254-2018 - page 14

14
Hồ sơ - Phóng sự -
ThứSáu2-11-2018
Khám phá 18 điểm di tích đặc biệt
Anh Trần Vũ Bình cho biết từ khi tour du lịch được mở, đến nay nhận
được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Trung bình mỗi tháng có
10-20 đoàn tham quan.
Khách thamgia tour du lịch sẽ được khámphá 18 điểmdi tích đặc biệt
như hầmchứa vũ khí để Biệt động Sài Gòn đánh dinhĐộc Lập năm1968,
quán phở Bình - Sở chỉ huy tiền phương phân khu 4 trong chiến dịchMậu
Thân 1968, nơi làm nội thất cho dinh Độc Lập - 145 Trần Quang Khải…
Ngoài ra, du khách còn có dịp tham gia các hoạt động ẩm thực, giao lưu
với người dân, nhân chứng tại các địa điểm lưu trú…
THANHTUYỀN
N
hững ngày cuối tháng 10, đoàn
cựu chiến binh đặc công 429,
Đường 9 Nam Lào đã có một
chuyến thăm các di tích của Biệt
động Sài Gòn tại TP.HCM. Khi
đến thăm hầm chứa vũ khí của gia
đình Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân Trần Văn Lai (Năm Lai)
tại quận 3, các cựu chiến binh đã
không tránh khỏi xúc động khi hồi
tưởng quá khứ cũng như cảm phục
sự mưu trí, dũng cảm của các chiến
sĩ biệt động Sài Gòn.
Sống lại trong ký ức về
hầm chứa vũ khí
Căn nhà số 287/70 trên đường
Nguyễn Đình Chiểu (phường 5,
quận 3, TP.HCM) là nơi vợ chồng
ông Năm Lai đã xây dựng một hầm
vũ khí bí mật từ năm 1965. Nơi đây
hiện vẫn còn trưng bày nhiều hình
ảnh, các loại vũ khí, có cả những
vật dụng như chiếc xe máy mà Đội
5 biệt động sử dụng trong trận tấn
công dinh Độc Lập.
Tại đây, bà Đặng Thị Thiệp (vợ
Anh hùng lực lượng vũ trang Trần
Văn Lai) đã kể lại quá trình ông Lai
bí mật đào hầm và giữ vũ khí trong
nội thành Sài Gòn từ năm 1962 đến
1968 cho các cựu chiến binh nghe.
Không ít người đã đưa tay quệt vội
giọt nước mắt nhưng ánh mắt thì
tràn đầy vẻ tự hào.
Bà kể hồi đó ông Năm Lai đã
mua một dãy ba căn nhà sát nhau
nhưng ông chọn căn ở giữa để đào
hầm. Căn hầm được ông Năm Lai
thiết kế hoàn toàn bí mật, nắp hầm
nhỏ nằm giữa phòng khách, chứa
được khoảng 15 người. Ngoài ra,
ông Lai còn đào thêm căn hầm bên
cạnh rộng gần gấp đôi, chuẩn bị tập
kết vũ khí về nhưng khi ấy chiến
dịch Mậu Thân nổ ra bất ngờ nên
phải dừng lại.
“Hồi đó chỗ này thưa người, chỉ
toàn cây chuối, sát nhà có vài đống
ve chai. Lúc đó tôi cũng có con nhỏ,
người ta thấy con nít nên ít để ý, nhờ
vậy mà vũ khí vận chuyển vào trong
cũng dễ dàng hơn. Hai vợ chồng cứ
thay nhau đào, tôi còn trẻ khỏe nên
chui lên chui xuống hầm đào phụ
ông ấy” - bà Thiệp nhớ lại.
Theo lời bà, suốt thời kỳ chống
Mỹ, ông Năm Lai còn mua nhiều
căn nhà khác để đào hầm nuôi giấu
cán bộ, làm hộp thư bí mật... Đến
năm 1968 thì số vũ khí trong hầm là
Tour du lịch lạ về
Biệt động Sài Gòn
hơn hai tấn. Cũng tại căn hầm này,
vào đêm mùng 1, rạng mùng 2 Tết
Mậu Thân năm 1968, các chiến sĩ
biệt động Đội 5 đã tập kết về đây
nhận vũ khí và xuất phát tiến công
vào dinh Độc Lập - cơ quan đầu não
của chính quyền Sài Gòn.
“Trong trận đánh đó có 15 chiến
sĩ trong đội tập kết tại hầm bí mật
này để nhận vũ khí đi đánh dinh
Độc Lập. Cuộc chiến kéo dài đến
trưa mùng 3 Tết thì hy sinh hết tám
người, bảy người còn lại bị bắt” - bà
Thiệp nghẹn giọng.
Lời kể của bà Thiệp vừa dứt, 25
thành viên trong đoàn cựu chiến
binh cúi đầu nghẹn ngào, có tiếng
nấc ở đâu đó trong không gian nhỏ
của căn nhà.
Xót đồng đội không được
sống trong hòa bình
Tận tay sờ vào những kỷ vật còn
lưu giữ đến nay như súng, giỏ cần
xé, tấm bồ tre..., Trung tá Trần Đoàn
Tạc bồi hồi nhớ lại ngày ông tham
gia đánh giặc
tại chiến trường
QuảngTrị.Trung
tá Tạc kể ông
được huấn luyện
để trở thànhchiến
sĩ đặc công, tham
chiếnởdướinước
rồi được phân
về đánh ở chiến
trường Quảng Trị (thuộc Tiểu đoàn
19, Lữ đoàn 216). Từ sau khi đất
nước thống nhất, ông nhiều lần vào
TP.HCM và đều dành thời gian để
tham quan những di tích lịch sử nổi
tiếng. Ông đến thăm dinh Độc Lập
đã tám lần nhưng đây là lần đầu tiên
đến thăm căn hầm chứa vũ khí của
lính biệt động.
“Chỉ khi đứng ở đây, trong không
gian chật hẹp này tôi mới thật hiểu
được những khó khănmà các anh đã
chịu đựng. Chúng tôi giấu vũ khí dưới
khoang thuyền, nếu kẻ địch có phát
hiện thì chúng tôi phi tang bằng cách
thả xuống nước rồi thoát, còn các anh
thì khó khăn hơn nhiều, phải ẩnmình
để hoạt động ngay trong lòng địch”
- Trung tá Tạc rưng rưng nước mắt.
Trung tá Tạc nói rằng khi bước
chân vào căn nhà, trong tâm trí
ông bỗng hiện lên những hình ảnh
về quá khứ, về người đồng đội của
mình. “Có những đồng đội nói với
tôi lời cuối cùng, động viên tôi phải
chiến đấu đến cùng để giữ chốt và
phải làm sao để cứu Tổ quốc mình...
Thương cho những đồng chí đã hy
sinh rồi, không được sống trong
tự do, hòa bình như chúng tôi bây
giờ” - Trung tá Tạc tâm tình.
Còn Đại tá Trần Xuân Lũng thì
tâm tư ông cũng có thời gian hành
quân vào chiến đấu ở Quảng Trị,
tham gia chiến đấu nhưng vẫn cảm
thấy bản thân chưa biết, chưa cảm
nhận hết được sự dũng cảm của
các đồng chí biệt động ở Sài Gòn.
“Người tôi nóng ran lên, cảm
nhận rõ mạch máu mình chảy mạnh
hơn, tim đập nhanh hơn khi sờ vào
cây súng, tấm ảnh được treo ở đây;
mọi hình ảnh về các anh cứ khắc
hoài trong tâm trí” - ông Lũng nói.
Tấm lòng của con trai
vị anh hùng lực lượng
vũ trang
Sau khi kết thúc những điểm
thăm đầu tiên, các cựu chiến binh
sẽ đến thăm các điểm di tích khác.
Chuyến tham quan này vốn nằm
trong “Tour du lịch về Biệt động
Sài Gòn”, là tour du lịch đặc biệt
do anh Trần Vũ Bình (con trai của
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân Trần Văn Lai) tổ chức.
AnhBình cho biết ngay từ nhỏ anh
đã cảm nhận được công việc nguy
hiểm của cha cũng như các đồng đội
của ông. Lúc cha còn sống, anh vẫn
thường thấy cha gặp gỡ đồng đội cũ
nên yêu quý rồi gắn bó với các cô
chúbiệt động.Anh
thấuhiểuđược nỗi
trăn trở của chiến
sĩ biệt động về
những đồng đội
đãkhuất, niềmđau
đáu về những di
tích của lính biệt
động. Thế nên từ
đầunăm2018, anh
đã cho phục dựng di tích biệt động
quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại
Hàn (quận 1, TP.HCM), rồi từ đó
ấp ủ thực hiện ý tưởng tour du lịch
về Biệt động Sài Gòn với mục đích
chính là mong những thế hệ sau này
có thể hiểu được giá trị lịch sử mà
lính biệt động đã để lại. Anh quần
quật lao vào làmviệc để biến ý tưởng
thành hiện thực. Đến tháng 6-2018,
anh chính thức đưa vào hoạt động
tour du lịch này với mong muốn đưa
du khách đến các điểm di tích lịch
sử, xem những kỷ vật, hình ảnh, tìm
hiểu tường tận hơn về lực lượng Biệt
động Sài Gòn huyền thoại.
“Cha tôi và các cô chú biệt động
đã gian khổ, hy sinh cho đất nước
mà không cần được báo đáp, không
cần danh lợi... Tôi tự hào về họ và
mong ước niềm tự hào đó được lan
rộng ra cho cả cộng đồng, với tất
cả mọi người, truyền lửa cho lớp
trẻ bây giờ” - anh Bình nói với ánh
mắt đầy nhiệt huyết.
Có một điều đặc biệt ở tour du
lịch này là người dẫn các đoàn đi
tham quan chính là những người
con, người cháu của các chiến sĩ
biệt động năm nào. “Đó là cách để
mấy anh em cảm nhận rõ hơn về
giá trị lịch sử mà tổ tiên mình đã
để lại, chính người trong cuộc phải
hiểu và trân quý điều đó thì mới có
thể hun đúc tình yêu quê hương,
đất nước cho người đến tham quan
được” - anh Bình nói.•
Khi đến thămhầmchứa vũ
khí tại quận 3, đoàn đã giao
lưu với bàĐặng Thị Thiệp - vợ
của Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân Trần Văn Lai.
Ảnh: T.TUYỀN
Anh Trần Vũ Bình giới thiệu
với khách thamquan tại
điểmdi tích quán cà phêĐỗ
Phủ - cơmtấmĐại Hàn, quận
1. Đây vốn là nơi đặt hộp thư
bí mật và hầmnổi của Biệt
động Sài Gòn. Ảnh: T.TUYỀN
Lời kể của bà Thiệp
vừa dứt, 25 thành viên
trong đoàn cựu chiến
binh cúi đầu nghẹn
ngào, có tiếng nấc ở đâu
đó trong không gian
nhỏ của căn nhà.
Giọt nước mắt không ngừng chảy trên những đôi mắt đã
hằn dấu vết thời gian của các chiến sĩ đặc công nămxưa
trong dịp thamquan những di tíchmang đậmdấu ấn của
Biệt động Sài Gòn nămnào.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook