263-2018 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBa13-11-2018
Ủng hộ tuýt còi với rượu bia quá lố
Khác với nhiều hội thảo về dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia trước đó, các tổ của Quốc hội
chiều 12-11 lại khá đồng thuận về việc ban hành luật này.
Rượu, bia có thể làmchia lìanhiều thứ
(Tiếp theo trang1)
Thảo nói không thể không có
tác hại nếu lạm dụng hay sử
dụng các loại rượu bia không
có nguồn gốc.
Cùng đoàn Nghệ An, ĐB
NguyễnThanhHiền đồng tình
với tên dự thảo là “Luật Phòng,
chống tác hại của rượu bia”.
Các đại biểuQuốc hội đều thống nhất chỉ tuýt còi với rượu bia quá trớn chứ không cấmhẳn và
điều này nên thể hiện rõ ngay từ tên gọi của luật. Ảnh: TP
Chi tiết hơn về một số quy định trong dự
luật, ĐB Phạm Khánh Phong Lan cho rằng
cần quy định rượu lưu hành trên thị trường
bắt buộc ghi nhãn cảnh báo, giống thuốc lá,
thay vì khuyến nghị như dự thảo luật.
ĐB của TP.HCM cũng cho rằng luật chưa
nói rõ người dưới 18 tuổi có được uống rượu
hay không, vì thế cần quy định rõ ràng điều
khoản này và nên cấm người dưới 18 tuổi
uống rượu bia.
Ngược lại, ĐB Nguyễn Thanh Hiền lại cho
rằng trong dự luật có quy định các hành vi
cấm, trong đó có cấm ép rượu bia những
người dưới 18 tuổi. ĐB Hiền cho rằng: “Việc
ép rượu bia, có những người bị ép nặng nề.Vì
vậy, không nên chỉ cấm ép uống rượu người
dưới 18 mà còn phải hạn chế cả việc ép rượu
giữa người lớn với nhau”.
Tiêu điểm
“Không thể không có
tác hại nếu lạmdụng
hay sử dụng các loại
rượu bia không có
nguồn gốc.”
ĐB
Nguyễn Thị Thảo
(
đoàn Nghệ An)
Bất luận dịp nghỉ lễ, Tết nào, báo
chí lại xôn xao những tin tức về tai
nạn giao thông, những ca cấp cứu vì đánh nhau, tông xe…mà
đa phần vì rượu, bia. Vụ án lùi xe trên cao tốc ở Thái Nguyên
mới đây dậy sóng dư luận cũng có nguyên do từ tài xế xe Innova
uống rượu. Vụ chiếc xe Mercedes ở Hàng Xanh gần đây cũng
không ngoài nguyên nhân rượu, bia…Ngay cả vụ những thanh
niên gặp nạn ở lễ hội âm nhạc Hồ Tây vừa qua cũng có dấu hiệu
và sự hiện diện của một hãng rượu lớn.
Ấy vậy mà khi nói về rượu, bia nhiều ý kiến đã nói đến vấn
đề “văn hóa, cốt hồn của dân tộc”…Chắc hẳn nếu suy nghĩ lại,
người ta sẽ phải đắn đo rằng: “Văn hóa hay cốt hồn dân tộc” gì
mà làm cho hàng ngàn người “một đi không trở lại” nếu phải
uống những thứ kích thích như rượu, bia. Văn hóa, cốt hồn dân
tộc chắc chắn không bao giờ để lại những hậu quả thảm khốc
như vậy.
Không chỉ có thế, người ta còn đưa ra những lễ hội văn hóa
bia ở nhiều nước trên thế giới với những lập luận khác là nếu
uống bia, rượu đúng liều sẽ tốt cho sức khỏe. Người ta còn đưa
ra những phong trào hay khuyến cáo “uống có trách nhiệm”
nhưng lại cố tình lờ đi những tỉ lệ tai nạn giao thông và số vụ ẩu
đả ngày lễ, Tết phải nhập viện đã nói ở trên.
Có lẽ để tăng sức thuyết phục, người ta còn cho rằng: Tổ
chức Y tế Thế giới đã đề ra chiến lược toàn cầu về giảm thiểu
tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Từ đó, có những ý kiến đề
nghị sửa tên dự luật thành “Phòng, chống tác hại của việc lạm
dụng bia, rượu”. Thực tế thì tên của chiến lược của Tổ chức Y tế
Thế giới chưa bao giờ có từ “lạm dụng”. Và tổ chức này cũng
như Bộ Y tế đã chính thức khẳng định không có ngưỡng an
toàn cho uống rượu, bia. Uống mức độ nào cũng có hại, chỉ là
ít hay nhiều.
Còn đại biểu Trần Thị Phương Hoa ngày 12-11 đã phải nói
thẳng tại Quốc hội: “Những người lạm dụng rượu bia không
bao giờ thừa nhận mình lạm dụng”. Tuy vậy, vì nhiều lý do, vẫn
có những người có thẩm quyền hay vị trí lên tiếng không đồng
thuận với dự luật này. Và có lẽ vì thế, số phận của dự luật cũng bị
“nâng lên đặt xuống” không biết bao nhiêu lần ở các cuộc họp
của Chính phủ. Sát ngày quyết định, những ý kiến đồng ý cuối
cùng được tham khảo mới giúp dự luật được trình ra. Hẳn nhiên
sẽ có những vấn đề về hình thức của dự luật nhưng sự cần thiết
của vấn đề “phòng, chống tác hại của bia, rượu” thì không cần
bàn luận.
Đại đa số ý kiến của đại biểu chiều 12-11 đã nói lên điều đó.
Liệu có một “sự lật đổ” nào đó với dự luật này hay không vẫn còn
là một ẩn số. Nhưng rõ ràng các đại biểu đã bày tỏ quan điểm
của mình trước sự đóng góp của ngành bia, rượu với những chi
phí mà ngân sách và xã hội phải bỏ ra để giải quyết hậu quả của
bia, rượu.
Bởi vậy hiện nay bia rượu có thể khiến nhiều người chia ly cuộc
đời này. Nhưng trong tương lai, hẳn là với sự công tâm của Quốc
hội, đất nước sẽ giảm được nhiều thảm cảnh từ bia, rượu.
CHÂN LUẬN
Phải chế tài thật nghiêm
Thực tế một số quốc gia đã
kiểmsoátđượcrượubianghiêm
ngặt, vì thế yêu cầu đặt ra ở ta
là chế tài, xửphạt phải nghiêm.
Còn nếu không thì luật ra đời
cũngkhôngkiểmsoátđượctình
trạng tiêu thụ rượu bia quá lố
như hiện nay.
ĐB
PHAN NGUYỄN NHƯ KHUÊ
,
Phó Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM
CHÂNLUẬN- TRỌNGPHÚ
Đ
ại biểu (ĐB) Nguyễn
Anh Trí (Hà Nội),
nguyên Viện trưởng
Viện Huyết học - Truyền máu
Trung ương, dù thừa nhận cần
phải có một luật về vấn đề
này nhưng ông lại cho rằng
tên của nó “rất kinh khủng,
vì chẳng khác nào bảo toàn
bộ rượu bia là có hại”. Theo
ĐB Trí, rượu bia nếu dùng
đúng liều lượng sẽ rất tốt.
Không cấm tiệt
rượu bia
Ông Trí đề nghị đổi tên gọi
“Luật Phòng, chống tác hại của
rượu bia” thành “Luật Kiểm
soát các chất có cồn”. Đồng
thời, ông cũng đề nghị đừng
“khai tử” việc sản xuất rượu
bia đúng quy định. Thậm chí
ĐB của Hà Nội còn “mơ ước
Việt Nam sẽ xuất hiện vài loại
rượu nổi tiếng thế giới mà đi
qua đây kiểu gì người ta cũng
phải mua mang về”.
ĐB Phạm Khánh Phong
Lan (TP.HCM) cũng đề nghị
nên đổi tên thành “Luật Kiểm
soát rượu bia”. Theo bà, mục
tiêu của luật là giảm số lượng
người uống rượu bia nên quy
định của luật này đưa ra cần
thay đổi nhận thức, thay đổi
văn hóa uống rượu bia của
người Việt.
Ở đoàn Nghệ An, ĐB
Nguyễn Thị Thảo cũng cho
rằng rượu bia… là rất tốt nếu
đúng liều lượng. Bởi vậy ĐB
“Vì ở đây là phòng, chống tác
hại của rượu bia chứ có phải
chống rượu bia đâu. Luật này
có thể giải quyết nhiều vấn
đề, liên quan đến nhận thức
về rượu bia, hạn chế tính có
sẵn của rượu bia. ỞViệt Nam,
ở đâu cũng có rượu bia, mua
lúc nào cũng được vì rẻ” - ĐB
Hiền nhận định.
ĐB Trần Thị Phương Hoa
(Hà Nội) cũng đồng tình và
cho rằng lẽ ra luật này phải
ban hành sớm để góp phần
nâng cao sức khỏe của nhân
dân, kiểm soát tình hình sử
dụng rượu bia và những hệ
lụy gây ra. ĐBHoa cũng đồng
tình rằng đây là phòng, chống
tác hại chứ không ai hạn chế
cái lợi, cũng không phải cấm
uống rượu bia. “Những người
lạm dụng rượu bia không
bao giờ thừa nhận mình lạm
dụng” - ĐB Hoa nhận định.
Phí tổn khắc phục
lớn hơn ngân sách
thu vào
ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ)
nhận định: Lâu nay chúng ta
thường chỉ nghe quảng cáo
về tác dụng hoặc giá trị kinh
tế do rượu bia mang lại. Tuy
vậy, người dân chưa thấy rõ
tác hại trực tiếp và gián tiếp.
“Chỉ biết là uống rượu bia có
cảmgiác thănghoa, hưngphấn
và tự tin hơn trong giao tiếp
hoặc buồn chán thì rượu bia
giải khuây” - ĐB Yến nói.
Nhưng có nhiều tác hại do
chất cồn trong rượu bia gây ra.
“Rượu pha cồn có thể gây tử
vong ngay hoặc hôn mê sâu
và để lại những hậu quả rất
nặng nề” - ĐB Yến cho hay.
Đề cập đến các thực trạng
xã hội, ĐB Yến trích dẫn:
Rượu bia gây ra 36% các vụ
tai nạn giao thông. “Vừa qua
ở TP.HCM, tội phạm, mất an
ninh trật tự cũng do sử dụng
rượu bia quámức. Nếu so sánh
với hiệu quả kinh tế của rượu
bia là 50.000 tỉ đồng đóng vào
ngân sách mỗi năm thì không
bằng được phí tổn khắc phục
điều trị bệnh, chăm sóc cho
người nghiện rượu bia mất
khả năng lao động, rồi đến cả
bệnh tật, đói nghèo...” - ĐB
Yến nói.
TheoWHO, trung bình chi
phí cho việc giải quyết các vấn
đề do rượu bia gây ra chiếm
1,3%-3,5% GDP. “Nếu tính
theo tăng trưởng nước ta thì
lên đến 65.000 tỉ đồng” - ĐB
Yến nhận định.•
Bộ Lao động thông tin về 2 lao động
tử vong tại Hàn Quốc
(PL)- Bộ LĐ-TB&XH vừa xác nhận có hai lao
động Việt Nam tử vong ở Hàn Quốc do một vụ nổ
gây nên. Cụ thể, vào khoảng 9 giờ 45 sáng 10-11
đã xảy ra vụ cháy nổ tại Công ty Foosung Precision
Industry, TP Wonju (Hàn Quốc). Vụ tai nạn làm hai
lao động tử vong và hai lao động bị thương. Hai
người tử vong là anh Chu Văn Đường (32 tuổi) và
Tăng Văn Khanh (29 tuổi, đều ngụ Hữu Lũng, Lạng
Sơn); hai người bị thương đang được điều trị tại BV
Wonju Severance Christian là anh Đỗ Quốc Hưng
(32 tuổi) và Vương Đắc Khải (21 tuổi). Cả bốn lao
động trên đều sang Hàn Quốc làm việc theo chương
trình EPS.
Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định do chập
bóng đèn điện hàn khi người lao động đang hàn gắn
các thiết bị ăn mòn trong bình chứa hóa chất.
Sau khi có thông tin về vụ việc, Cục Quản lý lao
động ngoài nước đã chỉ đạo Ban Quản lý lao động
tại Hàn Quốc báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ
đạo của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc về việc
phối hợp với Văn phòng EPS sớm thăm hỏi và động
viên, hỗ trợ người lao động bị thương. Đồng thời
trao đổi với các cơ quan chức năng về việc làm các
thủ tục và giải quyết chính sách, chế độ đối với lao
động bị chết.
VIẾT LONG 
Cấm luôn việc ép người khác uống rượu bia
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook