258-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư7-11-2018
Oan khuất từ 37 năm trước
Cách đây 37 năm, tại xã Ninh Giang cũ (nay là phường, thuộc thị xã Ninh
Hòa) xảy ra vụ chủ tịch UBND xã bị bắn chết. Ngày 19-10-1981, Công an
tỉnh Phú Khánh cũ (nay là tỉnh Khánh Hòa) bắt giam ông Phái, ông Bê
cùng hai người khác để điều tra tội giết người với cáo buộc có liên quan
đến vụ án mạng trên.
Ông Bê bị tạm giam gần ba năm rồi được trả tự do vào ngày 25-9-1984
kèm theo quyết định đình chỉ điều tra của VKSND tỉnh Phú Khánh cũ.
Quyết định này ghi rõ: “Xét thấy không có đủ bằng chứng buộc tội Trần
Bê về tội giết người”.
Còn ông Phái, sau hơn 13 tháng bị tạm giam, đến ngày 2-2-1983 thì
được VKSND tỉnh Phú Khánh cũ ra lệnh tạm tha. Sau khi ông Phái liên tục
kêu oan, tháng 12-2009, VKSND tỉnh Khánh Hòa giao cho gia đình ông
Phái bản sao quyết định đình chỉ điều tra do VKSND tỉnh Phú Khánh cũ
ban hành ngày 25-9-1984. Quyết định nêu rõ: “Xét thấy không đủ bằng
chứng để buộc tội Huỳnh Chiếm Phái phạm tội giết người”.
Bị bắt tạmgiamoan nhưng nhiều nămqua hai
công dân ở KhánhHòa bị cơ quan làmoan từ
chối xin lỗi, bồi thường với lý do hết thời hiệu.
Bị oan, 37 năm
chưa được xin
lỗi, bồi thường
TẤNLỘC
N
gày 6-11, hai ông Trần Bê và
Huỳnh Chiếm Hoạnh (ngụ
thị xã Ninh Hòa) đã gửi đơn
khởi kiện đến TAND thị xã Ninh
Hòa, yêu cầu VKSND tỉnh Khánh
Hòa khôi phục danh dự cho người
bị oan. Đây là một vụ án oan xảy
ra từ 37 năm trước nhưng đến nay
cơ quan làm oan là VKSND tỉnh
Phú Khánh cũ (nay là VKSND tỉnh
Khánh Hòa) vẫn chưa khôi phục
danh dự và bồi thường cho những
người bị oan.
Ông Bê là một trong những người
bị bắt tạmgiamoan. Còn ôngHoạnh
là con của một người bị oan khác
đã mất là ông Huỳnh Chiếm Phái.
Nhiều lần từ chối
bồi thường
Theo hồ sơ, năm 2000, ông Trần
Bê có đơn khiếu nại yêu cầu Công
an, VKSND tỉnh Khánh Hòa khôi
phục danh dự và bồi thường vật
chất cho ông.
Tháng 4-2000, công an tỉnh có văn
bản trả lời với nội dung: Sự việc xảy
ra đã 19 năm, khi đó BLHS đầu tiên
(năm 1985) chưa ra đời nên chưa
quy định điều luật “truy cứu trách
nhiệm hình sự người không có tội”.
Mặt khác, thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với loại tội này
đã hết (năm năm kể từ khi sự việc
xảy ra). Nghị định 47 ngày 3-5-1997
của Thủ tướng Chính phủ quy định
việc giải quyết bồi thường thiệt hại
do công chức, viên chức nhà nước,
người có thẩm quyền của cơ quan
tiến hành tố tụng gây ra có hiệu lực từ
ngày 15-5-1997. Căn cứ vào những
quy định trên, Cơ quan CSĐTCông
an tỉnh Khánh Hòa không thể tiến
Đến nay ông
Trần Bê vẫn
chưa được
khôi phục
danh dự.
Ảnh: T.LỘC
Cơ quan làm oan từ
chối giải quyết với lý do
hết thời hiệu, tòa thì từ
chối giải quyết với lý do
cơ quan làm oan chưa
thực hiện thủ tục thương
lượng với người bị oan.
TAND huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế vừa xử sơ thẩm
vụ yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản giữa vợ chồng
bà TTYN với ông VTN cùng chín bị đơn khác.
Trong đơn khởi kiện, bà YN trình bày: Năm 2015, vợ
chồng bà mua một cặp heo giống lai rừng về nuôi gồm
một con đực, một con cái. Thỉnh thoảng heo đực có xổng
chuồng ra ngoài kiếm ăn ở khu vực dân cư lân cận. Tối
6-1-2018, vợ chồng bà có việc về Huế vì cha ốm nặng nên
không kịp đưa heo vào chuồng. Sáng 7-1, bà có nhận điện
thoại từ ông N. hỏi có bị mất heo không thì bà trả lời đang
ở Huế, coi chừng ông N. bắt nhầm heo, sau đó ông N. tắt
điện thoại. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, khi vợ chồng bà
về nhà thì nghe đứa cháu nói heo đã bị nhóm ông N. bắt
làm thịt rồi.
Sau đó, vợ chồng bà YN đến nhà ông N. thì thấy có
nhiều người đang ăn uống, hát hò với nhau. Bà vào hỏi
thì ông N. nhận có bắt được một con “heo rừng” nặng 43
kg. Tại nhà của ông N. vẫn còn giữ phần đầu của con heo,
bà YN vào xem, nhận ra đúng là heo của bà. Một người
trong nhóm ông N. có dùng điện thoại di động chụp lại
ảnh cảnh làm thịt heo trước đó nhưng sau khi đưa cho
chồng bà YN xem thì đã xóa mất ảnh.
Sau đó, bà YN nhiều lần liên hệ để thương lượng việc
bồi thường nhưng nhóm người bắt heo của bà không chấp
nhận nên bà gửi đơn đề nghị công an giải quyết. Công
an xã phối hợp với công an huyện tiến hành làm việc,
giải quyết nhiều lần. Bà YN yêu cầu được bồi thường từ
4 triệu đồng trở lên nhưng nhóm người bắt heo của bà
không chịu, chỉ chấp nhận bồi thường 2-3 triệu đồng.
Do đó, vợ chồng bà khởi kiện yêu cầu nhóm người này
phải liên đới bồi thường thiệt hại con heo 43 kg theo giá
200.000 đồng/kg là 8,6 triệu đồng.
Theo kết quả phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải
tại TAND huyện A Lưới, hai bên thống nhất xác định trị
giá heo là 150.000 đồng/kg nên bà YN yêu cầu bồi thường
6,45 triệu đồng.
Theo HĐXX, có nhiều chứng cứ trong hồ sơ cho thấy
nhóm người bắt heo đã gián tiếp thừa nhận con heo bắt
và giết thịt ngày 7-1 là heo lai rừng nuôi của vợ chồng bà
YN. Do đó, HĐXX đã tuyên chấp nhận yêu cầu của vợ
chồng bà YN, buộc các bị đơn phải bồi thường cho vợ
chồng bà gần 6,5 triệu đồng.
TÂN SƠN
Phải đền tiềnvì cùngnhaubắt “heo rừng” về làmthịt
hành bồi thường về vật chất, danh
dự của ông.
Từ năm 2009 đến nay, ông Bê
tiếp tục nhiều lần có đơn yêu cầu
VKSND tỉnh Khánh Hòa tổ chức
xin lỗi công khai, bồi thường oan
cho ông. Tuy nhiên, VKSND tỉnh
từ chối vì cho rằng đã hết thời hiệu
giải quyết.
Sau khi ông Bê khiếu nại, Cục Bồi
thường nhà nước (Bộ Tư pháp) có
công văn đề nghị VKSND Tối cao
xemxét, chỉ đạoVKSND tỉnhKhánh
Hòa giải quyết theo thẩmquyền. Ban
Nội chính Tỉnh ủy Khánh Hòa cũng
có văn bản trả lời trường hợp của ông
Bê thuộc thẩm quyền giải quyết của
VKSND tỉnh này; nếuVKSND tỉnh
giải quyết không thỏa đáng thì ông có
quyền kiện ra tòa yêu cầu VKS phải
xin lỗi, bồi thường. Tháng 8-2017,
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng
có công văn yêu cầu VKSND tỉnh
Khánh Hòa giải quyết theo quy định
pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay
VKSND tỉnh vẫn không giải quyết.
Trong khi đó, TAND thị xã Ninh
Hòa không thụ lý vụ kiện theo yêu
cầu của ông Bê với lý do chưa đủ
điều kiện khởi kiện (cơ quan làm
oan chưa thực hiện thủ tục thương
lượng việc bồi thường).
Tương tự, khi còn sống ôngHuỳnh
Chiếm Phái liên tục kêu oan, yêu
cầu trả lại danh dự nhưng không cơ
quan tố tụng nào giải quyết.
Tháng12-2009,VKSNDtỉnhKhánh
Hòa làm việc với chính quyền địa
phương và gia đình ông Phái, thông
báoôngPhái đã cóquyết địnhđìnhchỉ
điều tra, đồng thờiyêucầuchínhquyền
địa phương tạo điều kiện, khôi phục
quyền và lợi ích hợp pháp cho ông.
Liêntiếpnhiềunămsauđó,ôngPhái
ủy quyền cho con trai là ông Hoạnh
khiếu nại, yêu cầu bồi thường oan
nhưng không cơ quan nào giải quyết.
Ông Hoạnh khởi kiện ra TAND thị
xã Ninh Hòa yêu cầu VKSND tỉnh
bồi thường thì tòa bảo để VKS giải
quyết hành chính. Trong hai năm
2011-2012, VKSND Tối cao đã có
ba văn bản yêu cầu VKSND tỉnh
Khánh Hòa tiến hành các thủ tục để
bồi thường cho ông Phái theo quy
định của pháp luật nhưng VKSND
tỉnh vẫn không thực hiện.
Đến tháng 1-2014, TAND thị xã
Ninh Hòa thụ lý vụ kiện đòi bồi
thường oan của ông Phái. Tuy nhiên,
sau hơn hai năm rưỡi thụ lý, tháng
8-2016 tòa ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ kiện với lý do chưa
đủ điều kiện khởi kiện (cơ quan làm
oan chưa thực hiện thủ tục thương
lượng bồi thường).
Trong khi đó, VKSND tỉnhKhánh
Hòa luôn cho rằng đã hết thời hiệu
giải quyết nên không thương lượng
bồi thường.
Thời gian qua, CụcBồi thường nhà
nước và một số cơ quan trung ương
có nhiều công văn đề nghị VKSND
Tối cao chỉ đạoVKSND tỉnh Khánh
Hòa giải quyết đơn khiếu nại của
gia đình ông Phái nhưng không có
kết quả.
Luật mới không áp dụng
thời hiệu
Theo luật sư Nguyễn Hồng Hà
(Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh
Khánh Hòa), BLDS 2015, BLTTDS
2015, Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước 2017 (có hiệu lực thi
hành từ ngày 1-7-2018) đều quy
định: Yêu cầu khôi phục danh dự là
bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân,
là quyền con người không áp dụng
thời hiệu. “Danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân được Hiến pháp và
các đạo luật bảo vệ. Bất cứ ai xâm
hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín
của cá nhân đều bị xử lý theo pháp
luật, có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, khôi phục danh dự cho người bị
thiệt hại” - luật sư Hà khẳng định.
Trong đơn khởi kiện, ông Trần Bê
cho biết do bị khởi tố, bắt giam oan
gần ba năm trời, ông và gia đình phải
gánh chịu bao khổ nhục, bao tổn thất
tinh thần, thiệt hại vật chất, sức khỏe.
Do bị cùm chân trong thời gian dài
trong buồng giam tối, sau khi được
trả tự do ông bị mùmột mắt, mắt còn
lại bị mờ, sức khỏe kiệt quệ, không
làm được gì để sinh sống.
ÔngBê yêu cầuTAND thị xãNinh
Hòa thụ lý, xét xử, buộc VKSND
tỉnh, Công an tỉnh Khánh Hòa phải
khôi phục danh dự cho ông theo
quy định của BLDS 2015, Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước 2017. Cụ thể, cơ quan làm
oan phải tổ chức xin lỗi công khai
đối với ông tại địa phương, đăng lời
xin lỗi trên ba số báo địa phương
và trung ương.
Theo ông Bê, về yêu cầu bồi
thường thiệt hại do tổn thất về tinh
thần, sức khỏe, mất, giảm thu nhập
thực tế, khả năng lao động do bị bắt
giam oan trong ba năm, ông tiếp
tục khiếu nại đến cơ quan tư pháp
trung ương, yêu cầu VKSND tỉnh
Khánh Hòa giải quyết bồi thường
bằng vụ việc khác, không thuộc
phạm vi yêu cầu tại đơn kiện trên.
Tương tự, ông Hoạnh cũng yêu
cầu TAND thị xã Ninh Hòa buộc
VKSND tỉnh, Công an tỉnh Khánh
Hòa phải khôi phục danh dự cho
cha của ông.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook