254-2018 - page 8

8
Đô thị -
ThứSau2-11-2018
Đang chọn chủ đầu tư
dự án Thanh Đa
TÁ LÂM
N
gày1-11,TP.HCMtổchức
họp báo về tình hình kinh
tế-xã hội trên địa bàn TP
trong 10 tháng đầu năm. Trong
đó có nội dung bàn về dự án khu
đô thị (KĐT) BìnhQuới-Thanh
Đa, một dự án treo gần ba thập
niên vẫn chưa tìm ra hướng giải
quyết thỏa đáng.
Nhiều doanh nghiệp
muốn đầu tư
Ông Võ Văn Hoan, Chánh
Văn phòng UBND TP, cho
biết ý tưởng về KĐT Bình
Quới-Thanh Đa hiện đại đã
có từ rất lâu, TP cũng đã
kiên trì thực hiện nhưng có
chậm tiến độ. “Việc chậm là
do doanh nghiệp (DN) trong
nước không đủ năng lực nên
TP phải chuyển hướng kêu
gọi liên doanh với DN quốc
tế” - ông Hoan nói.
Ông Hoan cho biết trước đó,
một đối tác nước ngoài là Tập
đoàn Emaar Properties PJSC
(Các Tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất) muốn đầu tư dự
án. DN này có kinh nghiệm
và tiềm năng kinh tế rất lớn
nên TP đã đề xuất cho đơn
vị này làm. Tuy nhiên, nhà
đầu tư trên đã đặt ba câu hỏi
trước khi triển khai nhưng
TP không trả lời được nên
họ rút lui.
“Ba câu hỏi họ đặt ra là: Tổng
mức bồi thường bao nhiêu?
Lúc nào thì giao đất? Và đơn
giá sử dụng đất như thế nào?
Những câu hỏi đó TP chưa thể
giải đáp nên nhà đầu tư cũng
không chờ nữa” - ông Hoan
nói và cho biết các nhà đầu
tư nước ngoài
rất sợ những
việc chưa rõ
ràng. “Sau
này cũng có
nhiều nhà đầu
tưhỏitươngtự
nhưng chúng
ta vẫn bế tắc
câu trả lời” - ông Hoan nói tiếp.
Ông Hoan thông tin: Đến
thời điểm này TP đang tiến
hành lựa chọn nhà đầu tư cho
dự án. Hiện có ít nhất bốn
DN đã nộp hồ sơ cho Sở Kế
hoạch và Đầu tư đăng ký tham
gia triển khai dự án và Sở đang
tập hợp hồ sơ để đưa ra những
tiêu chí cụ thể.
Tuy nhiên, ông Hoan đánh
giá việc lựa chọn nhà đầu tư
qua phương pháp đấu thầu
thường rất lâu, nhanh nhất
cũng khoảng
800 ngày. “Đối
với phương án
giải quyết cho
người dân trong
khu vực này, TP
cũng đã chấp
thuận đề xuất
củaSởXâydựng
là cho phép sở này cấp giấy
phép xây dựng có thời hạn
để bà con chủ động sửa sang
nhà cửa. UBND cũng không
cấm hay ép buộc như trước
đến nay nữa” - ông Hoan nói.
Sẽ thu gọn quy hoạch
Trả lời câu hỏi của
Pháp
Luật TP.HCM
về lý do TP
không quy hoạch từng phân
khu rồi chọn nhiều chủ đầu
tư để đẩy nhanh tiến độ,
ông Hoan cho rằng với khu
vực dân cư đang ở, nếu quy
hoạch từng phân khu thì tiền
bồi thường giải phóng mặt
bằng sẽ cao, điều này cũng
ảnh hưởng đến tính khả thi
của dự án. Mặt khác, nếu
TP quy hoạch phân khu thì
hạ tầng phải thống nhất và
đồng bộ. “Vậy ai sẽ làm hạ
tầng?” - ông Hoan nói
Theo đó, ông Hoan khẳng
định chắc chắn KĐT Bình
Quới-Thanh Đa tới đây sẽ thu
gọn quy hoạch, thay vì trước
đây toàn bán đảo thì bây giờ
dự án chỉ là một phần trong
bán đảo đó. “Phần còn lại sẽ
sắp xếp dân cư ổn định chứ
không cắt nhỏ. Nếu nhà đầu
tư chỉ quan tâm đến làm dự
án mà không quan tâm đến hạ
tầng thì Nhà nước cũng gặp
khó khăn” - ông Hoan lý giải.
Tại buổi họp về kinh tế-xã
hội sáng cùng ngày, Chủ tịch
UBNDTPNguyễnThànhPhong
đề nghị các sở, ngành liên quan
chuẩn bị các nội dung để báo
cáo trước HĐND vào kỳ họp
cuối năm vì dự án này đã kéo
dài quá lâu. •
Vài nét về dự án khu đô thị
Bình Quới-Thanh Đa
- Năm 1992: UBND TP.HCM phê duyệt dự án.
- Năm 2004: UBND TP giao cho Tổng Công ty Xây dựng Sài
Gòn đầu tư xây dựng.
- Năm 2010: UBND TP quyết định thu hồi dự án, giao một
tập đoàn trong nước lập đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000
của khu vực này.
- Năm 2015: UBND TP chỉ định liên danh Công ty TNHH Tập
đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC là nhà đầu tư.Tổngmức
đầu tư dự án hơn 30.700 tỉ đồng.
- Năm 2016: Công ty Emaar Properties PJSC xin rút khỏi liên
danh và dự án tiếp tục giậm chân tại chỗ từ đó tới nay.
Theo ông Hoan, đến
thời điểm này sẽ
không chỉ định nữa
mà tiến hành đấu
thầu để chọn nhà
đầu tư cho dự án.
Ai chống lưng cho
biệt phủ trái phép
củađại giavàng?
Các cán bộ về hưu cho rằng cần phải cưỡng
chế biệt phủ xây dựng trái phép, để lâu dài sẽ
mất uy tín lãnh đạo TPĐà Nẵng.
Ngày 1-11,
Pháp Luật TP.HCM
 có cuộc trao đổi với
các cán bộ trung, cao cấp về hưu tại Đà Nẵng đang
sinh hoạt tại Câu lạc bộ Thái Phiên. Khi biết thông tin
biệt phủ trái phép của ông Ngô Văn Quang (Giám đốc
Công ty Vàng Phước Minh) dưới chân núi Hải Vân
(phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) sau ba năm
vẫn chưa tháo dỡ xong, các vị này đều tỏ ra bức xúc.
Ông Nguyễn Cảnh Bôn, Phó Chủ nhiệm Câu lạc
bộ Thái Phiên, khẳng định tất cả công trình trái pháp
luật đều phải tháo dỡ theo quy định. Nếu quận Liên
Chiểu không làm được thì phải báo cáo TP để chỉ đạo
và phải có biện pháp kiên quyết.
“Việc dây dưa trong xử lý sẽ để lại tiền lệ rất xấu.
Từ đó thấy việc thực thi pháp luật của mình chưa
nghiêm. Chưa nghiêm là vì các cơ quan chức năng
thi hành không đến nơi đến chốn. Cơ quan thực thi
pháp luật phải làm, còn tắc ở khâu nào thì khâu đó
phải chịu trách nhiệm” - ông Bôn nói.
Lý do ông Quang đưa ra là chưa tìm được mặt
bằng mới nên chưa thể tháo dỡ hết biệt phủ để
chuyển đi, ông Bôn cho rằng: “Chuyện chủ biệt phủ
chưa mua được đất hay chưa tìm được mặt bằng thì
đó là việc của họ. Cơ quan chức năng đã gia hạn cho
họ một thời gian dài rồi. Giờ chính quyền phải có
thái độ cương quyết. Nếu như không làm được thì dư
luận nghĩ không hay”.
Cũng theo ông Bôn, không thể có chuyện quy tắc
đô thị lên biệt phủ kiểm tra mà không vào được thì
bất lực ra về. Bởi cơ quan chức năng có quyền vào
kiểm tra một công trình đã có quyết định tháo dỡ.
“Trường hợp cố tình không cho liên lạc thì dứt khoát
phải vào. Quận Liên Chiểu phải có biện pháp, ra
quyết định bao nhiêu lần không hợp tác thì quận sẽ
cưỡng chế. Cơ quan thi hành công vụ làm không đến
nơi đến chốn sẽ khiến người dân suy nghĩ liệu có lực
lượng nào chống lưng, bảo kê” - ông Bôn nói.
Ông Đặng Vân (Đại tá về hưu, ngụ phường Hòa
Cường Bắc, quận Hải Châu) bức xúc cho rằng vụ
việc đang gây mất lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng
uy tín của chính quyền Đà Nẵng. Quan điểm của cử
tri là phải giải quyết đến nơi đến chốn vụ việc. Cứ để
như thế là uy tín của lãnh đạo TP không còn.
“Quan trọng nhất là sau cái này ai chống lưng, ai
bảo vệ? Sai phạm thời gian dài mà để như thế thì
chính quyền Đà Nẵng phải chịu trách nhiệm trước dân,
chính quyền phải trả lời cho rõ ràng” - ông Vân nói.
“Ba năm rồi có tháo dỡ xong đâu, do mình không
kiên quyết nên họ mới dây dưa như vậy. Phải làm
ngay để lấy lại lòng tin của dân với TP. Giá trị của
nghị quyết HĐND TP như thế nào? Hiệu lực thế nào
mà giờ làm chưa xong? Luật pháp không nghiêm là
như vậy” - ông Vân thẳng thắn.
TẤN VIỆT
Đà Nẵng xin bố trí 500 tỉ đồng
khởi công cảng Liên Chiểu
(PL)- Ngày 1-11, Văn phòng UBNDTPĐà Nẵng cho
hay lãnh đạo TP vừa có công văn gửi Bộ KH&ĐT về
việc sớm bố trí vốn khởi công cảng Liên Chiểu.
Theo đó, Đà Nẵng đề nghị Bộ KH&ĐT bố trí 500
tỉ đồng từ nguồn 10% dự phòng kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của cả nước
theo Nghị quyết số 26/2016 của Quốc hội. Nguồn
kinh phí này giúp Đà Nẵng sớm khởi công dự
án trong năm 2019.
UBND TP cho hay khoản kinh phí 500 tỉ đồng sẽ
được dùng để triển khai thực hiện các hạng mục gồm
bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cung cấp, lắp đặt thiết
bị, đường giao thông kết nối cảng.
Đồng thời, Đà Nẵng cũng thực hiện khoảng 35% khối
lượng công việc xử lý nền của kè chắn sóng và đê chắn
sóng. Cùng với đó là các chi phí khác theo quy định
như quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng...
Dự án cảng Liên Chiểu có quy mô 220 ha với tổng
vốn đầu tư dự kiến 32.860 tỉ đồng.
TẤN VIỆT
Có ít nhất bốn doanh nghiệp đã nộp hồ sơ cho SởKế hoạch vàĐầu tư
TP.HCMđăng ký thamgia triển khai dự án khu đô thị BìnhQuới-ThanhĐa.
Cả gia đình bà Lê Thị ThanhNhã (phường 28, quận Bình Thạnh) phải sống trong căn nhà xập xệ vì nằmtrong dự án khu đô thị BìnhQuới -
ThanhĐa bị treomấy chục nămnay. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook