263-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứBa13-11-2018
năm ngày làm việc. Nếu vợ
sinh con phải phẫu thuật, con
dưới 32 tuần tuổi thì số ngày
người chồng được nghỉ là bảy.
Trường hợp vợ sinh đôi thì
được nghỉ 10 ngày làm việc,
từ sinh ba trở lên thì cứ thêm
mỗi con người chồng được
nghỉ thêm ba ngày;
Nếungười vợsinhđôi trở lên
mà phải phẫu thuật thì người
chồng được nghỉ 14 ngày làm
việc. Nếu người chồng chia
thời gian nghỉ thành nhiều
lần thì thời điểmnghỉ lần cuối
cùng phải nằm trong khoảng
thời gian 30 ngày kể từ ngày
vợ sinh con.
Ngoài ra, nếu người mẹ
không đủ điều kiện hưởng chế
độ thai sản khi sinh con mà
người cha đủ điều kiện (cha
phải đóng BHXH từ đủ sáu
tháng trở lên trong thời gian
12 tháng trước khi sinh con
hoặc nhận con trong trường
hợp nhờ mang thai hộ) thì
được hưởng trợ cấp một lần
khi sinh con. Cụ thể là được
trợ cấp một lần bằng hai lần
mức lương cơ sở tại tháng lao
động nữ sinh con hoặc tháng
NLĐ nhận nuôi con nuôi cho
mỗi con.•
Cơ quan trả lời
Vợ sinh con, chồng
được nghỉ nhiều lần
Nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, con dưới 32 tuần tuổi thì người chồng
được nghỉ bảy ngày.
NHÂNCHÍNH
B
ộ LĐ-TB&XH vừa ban
hành dự thảo thông tư
sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 59/2015/
TT-BLĐTBXH quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hànhmột
số điều của Luật Bảo hiểm
xã hội (BHXH) về BHXH
bắt buộc.
Theo đó, một số điều khoản
quan trọng được bổ sung, điều
chỉnh như điều kiện hưởng
lương hưu; chế độ đối với
người lao động (NLĐ) đã
có quyết định nghỉ việc chờ
giải quyết chế độ hưu trí, trợ
cấp hằng tháng… Đáng chú
ý là nhiều quy định mới có
lợi hơn cho NLĐ nữ về chế
độ thai sản.
Tính chế độ thai sản
cho cả con đã mất
Cụ thể, dự thảo lần này bổ
sung quy định về thời gian
nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản của lao động nữ khi sinh
con mà thời điểm bắt đầu
nghỉ việc không từ ngày 1
của tháng thì tổng thời gian
nghỉ việc hưởng chế độ được
tính là thời gian đóng BHXH
là sáu tháng.
Điều 10 của dự thảo quy
định dự kiến về trường hợp
mang thai đôi trở lên cũng
được điều chỉnh theo hướng
nhân văn hơn. Cụ thể, trước
đây lao động nữ mang thai
đôi trở lên khi sinh nếu có
thai bị chết hoặc chết lưu thì
chế độ thai sản chỉ được giải
quyết đối với con còn sống;
thời gian nghỉ thai sản được
tính theo số con được sinh ra
bao gồm cả con bị chết hoặc
chết lưu.
Còn trong dự thảo đang lấy
ý kiến, nếu có con bị chết hoặc
chết lưu thì thời gian hưởng
chế độ và trợ cấp một lần khi
sinh con được tính theo tổng
số con được sinh ra, bao gồm
cả con bị chết hoặc chết lưu.
Nếu lao động nữ đi làm lại
trước khi hết thời hạn nghỉ sinh
con theo quy định thì không
thuộc đối tượng giải quyết
chế độ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe.
Vai trò của người chồng
được nhấn mạnh
Dự thảo cũng chú trọng
hơn đến vai trò, quyền lợi
của người chồng khi vợ nghỉ
thai sản. Cụ thể như người
chồng đang đóng BHXH bắt
buộc vào quỹ ốm đau và thai
sản khi vợ sinh con sẽ được
nghỉ chế độ thai sản theo quy
định tại khoản 2 Điều 34 của
Luật BHXH và được quyền
nghỉ làm nhiều lần, miễn là
tổng thời gian không quá thời
gian quy định.
Theo đó thì khi vợ sinh con,
người chồng sẽ được nghỉ
Dự thảochú trọnghơnđếnvai trò, quyền lợi củangười chồngkhi vợnghỉ thai sản. Ảnh: HOÀNGGIANG
Tại sao phải quy định nơi khám chữa
bệnh ban đầu?
Bệnh nhân được quyền thay đổi nơi khám
chữa bệnh ban đầu.Thời gian thay đổi nơi
khám chữa bệnh ban đầu là vào tháng đầu
mỗi quý.
Tôi ở Long An, trong thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)
của tôi có đăng ký khám bệnh ở bệnh viện huyện là
nơi khám chữa bệnh (KCB) ban đầu? Vậy cho tôi
hỏi nơi KCB ban đầu là như thế nào? Tại sao cần
phải có nơi KCB ban đầu? Trường hợp tôi muốn
thay đổi nơi KCB ban đầu từ huyện này sang huyện
khác thì có được hay không? Thủ tục thay đổi như
thế nào và khi nào thì tôi được thay đổi?
