258-2018 - page 13

13
Bắt học sinh tự tát,một hìnhphạt khủngkhiếp!
Vụ cô giáo Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, quận Tân Bình,
TP.HCM bắt phạt các học sinh lớp 5 tự tát vào mặt mình khiến tôi
nhớ lại chuyện mình bị cô giáo trách phạt khi xưa.
1.
Năm còn nhỏ, đi học, cómột cô giáo đã để lại vết hằn trong
lòng tôi, vĩnh viễn, ngay cả khi tôi đã đủ lớn để biết cô giáo ấy chỉ
mongmuốn điều tốt chomình và bạn bè. Cô giáo ấy thường phạt
đòn chúng tôi vàomỗi cuối tuần, những thiếu niên 14, 15 tuổi bị
nằm trên bục giảng, cả nữ sinhmặc váy, mà dụng roi gia hình.
Tôi chấp nhận bị một lần đòn, rồi không chịu được nữa, tôi từ
chối học và từ chối chịu tác động của cô giáo ấy. Đỉnh điểmđể tôi
bày tỏ thái độ quyết liệt là khi cô giáo bắt phạt chúng tôi bằng
cách cho chúng tôi tự tát nhau, nếu tát nhẹ phải tát lại gấp đôi. Cô
buộc chúng tôi tự tát chínhmình và cũng không được tát nhẹ.
Tôi thấy cảnh bạn gái vừa khóc vừa tát nhau thật lực, nỗi đau
và ức làm tăng lực giáng cánh tay vào mặt bạn mình. Tôi thấy
người bạn đã tự tát mình đến chảy máu miệng trong cái nghiến
răng. Trong tôi lúc đó đã lờ mờ nhìn thấy rằng đó không phải là
hình phạt học sinh, đó là trò của các trại tập trung, thứ hình phạt
phá vỡ tất cả tính tự trọng, dìm nhân cách xuống bùn, đập nát
tất cả sự bảo toàn của một cá nhân, tiêu diệt sự gắn kết và để lại
một nỗi ân hận không thể nguôi, thứ ân hận có thể biến đổi cả
một nhân tính, một cuộc đời. Ngày ấy tôi đã chọn đi ra khỏi lớp
học, tôi tự chặt đứt mình và mối liên kết với môn học đó để bảo
toàn bản thân.
Khi nhớ lại cú tát bật máu của bạn tôi năm ấy, tôi ân hận
vì không đứng lên hét “mày đừng làm như vậy nữa, không ai
có quyền bắt mày làm như vậy!”, nỗi ân hận theo tôi đến giờ.
Những người bạn của tôi tát nhau năm ấy đến giờ nhắc lại vẫn
vô thức đưa bàn tay lên má mình. Cách giáo dục bật máu ấy đã
để lại trong chúng tôi một vết hằn, một vết hằn mà không thứ
thuốc tan máu gia truyền nào chữa trị nổi. Chúng tôi tự đi qua
việc ấy, có thể bằng sự vô tâm, có thể bằng sự xoa dịu quá khứ,
có thể bằng sự lãng quên. Nhưng gặp nhau thi thoảng, những
bạn bè chung lớp năm xưa nhắc lại việc ấy vẫn còn nỗi e dè.
Cách đây ít lâu, chúng tôi với tư cách bạn bèmột lớp đã gặp lại
cô giáo ấy. Trong cuộc gặp, chúng tôi thổ lộ, cô giáo về hưu ấy khóc,
một số bạn bè tôi cũng khóc, chúng tôi xin lỗi nhau. Cô giáo thừa
nhận phương pháp cô dùng là sai lầmdù cứu cánh cô cũng chỉ
mong tốt cho bọn trẻ. Chúng tôi hòa giải với chínhmình, với quá
khứ nhưng vĩnh viễn có những điều không thể cứu chuộc được nữa.
2.
Trở lại với chuyện cô giáo Trường Tiểu học Trần Văn Ơn,
quận Tân Bình, TP.HCM phạt học sinh tự tát mới đây, động thái
mới nhất là cô giáo này đã bị tạm đình chỉ. Thật khó để nghĩ đến
hiệu quả tích cực của cách phạt này khi mà cô giáo bắt các em
tự tát theo cấp số nhân, em đầu tiên tát hai cái thì em tiếp theo
tát bốn cái. Có em phải tự tát vào mặt mình 32 cái và tất cả các
em trong lớp đều đã bị hình phạt này.
Việc trách phạt là một phần của giáo dục, có thể có các ý kiến
phản đối nhưng chí ít không ai kiện hay trách cứ nếu một phụ
huynh phạt con mình không được ăn quà vặt khi hư, phải đứng
im trong góc nhà nửa tiếng để nghĩ về việc không ổn trẻ đã
làm…Phạt để sửa với một tấm lòng yêu thương khác biệt với
việc trừng phạt để thỏa mãn người đưa ra hình phạt, trừng phạt
để phá hủy sự tự tin, phá hủy bản ngã, làm cho kẻ bị phạt phải
nhục nhã.
Một sự phạt trong yêu thương, bảo ban sẽ tạo ra một con
người, còn trừng phạt để thỏa mãn cá nhân sẽ tạo ra vết thương,
sự buồn bã và những tâm lý bất thường. Trẻ em hay thiếu niên
đủ độ tinh nhạy để nhận ra đâu là yêu thương, đâu là trừng
phạt. Hãy lắng nghe những đứa trẻ lên tiếng, vì ngay cả sự yêu
thương được truyền đi bằng phương pháp sai lầm, có thể người
đưa ra hình phạt sẽ phải khóc khi thấy thành quả của mình đã bị
méo mó ra sao.
AN THƯ
Đời sống xã hội -
Thứ Tư7-11-2018
Sổ tay
giới là giáo dục học thuật
(academic education), giáo
dục nghề nghiệp (vocational
education) và giáo dục chuyên
nghiệp(professionaleducation).
Loại hình thứ ba cần đào
tạo các học viên sau khi có
bằng cử nhân có thể làm
những công việc đòi hỏi trình
độ chuyên nghiệp. Do đó một
mình Bộ GD&ĐT không thể
xây dựng được hệ thống giáo
dục rất đặc thù này. Hệ thống
này cần có sự hợp tác của Bộ
GD&ĐT và các bộ khác, các
tổ chức nghề nghiệp chịu trách
nhiệm về chất lượng dịch vụ
chuyên nghiệp. “Cần thiết
kế một chương trong Luật
GDĐH về giáo dục chuyên
nghiệp, chương trình giáo
dục chuyên nghiệp với các
quy định rất rõ ràng về vai
trò của Bộ GD&ĐT và các
bộ, các tổ chức khác có liên
quan trong việc đào tạo, sát
hạch cũng như cấp bằng cho
mô hình đào tạo hết sức quan
trọng này trong giai đoạn phát
triển mới của đất nước”.
Còn đại biểu Lê Thị Yến
(Phú Thọ) cho biết: Trong sáu
năm học tập để trở thành BS
không giống những chương
trình cử nhân khác. Nội dung
chương trình đào tạo phức tạp
hơn các chương trình cử nhân
bốn năm với thời gian đào tạo
dài hơn 1-2 năm.
Sau đào tạo đại học là đào
tạo chuyên khoa sâu, có BS
Tranh cãi quy định đào tạo
bác sĩ 9 năm
Tại buổi thảo luận, góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, nhiều đại biểuQuốc hội cho rằng
ngành y tế cảm thấy như bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo.
Sinh viên y khoa đang thực tập tại BVNhi đồng 1, TP.HCM. Ảnh: HTD
Nhiều cán bộ y tế
trong ngành cảm
thấy mình bị gạt ra
khỏi hệ thống đào
tạo chung và rất
tâm tư khi không
biết mình đang
đứng ở đâu và được
ai công nhận.
HÀPHƯỢNG
N
hằm hướng tới một
chương trình đào tạo
mới cho ngành y, vừa
qua TS Nguyễn Minh Lợi,
Phó Cục trưởng Cục Khoa
học Công nghệ và Đào tạo,
BộY tế, đã chỉ ra nhiều điểm
còn vướng mắc trong Luật
Giáo dục đại học (GDĐH).
Theo ông Lợi, Luật GDĐH
cần có cơ chế riêng cho ngành
y tế, sửa đổi theo hướng phát
triển chung của thế giới để
chứng chỉ hành nghề của bác
sĩ (BS) Việt Nam được thế
giới công nhận. Tuy nhiên, ý
kiến của đại diện Bộ Y tế đã
nhanh chóng được bà Nguyễn
Thị Kim Phụng, Vụ trưởng
Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT, lý
giải theo hướng Luật GDĐH
sửa đổi đã xem xét ý kiến
nhiều chiều và đang được
thực hiện đúng.
Bộ GD&ĐT không thể
một mình xây hệ thống
Vụ trưởng Vụ GDĐH
Nguyễn Thị Kim Phụng lập
luận: Việc quy định tên văn
bằng gắn với tên vị trí việc
làm (BS, dược sĩ, kỹ sư, kiến
trúc sư…) trong hệ thống giáo
dục quốc dân không phổ biến
trên thế giới.
Cũng liênquanđếnnội dung
này, ngày 6-11, tại buổi góp
ý cho dự thảo Luật GDĐH
sửa đổi, đại biểu Quốc hội
Nguyễn Lân Hiếu cho biết
có ba loại hình GDĐH hiện
nay được công nhận trên thế
chuyên khoa I, BS chuyên
khoa II và BS nội trú. Riêng
đối với đào tạo BS nội trú là
chín năm. Những đối tượng
này không thể hòa cùng với
trình độ và văn bằng là cử
nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được
nhưng trình độ và văn bằng
chuyên sâu chưa được quy
định trong dự thảo trình lần
này. Vậy trình độ và văn bằng
chuyên sâu sẽ được quy định
ở luật nào? Cần có quy định
cụ thể riêng đối với đào tạo
nhân lực y tế.
“Tôi đề nghị bổ sung và sửa
khoản 1 Điều 6 thành “Các
trình độ đào tạo của GDĐH
quy định tại luật này bao gồm
trình độ đại học, trình độ thạc
sĩ, trình độ tiến sĩ, trình độ
chuyên gia. Chính phủ quy
định trình độ chuyên gia đối
với một số ngành đào tạo theo
định hướng chuyên sâu đặc
thù”” - bà Yến nêu ý kiến.
Ngành y bị gạt ra
khỏi chương trình
đào tạo
Đồng tình với ý kiến của
bà Yến, đại biểu Vũ Thị
Nguyệt (Hưng Yên) cũng
cho rằng loại hình đào tạo BS
nội trú có thể nói là nguồn
nhân lực tinh túy, chất lượng
cao của ngành y tế. Còn loại
hình đào tạo chuyên khoa I,
chuyên khoa II cũng để đào
tạo đội ngũ chủ lực trong
khám, điều trị, chăm sóc
sức khỏe người dân. Các
loại hình đào tạo này đã tồn
tại mấy chục năm nay, được
hệ thống giáo dục xã hội và
thế giới công nhận.
“Bản thân tôi cũng là một
BS chuyên khoa I, tôi rất băn
khoăn khi trong dự thảo Luật
GDĐH lần này bỏ mất trình
độ và văn bằng chuyên sâu.
Trong khi thực tế đây không
phải vấn đề mới do thực chất
Điều 39 Luật Giáo dục năm
1998 đã quy định và có những
hướng dẫn cụ thể tại các văn
bản dưới luật. Không hiểu
sao trong những luật sau thì
không quy định loại hình đào
tạo cũng như loại văn bằng
này. Tôi và rất nhiều cán bộ
y tế trong ngành cảm thấy
mình bị gạt ra khỏi hệ thống
đào tạo chung và rất tâm tư
khi không biết mình đang
đứng ở đâu và được ai công
nhận. Do đó tôi đề nghị ngay
trong dự thảo luật lần này cần
quy định rõ trình độ tương
đương với trình độ thạc sĩ,
tiến sĩ hoặc trình độ chuyên
gia, điều này cũng phù hợp
với thực tiễn trong nước và
trên thế giới” - bà Nguyệt
trình bày.•
Tại Điều73 vềđào tạoy khoagiao choChínhphủquyđịnh.
Tôi cho rằng quy định này cònmang tính chung chung, mơ
hồ, chưa đi được vào thực tế trong cuộc sống. Vì không biết
bao giờ Chính phủ mới tập trung họp để triển khai đánh
giá vấn đề còn tồn đọng ở các trường đào tạo y khoa. Hiện
nay việc đào tạo BS chuyên khoa gần như chưa chính thức,
chưa chính danh. Điều này có thể giảm chất lượng đào tạo
y khoa, khó có thể hội nhập với quốc tế.
Đại biểu
NGUYỄN ANH TRÍ
(Đoàn Hà Nội)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook