7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSau2-11-2018
TUYẾNPHAN
S
au hai ngày xét xử, chiều 1-11,
Tòa án Quân sựTrung ương đã
tuyên án đối với bị cáo Đinh
Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, cựu tổng
giám đốc (TGĐ) Tổng Công ty Thái
Sơn, Bộ Quốc phòng) cùng đồng
phạm. HĐXX quyết định không
chấp nhận kháng cáo của các bị
cáo, giữ nguyên mức hình phạt tại
bản án sơ thẩm đối với ba bị cáo
có kháng cáo.
Không oan!
Theo đó, tòa phạt Đinh Ngọc Hệ
10 năm tù về tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn khi thi hành công vụ và
hai năm tù về tội sử dụng giấy tờ
giả của cơ quan, tổ chức (tổng hợp
hình phạt chung là 12 năm tù).
Bị cáo Trần Văn Lâm (cựu giám
đốc điều hành Công ty Phát triển đầu
tư Thái Sơn, Bộ Q.P) năm năm tù
về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
khi thi hành công vụ. Bị cáo Phùng
Danh Thắm (cựu TGĐ Tổng Công
ty Thái Sơn) bị phạt 24 tháng cải tạo
không giam giữ về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX nhận định đối với hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ của Đinh Ngọc
Hệ và Trần Văn Lâm, tại phiên tòa
bị cáo Hệ không thừa nhận hành vi
phạm tội của mình, chỉ bị cáo Lâm
thừa nhận hành vi này.
Tuy nhiên, có đủ cơ sở xác định
năm 2010-2016, bị cáo Hệ đã lợi
dụng danh nghĩa là công ty của Bộ
Quốc phòng và chức vụ để mua
nhiều ô tô có giá trị lớn, sau đó đăng
ký nhiều xe biển đỏ, biển xanh để
tránh phải nộp thuế trước bạ. Hệ
đã thế chấp 28/29 xe biển đỏ, biển
xanh tại các ngân hàng. Đến thời
điểm khởi tố vụ án, vẫn còn bốn
xe biển quân sự đang thế chấp do
bị cáo Hệ ký hợp đồng. Số tiền thu
lợi bất chính từ việc cho thuê xe là
hơn 3,4 tỉ đồng.
Ngoài ra, Đinh Ngọc Hệ và Trần
Văn Lâmcòn làmgiả hồ sơ gửi xăng
dầu, gây thất thoát cho Nhà nước
hơn 1,4 tỉ đồng. Bị cáo Hệ đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo
việc mua và đăng ký ô tô, sau đó sử
dụng sai quy định, chỉ đạo lập hồ
sơ để hợp thức hóa xăng dầu kém
chất lượng.
Không giảm án vì dùng
bằng giả
Đối với hành vi sử dụng bằng đại
học giả, HĐXX xác định bị cáo Hệ
phải chịu trách nhiệm về hành vi
này là phù hợp, cấp sơ thẩm nhận
định là đúng.
Đáng chú ý, theo các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án đã được kiểm
tra, xác minh, bị cáo Hệ được tặng
thưởng một huy chương Chiến sĩ vẻ
vang hạng Nhất, một huân chương
Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước
trao tặng. Tuy nhiên, từ năm 2000
Y án 12 năm tù với Út “trọc”
Út “trọc” và
đồng phạm
tại tòa.
Ảnh: TA
bị cáo đã sử dụng bằng đại học giả
trong quá trình công tác nên không
có căn cứ áp dụng tình tiết giảm nhẹ
nhờ việc được tặng thưởng huân,
huy chương.
Xét kháng cáo của bị cáo Lâm,
HĐXX thấy tòa cấp sơ thẩm đã áp
dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị
cáo. Do đó, không có cơ sở để tiếp
tục xem xét các tình tiết này và cũng
không có căn cứ giảm nhẹ hình phạt
cho bị cáo.
Còn với Phùng Danh Thắm, bị
cáo đã không làm hết trách nhiệm,
nhiệm vụ được giao, đã buông lỏng
quản lý trong việc quản lý quân
nhân Đinh Ngọc Hệ và Công ty
CP Phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ
Q.P, gây hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, HĐXX cho rằng tòa cấp sơ
thẩm xét xử Thắm tội thiếu trách
nhiệm là có căn cứ, đúng người,
đúng tội.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo
Thắm thừa nhận bản án sơ thẩm kết
tội mình là đúng và chỉ xin được
giảm nhẹ hình phạt. Đảng ủy, cán
bộ, nhân viên Tổng Công ty Thái
Sơn đã có đơn đề nghị giảmnhẹ hình
phạt cho Thắm. HĐXX cho rằng
việc cấp sơ thẩm chỉ xử bị cáo 24
tháng cải tạo không giam giữ là đã
xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ,
do đó không có căn cứ để giảm nhẹ
thêm cho bị cáo.
Đối với kháng cáo của Công
ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn,
Bộ Q.P, về phần dân sự, HĐXX
chấp nhận sửa một phần bản án sơ
thẩm. Theo đó, công ty này phải
nộp hơn 3 tỉ đồng để sung công
quỹ nhà nước. •
Tòa sơ thẩm chỉ xử
Phùng Danh Thắm 24
tháng cải tạo không giam
giữ là đã xem xét hết các
tình tiết giảm nhẹ.
Kiến nghị
xem xét trách nhiệm
nhiều người
Tại bản án, HĐXX cấp phúc
thẩm còn kiến nghị cơ quan
chức năng xem xét trách
nhiệm của ông Cung Đình
Minh (phó TGĐ Tổng Công ty
Thái Sơn, Bộ Quốc phòng).
Ngoài ông Minh thì những
người liên quan đến hành vi
phạm tội của bị cáo Hệ cũng
bị đề nghị xem xét vì đã
đồng ý việc Công ty CP Phát
triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Q.P
thế chấp, cho mượn ô tô trái
quy định.
Liên quan đến vụ 100
USD, ngày 1-11, ông Lê
Hồng Lực (Giám đốc Công
ty TNHH MTV SX-TM
Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực,
chủ tiệm vàng Thảo Lực)
đã có đơn khiếu nại gửi chủ
tịch UBND TP Cần Thơ về
việc yêu cầu hủy Quyết định
xử phạt hành chính số 2283
ngày 4-9-2018 của UBND TP Cần Thơ
Trong đơn khiếu nại, ông Lực trình bày: Ngày 30-1,
cảnh sát kinh tế Công an TP Cần Thơ khám xét nhà ở
của ông, trong quá trình khám xét bắt quả tang tiệm
vàng của ông đang đổi ngoại tệ có mệnh giá 100 USD
với ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều).
Sau đó, công an đã ra quyết định tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính (VPHC), giấy
phép, chứng chỉ hành nghề. Ngoài 100 USD bắt
quả tang thì công an còn có quyết định tạm giữ 20
viên kim cương, gần 20.000 hột đá nhân tạo có tổng
giá trị gần 550 triệu đồng được cất giữ trong hộc
tủ riêng của gia đình. Tại thời điểm này, công an
không lập biên bản VPHC.
Sau hai lần gia hạn tạm giữ tang vật (ngày 5-2 và
ngày 28-2), ngày 13-8, Phòng Cảnh sát kinh tế lập
biên bản VPHC về bốn hành vi. Cụ thể là vi phạm
hoạt động ngoại hối, kinh doanh hàng hóa nhập lậu,
vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và
vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị
trường. Tổ chức vi phạm là tiệm vàng Thảo Lực.
Đến ngày 4-9, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ ra
quyết định xử phạt VPHC tổng cộng 295 triệu đồng
đối với bốn hành vi trên.
Nhưng ông Lực cho rằng các cơ quan có thẩm
quyền của TP Cần Thơ giải quyết không đúng, xác
định không đúng sự thật khách quan, xử phạt VPHC
không đúng.
Cụ thể, ngày 24-1, chủ tịch UBND quận Ninh Kiều,
TP Cần Thơ ban hành quyết định khám xét nơi cất
giấu tang vật, phương tiện VPHC là chỗ ở của ông là
không đúng nội dung và hình thức vi phạm, không nêu
được lỗi vi phạm và lý do khám, thời gian khám xét.
Quyết định được ban hành trước khi bắt quả tang sáu
ngày, vi phạm trình tự thủ tục theo Luật Xử lý VPHC.
Đối với quyết định tạm giữ tang vật, ngày 30-1 đã
tạm giữ tang vật của tổ chức vi phạm là tiệm vàng
Thảo Lực là không có căn cứ. Bởi trước đó không có
bất cứ quyết định nào khám xét tiệm vàng về hành vi
VPHC nào cả.
Ngoài ra, ông Lực khiếu nại vì cho rằng quyết
định xử phạt hành chính của UBND TP Cần Thơ là
không đúng trình tự thủ tục khi căn cứ vào biên bản
VPHC quá hạn (ngày 13-8).
Ông Lực cũng cho rằng 20 viên kim cương và gần
20.000 hột đá nhân tạo bị tịch thu là tài sản riêng của
gia đình, được cất giữ trong hộc tủ riêng của gia đình,
không trưng bán, không phải là tang vật trong hành
vi mua bán ngoại tệ trái phép. Quyết định khám xét
là chỗ ở nhưng quyết định xử phạt là tổ chức, là tiệm
vàng Thảo Lực, việc phạt doanh nghiệp theo lệnh
khám xét nhà là không đúng pháp luật.
HẢI DƯƠNG
Ông Lê Hồng Lực. Ảnh:HD
Vụđổi 100USD: Chủ tiệmvàngkhiếunại
Đâm chết vợ vì không chịu dỗ con
(PL)- TAND tỉnh Khánh Hòa
vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn
Minh Tiến (SN 1985) 17 năm
tù về tội giết người. Trước đó,
tại lần mở phiên tòa vào ngày
8-10, TAND tỉnh đã phải trả hồ
sơ cho VKS cùng cấp yêu cầu
điều tra làm rõ một số vấn đề
mà cấp phúc thẩm không thể
bổ sung tại phiên tòa.
Theo cáo trạng, Tiến và chị
Nguyễn Thị Ngọc Tươi sống như vợ chồng và có một con chung
tên K. (SN 2016). Tối 22-6, Tiến và chị Tươi có mâu thuẫn kình cãi
nhau việc chị Tươi đánh con. Sau đó bị cáo Tiến sử dụng ma túy,
còn chị Tươi và con đi ngủ trên nệm đặt trên nền nhà.
Gần sáng, cháu K. thức dậy khóc thì Tiến gọi chị Tươi dậy dỗ
con nhưng chị này không dỗ mà chửi, đánh con rồi tiếp tục đi ngủ.
Tức giận, Tiến lấy một con dao đến chỗ chị Tươi đang ngủ tấn công
vợ cho đến khi chị bất tỉnh. Sau đó Tiến bế cháu K., cầm dao đi qua
phòng của anh Nguyễn Quang Hưng (người thuê nhà của Tiến) và
nói vừa đâm chết Tươi. Cùng lúc, Tiến cũng gọi điện thoại cho cha
ruột thông báo vụ việc.
Lúc này anh Hưng liền gọi điện thoại cho cảnh sát 113 và Công
an phường Vĩnh Phước, Tiến bị bắt sau đó.
Riêng hành vi bị cáo Tiến giao cấu với chị Tươi khi nạn nhân
chưa đủ 16 tuổi và sinh cháu K., CQĐT đã tách để tiến hành điều
tra, khi làm rõ dấu hiệu tội phạm sẽ xử lý sau. Theo đó, tuy bị hại là
chị Tươi đã tử vong nhưng vẫn cần điều tra làm rõ dấu hiệu của tội
giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi của bị cáo Tiến.
CQĐT cần giám định ADN để xác định huyết thống giữa cháu K.
với bị cáo Tiến.
HOÀNG VĂN
TheoHĐXX, vì Út “trọc” dùng bằng đại học giả để công tác nên không áp dụng tình tiết giảmnhẹ
từ việc được tặng thưởng huân, huy chương.
Bị cáoNguyễnMinh Tiến tại tòa.
Ảnh: HV