Bạn đọc
Võ Thanh Hà
(Long An)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Theo quy định
tại khoản 5 Điều 2 Luật BHYT thì cơ sở KCB BHYT
ban đầu là cơ sở KCB đầu tiên theo đăng ký của
người tham gia BHYT và được ghi trong thẻ BHYT.
Việc quy định có nơi đăng ký KCB ban đầu cho
người tham gia BHYT nhằm quản lý người bệnh
BHYT tốt hơn. Người có thẻ được KCB một cách
thuận tiện tại cơ sở y tế gần nơi cư trú hoặc công tác.
Trường hợp bệnh vượt quá khả năng chuyên môn
của cơ sở KCB ban đầu, người bệnh sẽ được chuyển
tuyến để được điều trị.
Nếu người tham gia BHYT vì lý do nào đó mà muốn
thay đổi nơi KCB ban đầu thì vẫn có thể thay đổi.
Thời gian thay đổi là vào tháng đầu mỗi quý.
Người tham gia BHYT nếu muốn thay đổi nơi KCB
ban đầu thì có thể mang thẻ BHYT còn giá trị sử
dụng đến cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nơi cấp
thẻ BHYT để được hướng dẫn kê khai thay đổi nơi
đăng ký KCB ban đầu.
Hồ sơ để thay đổi nơi KCB ban đầu bao gồm:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người
tham gia BHXH, BHYT (theo mẫu TK1-TS).
- Thẻ BHYT.
Trong thời gian năm ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ đổi thẻ cho người tham
gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ
vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT.
NGUYỄN CHÂU
ghi
Người lao động nước ngoài được
chăm lo chế độ thai sản
Chínhphủ vừa banhànhNghị định 143/2018 quy định chi
tiết Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động về BHXH
bắt buộc cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt
Nam. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-12-2018.
Theo đó, hằng tháng người sử dụng lao động dựa trên
quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ để đóng BHXH
bắt buộc cho NLĐ nước ngoài như sau:
- Từngày 1-12-2018: Đóng3%vàoquỹ ốmđau và thai sản;
0,5%vàoquỹbảohiểmtainạnlaođộngvàbệnhnghềnghiệp;
- Từ ngày 1-1-2022: Đóng thêm 14% vào quỹ hưu trí và
tử tuất.
Bên cạnh đó, từ ngày 1-1-2022, hằng tháng NLĐ nước
ngoài phải đóng BHXHbắt buộc bằng 8%mức lương tháng
vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Dự thảo cũng chú
trọng hơn đến vai
trò, quyền lợi của
người chồng khi vợ
nghỉ thai sản.
Ném phịch bịch rác, bị xử phạt
4 triệu đồng
Người bị phạt đãmang rác sinh hoạt của
nhàmình qua vứt ở phường khác.
UBND phường Trường Thọ, quận Thủ Đức,
TP.HCM vừa xử phạt một người dân ném rác ra nơi
công cộng với mức phạt là 4 triệu đồng.
Đại diện UBND phường Trường Thọ, quận Thủ
Đức cho biết vào khoảng 17 giờ ngày 5-11, lực lượng
tuần tra của phường đã ghi nhận một trường hợp
mang rác sinh hoạt đi vứt ở nơi công cộng.
Cụ thể, người đó đã mang rác ra trước cổng chùa
Pháp Hoa để bỏ. Sau đó UBND phường đã lập biên
bản và xử phạt hành chính về hành vi vứt, thải bỏ
rác sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu dân
cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng trái quy
định (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Nghị
định 155/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).
Qua làm việc, người xả rác đã thừa nhận hành vi
sai trái của mình và tự nguyện đóng phạt. Được biết
người xả rác là một người dân ở phường bên cạnh
nhưng mang rác sang Trường Thọ đổ bỏ.
Đại diện UBND phường Trường Thọ cho biết bên
cạnh trang bị camera để hỗ trợ ghi nhận kịp thời các
trường hợp xả rác không đúng nơi quy định, UBND
phường khuyến khích người dân, bảo vệ khu phố
phát hiện các trường hợp xả rác không đúng nơi
quy định và báo lên UBND phường để có biện pháp
xử lý kịp thời. Đối với các trường hợp người dân
phát hiện thì UBND phường sẽ thưởng mỗi người
200.000 đồng.
ĐÀO TRANG
Hướng dẫn mới về cấp thẻ bảo hiểm y tế
UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định hướng dẫn
quy trình phối hợp cấp, mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Theo quy trình mới, việc cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo,
hộ cận nghèo được giao trực tiếp cho ba cơ quan thực hiện
là UBND cấp xã, Phòng LĐ-TB&XH và Bảo hiểm xã hội
cấp huyện.
Theo đó, căn cứ quyết định công nhận hộ nghèo, hộ
cận nghèo, chủ tịch UBND xã có trách nhiệm kiểm tra, rà
soát các thành viên chưa tham gia BHYT để lập danh sách
người chỉ tham gia BHYT theo mẫu D03-TS theo từng
nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vượt chuẩn cận nghèo
và người chạy thận nhân tạo thuộc hộ nghèo đa chiều. 
Phòng LĐ-TB&XH có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra,
ký xác nhận và lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội huyện. Sau
đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức in và chuyển giao
thẻ cho phòng LĐ-TB&XH để cấp cho người dân.
PV
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook