263-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa13-11-2018
PV đã có mặt tại trụ sở TAND để
lấy thẻ tham dự phiên tòa. 7 giờ 20,
các xe đặc chủng chở những bị cáo
bị tạm giam tiến vào sân tòa, phía
sau là xe cứu thương.
8 giờ 5, 92 bị cáo đứng thành
bảy hàng, nghe chủ tọa phiên
tòa, thẩm phán Nguyễn Thị Thùy
Hương, đọc quyết định đưa vụ án
ra xét xử. Theo bà Hương, có hơn
30 luật sư tham gia bào chữa cho
các bị cáo. Trong số 92 bị cáo
trong vụ án, có một bị cáo có đơn
xin xét xử vắng mặt là Đặng Hà
Thu. Có 62 người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan vắng mặt, chỉ
có tám người có mặt.
Được hỏi ý kiến sau đó, đại diện
VKS cho rằng trong hồ sơ đã có đầy
đủ các tài liệu nên phiên tòa vẫn có
thể tiếp tục. “Đây là vụ án liên quan
đến tội phạm công nghệ cao, diễn ra
ở nhiều tỉnh, thành, trong đó các bị
cáo sinh sống ở 24 tỉnh, thành trong
cả nước, địa bàn rất rộng…” - vị đại
diện VKS nói thêm.
Sau hai bị cáo Nguyễn Văn
Dương và Phan Sào Nam thì ông
Phan Văn Vĩnh là người thứ ba
bước lên bục khai báo. Ông Vĩnh
khai có ba con, con lớn nhất sinh
năm 1987, con nhỏ nhất sinh năm
1997. Khi chủ tọa hỏi lại là con
sinh năm 1987 hay 1988, ông Vĩnh
đáp “1988”. Ông Vĩnh sau đó cũng
khai bị bắt ngày 6-4-1998 khiến
chủ tọa phải “đính chính” ông bị
bắt ngày 6-4-2018.
Người tiếp theo đứng vào bục khai
báo là ông Nguyễn Thanh Hóa. Ông
Hóa khai nghề nghiệp trước khi bị
bắt là công an, đã bị tước quân tịch.
Ông Hóa bị bắt tạm giam từ ngày
11-3-2018 đến nay.
Cũng trong phần thủ tục, chủ
tọa phiên tòa công bố kết thúc
ngày xét xử đầu tiên, các luật sư
sẽ nhận được kế hoạch xét xử cụ
thể của vụ án này. “Các luật sư
chỉ cần có mặt ngày đầu tiên, sau
đó nếu phần nội dung luật sư thấy
không cần thiết phải có mặt thì có
thể làm đơn xin vắng mặt tại phiên
tòa” - bà chủ tọa nói.
Một nội dung đáng chú ý khác,
chủ tọa Hương cho biết theo quy
định của TAND Tối cao, đối với
những bản án có hiệu lực pháp luật
thì được công bố lên cổng thông tin
điện tử. “Tuy nhiên, các bị cáo có
quyền được đề nghị từ chối việc
công bố đó vì lý do cá nhân” - chủ
tọa nói, đồng thời hỏi có bị cáo nào
đề nghị từ chối công bố bản án lên
cổng thông tin điện tử không.
Ngay sau đó ông Vĩnh đề nghị:
“Kính thưa chủ tọa phiên tòa, kính
thưa đại diện VKS, thưa quý vị, tôi
là bị cáo Phan Văn Vĩnh, xin được
từ chối quyền công bố bản án lên
cổng thông tin”. Nghe vậy, chủ tọa
kết luận: “Chỉ cần một người từ
chối thì chúng tôi không công bố
rồi nên khỏi hỏi các bị cáo khác để
đỡ mất thời gian”.
Nhiều bị cáo xin được
ngồi vì lý do sức khỏe
Luật sư Trần Hồng Phúc, đại diện
cho nhóm luật sư bào chữa cho bị
cáo Nguyễn Văn Dương (cựu chủ
tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu
tư phát triển an ninh công nghệ
cao - CNC), cho hay bị cáo này bị
lao kháng thuốc nặng và viêm gan
ĐỨCMINH-PHANTUYẾN
N
gày 12-11, TAND tỉnh Phú
Thọ mở phiên tòa sơ thẩm
xét xử các bị cáo trong đường
dây đánh bạc ngàn tỉ. Đây là vụ
án thu hút sự quan tâm đặc biệt
của dư luận khi có tới hai tướng
công an bị khởi tố là các ông Phan
Văn Vĩnh (cựu trung tướng, tổng
cục trưởng Tổng cục Cảnh sát)
và Nguyễn Thanh Hóa (cựu thiếu
tướng, cục trưởng Cục Cảnh sát
phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao - C50).
Ông Vĩnh nhớ nhầm ngày
bị bắt và tuổi của con
Chưa đến 5 giờ 30 sáng, rất nhiều
Bị cáo Phan Văn Vĩnh
(đeo kính)
, Nguyễn ThanhHóa
(bìa phải)
và các đồng phạmtại tòa. Ảnh: Đ.MINH - T.PHAN
Ông Phan
Văn Vĩnh
không muốn
công khai
bản án
Phiên tòa diễn ra với sự quan tâm đặc
biệt của dư luận với nhiều kỷ lục được
thống kê.
C. Đề nghị bị cáo Dương được ngồi
để khai báo khi không đảm bảo về
sức khỏe.
Luật sư Hoàng Văn Hướng, đại
diện cho nhóm luật sư bào chữa cho
bị cáo Phan Sào Nam (cựu giám đốc
Công ty Cổ phần VTC truyền thông
trực tuyến - VTC Online), cho biết
các luật sư sẽ giao nộp thêm cho
HĐXX một số chứng cứ là tình tiết
giảm nhẹ cho Nam.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền
Trang thay mặt cho nhóm luật
sư bào chữa cho ông Phan Văn
Vĩnh cho rằng: Ông Vĩnh mặc dù
đang bị ốm, bệnh tật nhưng vẫn
có đơn xin dự phiên tòa và cam
kết sẽ tham dự đầy đủ phiên tòa.
Tuy nhiên, luật sư đề nghị tòa cho
phép ông Vĩnh được ngồi, trừ lúc
lên bục khai báo. Luật sư cũng đề
nghị HĐXX cho cán bộ y tế túc
trực phòng lúc sức khỏe của ông
Vĩnh không tốt.
Trước đó chủ tọa đã đề nghị kê
băng ghế riêng dành cho các bị cáo
có sức khỏe không tốt theo đề nghị
của luật sư Trang.
Luật sư Trang cũng cho rằng
ông Vĩnh từng là trung tướng, giữ
chức vụ cao trong ngành công an.
Cá nhân ông Vĩnh vi phạm pháp
luật, bị đưa ra xét xử, không phải là
đại diện cho bộ, ban, ngành nào. Vì
thế đề nghị HĐXX yêu cầu các cơ
quan báo chí, các cơ quan tư pháp
bảo vệ phiên tòa… không có phát
ngôn tiêu cực, tránh trường hợp
các ý kiến, phát biểu bị lợi dụng,
xuyên tạc.
Trong khi đó, luật sư Đỗ Ngọc
Quang (bào chữa cho ông Nguyễn
ThanhHóa) đề nghị triệu tập đại diện
C50 để hỏi về hai tài liệu không có
trong hồ sơ vụ án. Luật sư Quang
cho rằng đây là chứng cứ quan
trọng, là tình tiết giảm nhẹ cho bị
cáo Hóa. “Phiên tòa có nhiều hãng
thông tấn báo chí tham dự đưa tin,
đề nghị đưa tin chân thật, đưa tin cả
vấn đề có lợi và không có lợi cho
các bị cáo để dư luận hiểu đúng,
tránh việc chỉ đưa tin mang tính
buộc tội” - luật sư Quang đề nghị.
Sáng nay (13-11), phiên tòa tiếp
tục với phần công bố cáo trạng.•
Những kỷ lục của vụ án
235 là số trang của bản cáo trạng truy tố cựu tướng
công an Phan Văn Vĩnh cùng đồng phạm trong vụ án
nói trên. Đây có lẽ là một trong những bản cáo trạng
dài nhất. Đại diệnVKSND tỉnh PhúThọ đã dành cả buổi
chiều 12-11 để công bố, tuy nhiên dự kiến phải kéo dài
sang ngày 13-11 mới có thể đọc xong. Theo cáo trạng,
đường dây đánh bạc qua game bài Rikvip/Tip.club phát
triển thành một mạng lưới gồm 25 đại lý cấp 1, 5.877
đại lý cấp 2 và 42.956.718 tài khoản thamgia đánh bạc.
Số tiền thu từ tổ chức đánh bạc trực tuyến chứngminh
được là hơn 9.853 tỉ đồng.
Khoảng 200 bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên
quan được triệu tập tới tòa. HĐXX đã phải dành cả buổi
sáng 12-11 để kiểm tra căn cước từng người. Do số
lượng bị cáo đông, chủ tọa đã đề nghị trong các phần
xét xử tiếp theo (công bố cáo trạng) sẽ không nhắc lại
thông tin về nhân thân.
Trong số 92 bị cáo có 85 bị cáo được cho tại ngoại
do địa phương quản lý. Trước khi diễn ra phiên xét xử,
TAND tỉnh Phú Thọ đã tống đạt giấy triệu tập trực tiếp
cho 85 bị cáo đang tại ngoại này. Ngoài ra, tòa cũng đã
có phương án phối hợp với các lực lượng chức năng để
tiến hành dẫn giải các bị cáo này đến tòa.
1.000 m
2
là diện tích sân tòa đã được TAND tỉnh Phú
Thọ chuẩn bị trong nhiều ngày để phục vụ phiên xét
xử có tổng cộng khoảng 300 người. Hơn 100 băng ghế
dài được xếp, phân chia thành các khu vực riêng dành
cho bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, điều
tra viên...
Gần 500 cán bộ, công an đã được Công an tỉnh Phú
Thọ huy động, tập huấn để đảmbảo an ninh phiên tòa.
Ngoài ra, đơn vị còn báo cáo Bộ Công an hỗ trợ thêm
về phương tiện, nghiệp vụ và con người để đảm bảo
việc xét xử diễn ra một cách an toàn nhất. Bắt đầu từ
sáng sớm12-11, mọi hoạt động ra vào trụ sởTAND tỉnh
Phú Thọ đều được kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt, an
ninh được chia thành ba vòng nhằm đảm bảo phiên
tòa diễn ra trong sự trang nghiêm tuyệt đối.
Đây làmột vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành tố tụng
tỉnh Phú Thọ. Theo lãnh đạo VKSND tỉnh Phú Thọ, do
khối lượng bút lục “khổng lồ”, sau khi bàn giao hồ sơ
vụ án, TAND tỉnh Phú Thọ phải cử hơn 10 thư ký kiểm
đếm bút lục trong hai ngày. Tổng hồ sơ được để trong
bảy chiếc tủ sắt cao hơn 2 m, tất cả đều có khóa bảo
mật. Nhiều ngày trước khi phiên xử diễn ra, các thẩm
phán phải đọc hồ sơ tới khuya mới về nhà.
Tòa chấp nhận việc
không công bố bản án là sai
Theo một thẩm phán TAND TP.HCM, việc chủ tọa
NguyễnThịThùyHương sớmkết luận sẽ không côngbố
bản án lên mạng theo ý kiến của bị cáo Phan Văn Vĩnh
là hiểu sai về Nghị quyết 03/2017 của Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao. Bởi lý do không công bố không
thuộcmột trong các căn cứ tại Điều4 củaNghị quyết 03.
Theo quy định, trong phần thủ tục, chủ tọa chỉ hỏi
các bị cáo rằng sau khi tòa án đã tuyên thì có ý kiến gì
về việc công bố bản án hay không. Việc hỏi này không
có nghĩa là tòa án sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của bị cáo,
nếu không đồng ý thì bị cáo phải giải thích rõ lý do
cho HĐXX biết vì sao không đồng ý. Dĩ nhiên những
lý do đưa ra phải phù hợp với Điều 4 của nghị quyết,
còn nếu không thì tòa vẫn phải công bố bản án khi có
hiệu lực pháp luật theo quy định. Thực tế bị cáo (trong
vụ án hình sự) và người thua kiện (trong vụ án dân sự)
thường không muốn công bố bản án. Nếu chủ tọa chỉ
dựa vào việc một trong các bên không đồng ý thì tòa
sẽ không công bố bản án thì Nghị quyết 03 sẽ trở thành
vô nghĩa.
NGÂN NGA
Trước đó, chủ tọa phiên
tòa đã đề nghị kê băng
ghế riêng dành cho
các bị cáo có sức khỏe
không tốt.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook