254-2018 - page 13

13
Cho 7 học sinh xúc phạm thầy cô
trên Facebook đi học lại
Phụ huynh camkết sẽ cùng nhà trường theo dõi, giáo dục con em.
Môi trườnggiáodục cần có tínhmởđể học sinhsửa chữa sai lầm
ĐẶNG TRUNG
C
hiều 1-11, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, thầyBùiNguyên
Tiến, Hiệu trưởng Trường
THPT Nguyễn Trãi, cho biết sau
khi có ý kiến của Sở GD&ĐT cùng
xét đơn kêu cứu khẩn cấp của phụ
huynh, nhà trường đã có quyết định
thu hồi các quyết định kỷ luật bảy
học sinh (HS) trước đó.
Phụ huynh thừa nhận
con mình hư
Thầy Bùi Nguyên Tiến cho biết
sau khi thu hồi các quyết định kỷ
luật, nhà trường đã mời phụ huynh
của các em đến trường thông báo
với gia đình để hôm nay, 2-11, các
em sẽ đi học trở lại. Tại buổi làm
việc, các phụ huynh đều thừa nhận
conmình quá hư và camkết sẽ cùng
nhà trường theo dõi các em sát sao,
giúp các em phục thiện.
Nhận định sau khi sự việc xảy
ra, thầy Tiến bày tỏ sự tiếc nuối với
các quyết định của nhà trường và
xem đây là bài học kinh nghiệm
trong việc giáo dục HS, đồng thời
sẽ họp ban giám hiệu nhà trường
rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
Nội dung tin nhắn
quá tục tĩu, tỏ ra bất cần
Nói về các tin nhắn của các em
trên mạng xã hội Facebook, theo
thầy Tiến, các tin nhắn rất tục tĩu,
có liên quan đến quan hệ tình dục
hoặc có nội dung đe dọa như đốt
trường, đốt sổ đầu bài, thậm chí có
những từ rất bẩn (chúng tôi không
tiện nêuởđây - PV). Hiện nhà trường
có hơn 1.000 HS nhưng nhiều em
biết về việc này, dù là trong trang
kín nhưng vẫn lộ tường đọc được.
Sau khi đọc được các tin nhắn như
vậy thì nhiều HS hỏi qua các thầy
giáo, cô giáo về việc như thế sẽ xử
lý như thế nào, nhà trường có kỷ
luật không.
Trước đó, ngày 2-10, em MTr
(lớp 10A5) sử dụng điện thoại di
động trong giờ học nên bị giáo
viên bộ môn thu giữ, sau đó giáo
viên bộ môn giao điện thoại cho
giáo viên chủ nhiệm lớp là cô
Đậu Thị Bích. Chiều cùng ngày,
cô Bích phát hiện trên màn hình
điện thoại của Tr. hiện lên cuộc
nói chuyện từ tài khoản Facebook
có tên là “ĐCB” với nội dung nói
xấu thầy cô giáo và nhà trường.
Ngày 6-10, trường đã cung cấp
các thông tin được đăng tải trên
Facebook cho cha mẹ các HS nắm
được sự việc. Nhà trường cũng đã
thành lập hội đồng xét kỷ luật các
em HS lớp 10A5 vì đã có hành
vi lập nhóm trên Facebook xúc
phạm thầy cô, nhà trường. Sau
đó, hội đồng kỷ luật trường căn
cứ theo Thông tư 08/TT ngày
21-3-1988 về hướng dẫn khen
thưởng và kỷ luật HS các trường
THPT mới đưa ra các hình thức
kỷ luật. Nhà trường cũng đã thông
báo và bàn giao cho cha mẹ HS
quản lý đối với những em bị đuổi
học một năm.
Sau khi dư luận lên tiếng đặt
câu hỏi về việc xử lý kỷ luật đối
với các em HS là quá nặng, thậm
chí việc xử lý để lộ sự bất lực của
các thầy cô, thầy Tiến cho biết:
“Việc xử lý kỷ luật bảy em là nằm
trong quy định Thông tư 08 cho
phép hình thức kỷ luật một năm
là cao nhất, ngoài ra còn có các
mức độ kỷ luật là đuổi học một
tuần, cảnh cáo trước toàn trường.
Nhà trường căn cứ vào các quy
định đó và chốt vào hành vi xúc
phạm danh dự của thầy cô và
Trường THPTNguyễn Trãi, ThanhHóa. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Liên quan đến việc xử lý HS vi phạm kỷ luật,
Pháp
Luật TP.HCM
đã lấy ý kiến một số nhà quản lý giáo dục.
Thầy Huỳnh Thành Phú, Hiệu trưởng Trường THPT
Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM, cho biết: Khi muốn đuổi
học HS cần phải trải qua rất nhiều quy trình, trải qua rất
nhiều bước rất kỹ lưỡng. Và quyết định này cần được thực
hiện một cách thận trọng.
Theo thầy, phải đuổi học một HS có nghĩa em HS đó
vi phạm rất nặng, liệu nhà trường đã sử dụng hết các biện
pháp giáo dục chưa, bản thân nhà trường đã làm hết trách
nhiệm của mình chưa?
Hơn nữa, sự việc cũng phải được đánh giá nhiều chiều.
Nhà trường cũng cần phải xem lại vì sao HS lại nói xấu
nhóm thầy cô đó. Nhà trường cũng nên tìm hiểu mối quan
hệ thầy trò ra sao mà dẫn đến sự việc trên. Tại sao cô giáo
lại bị như vậy, điều đó cho thấy tình cảm mà học trò dành
cho cô giáo không tốt. Mọi việc cũng cần phải tìm hiểu kỹ
lưỡng mới có thể đi đến quyết định.
Và cũng theo thầy Phú, đình chỉ học tập một năm là
hình thức kỷ luật nặng trong các trường phổ thông. Nếu
các trường buộc phải đưa ra hình phạt này có nghĩa là đã
hết cách dạy dỗ, giáo dục các em. Việc xử phạt này sẽ ảnh
hưởng cũng như gây tổn thương rất lớn đối với người học.
Dù hình phạt đối với HS như thế nào thì trong môi trường
giáo dục cần có tính mở để các em sửa chữa sai lầm.
Liên quan đến sự việc bảy HS bị kỷ luật vì nói xấu thầy
cô trên mạng xã hội, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu
trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội, cho biết trường học
nào cũng thường xuyên phải giải quyết những vi phạm
nội quy của HS. Sửa lỗi cho HS là bổn phận của thầy cô
giáo. Có nhiều cách giáo dục để HS nhận ra lỗi lầm và sửa
lỗi để tiến bộ. Kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc hạnh
kiểm, đuổi học có thời hạn...) là một biện pháp.
Theo thầy Khang, quy chế của ngành giáo dục quy định
cụ thể việc kỷ luật HS. Khi cần thiết, các trường đều vận
dụng rất cẩn thận với tinh thần “kỷ luật là một biện pháp
giáo dục”. Tuy vậy, việc áp dụng kỷ luật không nên làm
ngay, làm nhanh... Thông thường, để có kết quả tích cực,
HS thật sự nhận ra lỗi và quyết tâm sửa lỗi, thầy cô giáo
mất nhiều thời gian, công sức giảng giải, thuyết phục HS.
Sau công việc này nhiều khi không cần áp dụng kỷ luật
hoặc nếu cần thì mức kỷ luật cũng rất nhẹ. Khó nhất là
trường hợp HS xúc phạm danh dự thầy cô giáo. HS giận
thầy cô, không tin vào thầy cô... dẫn đến có hành vi xúc
phạm danh dự thầy cô của mình. HS sai thì rõ rồi. Giáo
dục bằng biện pháp thuyết phục HS được không? Ai làm
việc này? Tôi nghĩ - và trong thực tế - thầy cô giáo của
những HS mắc lỗi này kìm nén một chút, kiên trì một
chút để thuyết phục HS, rất có thể thành công... Thậm chí
thành công bất ngờ, hơn cả sự mong đợi! Dẫu sao nói thì
dễ còn làm thì khó vô cùng…
NGUYỄN QUYÊN
ghi
Đời sống xã hội -
ThứSáu2-11-2018
nhà trường. Trước khi có kỷ luật
thì nhà trường cũng đã họp lớp
xét một lần, tuy nhiên các em tỏ
ra bất cần. Khi các thầy cô có ý
kiến, các em vẫn vi phạm nên
nhà trường họp hội đồng và ra
quyết định trên. Tuy nhiên, sau
khi thực hiện ý kiến chỉ đạo của
giám đốc Sở GD&ĐT thì chúng
tôi ra quyết định thu hồi”.
Giáo viên không vi phạm
đời tư học sinh
Giải thích về việc thầy cô xem
tin nhắn trên điện thoại có thể là
vi phạm đời tư cá nhân, theo thầy
Tiến: “Với góc độ nhà trường thì
nhà trường quan tâm đến hồ sơ
gửi lên cụ thể. Khi cô giáo chủ
nhiệm lấy điện thoại ra và làm
động tác niêm phong thì nổi lên
các thông báo, tin nhắn nhưng lại
đụng chạm trực tiếp đến cô giáo.
Nếu trường hợp là người khác
có liên quan đến mình thì có tò
mò không mà đây là tang vật vi
phạm, sự việc này kéo dài đến tối
cùng ngày nhưng cô giáo không
làm gì được. Thực ra cô giáo
không vi phạm quyền riêng tư
mà mời thêm các em HS chứng
kiến việc HS nói xấu mình. Sau
nhiều lần họp và nhà trường đã ra
các quyết định như trên”•
Thầy Tiến bày tỏ sự
tiếc nuối với các quyết
định của nhà trường và
xem đây là bài học kinh
nghiệm trong việc giáo
dục HS.
Xem xét lại toàn bộ quy trình xử lý
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
sáng 1-11,
bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh
Thanh Hóa, cho biết Sở GD&ĐT đã chỉ đạo thu
hồi ngay quyết định đuổi học một nămđối với
bảy HS vì liên quan đến việc các em này bị cho
là xúc phạm thầy cô trên Facebook.
Trong những ngày tới, Sở GD&ĐT yêu cầu
Trường THPT Nguyễn Trãi phải rà soát toàn bộ
quy trình xử lý kỷ luật, mức độ vi phạm của HS
để từ đó có hình thức xử lý kỷ luật đúng theo
quy định của pháp luật, báo cáo Sở GD&ĐT
xem xét quyết định.
Bà PhạmThị Hằng,
Giámđốc SởGD&ĐT
tỉnh ThanhHóa.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook