263-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa13-11-2018
TRỌNGPHÚ
C
hiều qua (12-11), Quốc hội
(QH) đã thảo luận tổ về dự
án Luật Thi hành án hình sự
(THAHS) sửa đổi. Do dự thảo
Chính phủ trình sửa đổi 92/182
điều (vượt 50% số điều), bổ sung 52
điều, thay đổi kết cấu một chương
bảy mục nên nhiều đại biểu (ĐB)
QH đề nghị xem xét theo trình tự
ba kỳ họp…
Không cho phạm nhân
ra ngoài làm việc?
Góp ý dự thảo, ĐB Hồ Đức Phớc
(Nghệ An) chú ý tới quy định cho
phạm nhân ra ngoài lao động.
“Không biết khi ra ngoài phạm
nhân mặc đồ gì, rằn ri hay áo sọc?
Tôi thấy cũng phản cảm” - ông
Phớc nói. Mặt khác, ông Phớc cho
rằng phạm nhân ra ngoài lao động
dễ trốn trại, với những phạm nhân
nguy hiểm bị án tử hình, nếu cho
phép ra ngoài lao động có thể liên
kết với bên ngoài để tiếp tục gây ra
các hành vi nguy hiểm.
ĐB Hoàng Văn Hùng (Thái
Nguyên) cũng nói không đồng
tình với quy định này: “Phạm nhân
vào trại là để cải tạo thành người
có ích cho xã hội. Phải có sự cách
ly khỏi xã hội. Tôi cho rằng cần
tổ chức lao động trong trại giam”.
Đối với việc tổ chức liên kết cho
phạm nhân sản xuất tại doanh
nghiệp (DN), ông Hùng cho rằng
nên liên kết để DN có thể tổ chức
sản xuất ngay trong trại.
Tuy vậy, theo ĐB Lê Thị Nga
(Thái Nguyên, Chủ nhiệm Ủy ban
Tư pháp của QH), đã có nhiều trại
giamtổ chức chophạmnhân laođộng
bên ngoài. “Nhiều năm qua, tuy có
những vụ trốn trại nhưng thực tiễn
cũng không có gì khó khăn khi cho
phạm nhân ra ngoài lao động” - bà
Nga nhận xét.
Không đề ra “những cái cao
siêu” khi chưa làm được?
Theo ĐB Ngô Mi nh Châu
(TP.HCM), cần tính toán cụ thể các
điều kiện để đảm bảo thi hành luật,
tránh hiện tượng quá trình làm luật
đi nhanh nhưng điều kiện đảm bảo
thi hành luật theo không kịp. Ông
Châu lấy ví dụ Điều 80 dự thảo
quy định người bị tử hình trong quá
trình THA có các quyền tương tự
người bị tạm giam, trong đó có một
số điều gây khó khăn cho cơ quan
THA khi thực hiện.
ĐB PhạmKhánh Phong Lan (TP.
HCM) cũng cho rằng dự thảo đã bổ
sung một số quy định để đảm bảo
quyền con người như Hiến pháp
2013 đặt ra là đáng hoan nghênh,
là bước tiến mới về nhận thức. Tuy
nhiên, bà Lan băn khoăn với điều
kiện của nước ta hiện nay thì một
số quy định để đảm bảo quyền con
người sẽ không khả thi.
“Ví dụ ở Điều 27, phạm nhân có
một số quyền như hiến tinh trùng,
hiến giác mạc, nội tạng…Nếu thực
Băn khoăn việc cho phạm nhân
hiến tinh trùng, nội tạng
Dự án LuậtThi hành án hình sự sửa đổi có nhiều quy địnhmới gây nhiều tranh cãi về tính hợp lý, khả thi…
Đại biểu PhạmKhánh Phong Lan (TP.HCM) phát biểu tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: T.PHÚ
hiện thì sau khi hiến, điều kiện trong
trại giam có đảm bảo để chăm sóc
sức khỏe cho họ hay không? Nếu
không làm được mà đưa họ vào
trại giam, không đảm bảo điều
kiện chăm sóc thì khác gì tử hình
họ” - bà Lan nói.
Theo bà Lan, hiện điều kiện về
y tế tại các trại giam, tạm giam
của Việt Nam còn yếu kém, chưa
bằng được các nước phát triển.
Hơn nữa vẫn còn tình trạng giam
chung với người mắc các bệnh
truyền nhiễm. Do đó, bà Lan đề
nghị cần nghiên cứu kỹ hơn, đặc
biệt nên học tập kinh nghiệm của
các nước có điều kiện tương đồng
với Việt Nam chứ không nên đề ra
“những cái cao siêu” nhưng thực
tế chưa thực hiện được.
Xử pháp nhân thương mại:
Chưa đánh giá tác động
Nội dung về xử lý pháp nhân
thương mại được nhiều ĐB quan
tâm vì đây là vấn đề rất mới.
ĐB Ngô Minh Châu đề nghị cần
làm rõ quy định, trình tự thủ tục
phối hợp giữa cơ quan THAvới cơ
quan quản lý nhà nước liên quan để
xử lý các pháp nhân thương mại,
đặc biệt đối với các DN lớn có
nhiều lao động. “Ví dụ pháp nhân
thương mại có nhiều công nhân
thì THA không đơn giản vì liên
quan trực tiếp đến cuộc sống của
hàng vạn lao động và gia đình họ.
Pháp nhân đó không còn nữa, nếu
không giải quyết vấn đề con người
sẽ nảy sinh nhiều phức tạp” - ông
Châu nhấn mạnh.
ĐB Trịnh Ngọc Thúy (TP.HCM)
cũng nhận định dự luật còn nêu rất
chung chung đối với vấn đề xử lý
pháp nhân thương mại, trong đó
có các nội dung như Ủy ban Tư
pháp - cơ quan thẩm tra dự luật
- đã nhận định là “chưa có biện
pháp cụ thể về đình chỉ, thực hiện
nghĩa vụ dân sự. “Nếu đình chỉ thì
pháp nhân thương mại không còn
tư cách pháp nhân để giải quyết
các hợp đồng dân sự. Nên chăng
chỉ tạm đình chỉ để DN tuyên bố
phá sản, chờ thực hiện các nghĩa
vụ dân sự rồi mới đình chỉ” - ĐB
Thúy phân tích.
“THAđối với pháp nhân thương
mại đang là một trong những vướng
mắc của dự luật” - ĐBDương Ngọc
Hải (TP.HCM) nhận xét. Theo ông
Hải, cần nghiên cứu các thủ tục
đình chỉ, tạm đình chỉ, biện pháp
tư pháp… tác động thế nào đối với
DN, giải quyết hậu quả pháp lý ra
sao, đặc biệt đối với các DN lớn,
DN nước ngoài.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ
Công an - cơ quan chủ trì xây dựng
dự luật - cho biết trên thực tế, nước
ta chưa từng xử lý hình sự pháp
nhân vi phạm, kể cả tới ngày nay,
khi BLHS mới và BLTTHS mới đã
được ban hành. “Đối với chúng ta,
chắc là vài năm nữa mới có” - Bộ
trưởng Tô Lâm nói.
Ông Lâm cũng cho hay không
thể đánh giá tác động đối với quy
định về pháp nhân thương mại vì
thực tiễn chưa có. “Chúng tôi quy
định hơn 30 điều khoản về chế
định này nhưng để hoàn thiện luật
chứ trên thực tế cũng khó” - ông
trần tình.•
Nếu phạm nhân hiến
giác mạc, nội tạng… thì
sau khi hiến, điều kiện
trong trại giam có đảm
bảo để chăm sóc sức khỏe
cho họ hay không?
Làm luật trong ba kỳ họp?
Nhiều ĐB đồng tình đây là một dự luật khó nên đề nghị thông qua tại
ba kỳ họp: Kỳ họp 6 xem xét lần đầu, đến tháng 10-2019 thông qua dự
luật và năm 2020 có hiệu lực. “Từ nay đến đó phải có quy định hướng
dẫnTHAHS.Theo tôi, cần“chữa cháy”bằngmột thông tư liên ngành hoặc
nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao để chờ luật có hiệu
lực” - ĐB Dương Ngọc Hải đề xuất.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công anTô Lâm, việc sửa đổi Luật THAHS
là bước quan trọng để thực hiện các luật, bộ luật mới được ban hành và
có hiệu lực gần một năm nay, nếu theo quy trình ba kỳ họp sẽ mất một
năm rưỡi, cả hiệu lực thi hành là hai năm thì sẽ chậm. “Tôi tha thiết đề
nghị ĐBQH cân nhắc rằng đây là vấn đề mới nhưng không phải quá khó
mà chỉ bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện thôi. Nếu kéo dài hai năm nữa thì
quá trình thi hành luật không đồng bộ. Đề nghị QH cho ý kiến thông
qua theo quy trình hai kỳ họp. Nếu kéo dài ra thì khó khăn cho việc THA.
Đặc biệt, đối với vấn đề mang lại lợi ích, quyền tự do dân chủ của người
dân nói chung và quyền của người phải THA nói riêng thì luật thông qua
càng sớm càng tốt” - ông Lâm nói.
Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị sau kỳ họp này chuyển
dự luật về cho Chính phủ chỉnh lý vì hiện còn 13 vấn đề để lại cho Chính
phủ quy định. “Về nguyên tắc, có thông qua cũng không thi hành được.
Chất lượng thế này thì chúng tôi thấy phải thông qua trong ba kỳ họp”
- bà Nga nói thẳng.
Ngày 12-11, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xử phúc
thẩm, bác kháng cáo, tuyên y án tù chung thân đối với bị
cáo Nguyễn Văn Đồng (SN 1950, ngụ xã Đức Liễu, Bù
Đăng, Bình Phước) về tội giết người.
HĐXX nhận định rằng căn cứ vào các chứng cứ có
trong hồ sơ vụ án, lời khai của nhân chứng, các biên bản
giám định, kết quả xét nghiệm ADN dấu máu trên đồng
hồ của bị cáo… thì đã đủ cơ sở kết luận bị cáo là người
giết nạn nhân Trần A Ửng.
Đây là vụ án từng gây xôn xao dư luận trong một thời
gian dài bởi tháng 8-2015, bị cáo Đồng được TAND tỉnh
Bình Phước tuyên trắng án tội giết người, được trả tự
do ngay tại tòa dù đại diện VKS tỉnh đề nghị mức án tù
chung thân. Tuy nhiên, sau đó bản án sơ thẩm tuyên bị
cáo Đồng không phạm tội đã bị hủy để điều tra lại. Xử sơ
thẩm lần 2, TAND tỉnh Bình Phước đã phạt tù chung thân
đối với bị cáo Đồng về tội giết người. Sau đó bị cáo kháng
cáo kêu oan...
Theo hồ sơ buộc tội, sáng 28-1-2013, bị cáo Đồng
đến nhà ông Ửng (ngụ cùng xã) uống rượu, đánh bài ăn
tiền. Do con khóc nên ông Ửng dừng chơi để dỗ con.
Đang thua 36.000 đồng, bị cáo bắt ông Ửng chơi tiếp.
Ông Ửng không đồng ý dẫn đến cự cãi, xô xát. Bị cáo
đã dùng gạch và khúc gỗ đánh ông Ửng. Ông Ửng bỏ
ra ngoài giếng ngồi thì bị cáo chạy tới xô xuống giếng.
Lúc này hai con của ông Ửng (đứa lớn nhất năm tuổi)
khóc và đi ra cổng. Người nhà về thì phát hiện ông Ửng
chết dưới giếng.
Trong quá trình điều tra và tại các phiên tòa, bị
cáo Đồng nói hai bên không mâu thuẫn gì, ngày đó
bị cáo có đến uống rượu, ăn cháo gà nhưng sau ông
Ửng phải dỗ con nên bị cáo ra về. Khi đó ông Ửng
cùng hai con ngồi ở thềm nhà. Chỉ đến khi công an
đến nhà mời đi làm việc thì bị cáo mới biết chuyện
ông Ửng chết…
PHƯƠNG LOAN
Phạt tù chung thânngười từng trắngánvề tội giết người
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook