại tài sản của TAND huyệnVĩnh Cửu
(Đồng Nai). Cụ thể là chiếc kính vỡ trong vụ án truy tố
ông Lê Thanh Sử (ngụ huyệnVĩnh Cửu, Đồng Nai) về tội
cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy nhiên, qua xem xét hồ sơ,
Bộ Tài chính cho rằng TAND huyệnVĩnh Cửu có văn bản
đề nghị HĐĐGTrung ương định giá lại tài sản là không
phù hợp, không thuộc phạm vi định giá lại của HĐĐG
Trung ương và không thuộc trường hợp định giá lại tài
sản trong trường hợp đặc biệt theo quy định. Theo Bộ Tài
chính, HĐĐG tài sản cấp huyện đã thực hiện định giá lần
đầu, do đó phát sinh việc định giá lại sẽ do HĐĐG cấp tỉnh
thực hiện.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, ngày 6-4-
2016, ông Sử đến nhà anh V. để đòi nợ tiền. Do gọi
nhiều lần mà anh V. không ra nên ông Sử ném cục
gạch vào nhà làm bể kính chắn gió phía sau ô tô Ford
Everest. Sau đó Công an huyện Vĩnh Cửu thụ lý điều
tra. Lúc này HĐĐG huyện đã kết luận trị giá chiếc kính
chắn gió là 2,8 triệu đồng. Ông Sử có đơn đề nghị định
giá lại vì ông cho rằng kính vỡ đã cũ nhưng lại định giá
theo giá trị của kính mới 100% là không chính xác. Sau
đó, Thẩm định giá tài sản Đồng Nai định giá chiếc kính
bị hư hỏng là 3,2 triệu đồng. Vì vậy công an huyện ra
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Sử
về tội cố ý làm hư hỏng tài sản…
Sau nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu làm rõ việc định giá tài
sản thiệt hại nhưng kết quả có nhiều mâu thuẫn và trái với
quy định của pháp luật, ngày 29-6, TAND huyệnVĩnh
Cửu tiếp tục đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên xét xử, đại diện
cho phía bị cáo và đại diệnVKSND huyệnVĩnh Cửu yêu
cầu tòa án định giá lại tài sản. Vì vậy, HĐXX quyết định
hoãn phiên tòa. TAND huyệnVĩnh Cửu ra quyết định tạm
đình chỉ vụ án, đồng thời có văn bản gửi Bộ Tài chính yêu
cầu định giá lại tài sản đối với giá trị thiệt hại là chiếc kính
ô tô đã vỡ trong vụ án và Bộ Tài chính đã trả lời như trên.
VŨHỘI
Khó xử “tập đoàn” mua bán hàng cấm
bằng... bí danh
(PL)- Ngày 30-8, TAND TP.HCM sau một buổi xét hỏi đã quyết
định hoãn phiên xử sơ thẩm vụ đường dây ma túy 20 kg xuyên Việt
để xác minh chứng cứ, lời khai và thời gian mở lại phiên xử sẽ được
thông báo sau.
Các bị cáo hầu tòa gồm Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng TuấnAnh bị truy
tố về tội mua bán trái phép chất ma túy; Đồng Ngọc Thanh Tân bị truy tố
hai tội mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy.
Theo cáo trạng, TuấnAnh quen biết với Nguyễn Đình Sang. Tháng
6-2014, TuấnAnh bắt đầu mua hàng đá của Sang. Sau khoảng 10 lần
giao dịch trót lọt, Sang rủ TuấnAnh vào TP.HCM làm ăn. TuấnAnh cũng
rủ bạn cũ là Hùng cùng đi.
Gặp nhau, cả ba thống nhất khi có hàng Sang thuê người giao cho
Hùng. Mỗi chuyến Sang trả Hùng 50 triệu đồng. Sang còn hứa cho Hùng
và TuấnAnh thêm tiền tiêu xài trong thời gian bán ma túy và sổ tiết kiệm
400-500 triệu đồng. Khi giao dịch, cả ba gọi nhau bằng bí danh chứ
không được phép gọi tên thật.
Tuy nhiên, chưa đầy một tuần ở TP.HCM, đường dây hàng trắng do
Sang cầm đầu đã bị công an phát hiện, bắt giữ. Khi biết tin đồng bọn sa
lưới, Sang bỏ trốn. Theo CQĐT, Sang là đối tượng chủ mưu, cầm đầu
nên đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
HOÀNGYẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook