268-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 19-11-2018
Quyền lợi của người
bệnh được nới rất
rộng, chẳng hạn
như vẫn được thanh
toán BHYT nếu
được chuyển điều
trị trái tuyến, nơi
điều trị gửi mẫu
xét nghiệm đến
nơi khác hay trong
trường hợp thẻ
BHYT hết hạn khi
đang điều trị dở.
Từ 1-12, nhiều điêu lợi
cho bệnh nhân BHYT
ĐÔNGYÊN
K
ể từ ngày 1-12-2018
tới đây, khi Nghị định
146/2018 có hiệu lực
thì bệnh nhân bảo hiểm y tế
(BHYT) sẽ có nhiều quyền
lợi mới.
Quyền lợi của người bệnh
được nới rất rộng, chẳng hạn
nhưvẫnđượcthanhtoánBHYT
nếu được chuyển điều trị trái
tuyến, nơi điều trị gửi mẫu
xét nghiệm đến nơi khác hay
trong trường hợp thẻ BHYT
hết hạn khi đang điều trị dở.
Thẻ hết hạn sử dụng
vẫn được thanh toán
Theo Nghị định 146, bệnh
nhân có thẻ BHYT đang điều
trị nội trú mà thẻ hết hạn sử
dụng thì được thanh toán chi
phí khám chữa bệnh (KCB)
tối đa không quá 15 ngày, kể
từ ngày thẻ hết hạn sử dụng.
Bệnh nhân BHYT đi KCB
khôngđúng thủ tục,KCBtại cơ
sở không ký hợp đồng BHYT
vẫn được thanh toán trực tiếp
từ cơ quan bảo hiểm xã hội
với mức hưởng như sau: Tại
các cơ sở KCB tuyến huyện
và tương đương là không quá
0,15 lần mức lương cơ sở đối
với KCB ngoại trú; KCB nội
trú là không quá 0,5 lần. Đối
với tuyến tỉnh và tương đương
tối đa không quá một lần mức
lương cơ sở đối với điều trị
nội trú; tại tuyến trung ương
không quá 2,5 lần mức lương
cơ sở đối với KCB nội trú.
Bệnh nhân BHYT tự đi
khôngđúng tuyến, sauđóđược
cơ sở nơi tiếp nhận chuyển
tuyến đến cơ sởKCB khác thì
được quỹ BHYT thanh toán
như trường hợp trái tuyến;
trừ trường hợp cấp cứu hoặc
tình trạng bệnh vượt quá khả
năng chuyên môn của cơ sở.
Trường hợp cơ sở KCB
không thực
hiện được xét
nghiệmcậnlâm
sàng,chẩnđoán
hình ảnh, thăm
dò chức năng
và phải chuyển
người bệnh
hoặcmẫubệnh
phẩmđếncơsở
KCB BHYT
khác hoặc cơ
sở được cấp
có thẩmquyền
phê duyệt đủ
điều kiện để
thực hiện các
dịch vụ đó thì
vẫn được quỹ BHYT thanh
toán chi phí thực hiện dịch vụ
trong phạm vi được hưởng.
BHYT hộ gia đình:
Không cần mua
cùng một lúc
Trước đây, toàn bộ thành
viên gia đình phải tham gia
BHYTcùngmột thời điểm thì
mới mua được gói bảo hiểm
này. Nghị định 146 không quy
định tất cả thànhviênphải tham
gia BHYT cùng lúc mà chỉ
quyđịnhthành
viên hộ gia
đình thamgia
BHYT trong
cùng năm tài
chính được
giảm trừ mức
đóng từ thành
viên thứ hai
trở đi.
Theo Nghị
định146,người
từ đủ 80 tuổi
trở lên đang
hưởng trợ cấp
tuấthằngtháng
đượcngânsách
nhànướcđóng
BHYT và được hưởng 100%
chi phí KCB trong phạm vi
quyền lợi (trước đây chỉ được
hưởng 80%).
Nghị định cũng bổ sungmột
số đối tượng tham gia BHYT
như: dân cônghỏa tuyến, thanh
niên xung phong, nghệ nhân
nhân dân, nghệ nhân ưu tú,
thân nhân của công nhân viên
chức quốc phòng, thân nhân
của công nhân viên chức công
an, chức sắc chức việc, nhà tu
hành, người sinh sống trong
cơ sở bảo trợ xã hội.
Không đóng BHYT
vẫn được hưởng
quyền lợi
Theo quy định mới, một số
trường hợp không phải đóng
BHYTnhưngvẫnđược hưởng
quyền lợi KCB BHYT như:
• Người lao động trong thời
gian nghỉ việc hưởng chế độ
ốm đau từ 14 ngày trở lên
trong tháng;
• Trẻ em đủ 72 tháng tuổi
nhưng sinh trước ngày 30-9
của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
• Trẻ em đủ 72 tháng tuổi
sinh sau ngày 30-9 nhưng vào
các ngày trong tháng thì thẻ
được cấp đến hết tháng sinh.
• Người có thẻ BHYT đang
điềutrịnộitrúnhưngthẻBHYT
hết hạn sử dụng thì được thanh
toán chi phí KCB trong phạm
vi được hưởng và mức hưởng
cho đến khi ra viện nhưng tối
đa không quá 15 ngày kể từ
ngày thẻ hết hạn sử dụng. •
Cơ quan trả lời
Dân thức trắngđêm
đuổi thuyềnhút cát
Người dân đã dùng nhiều biện pháp để giữ
đất làng không bị sạt lở.
Nhiều người dân thôn Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa
(Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã phản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM
bày tỏ nỗi bức xúc vì đất ven sông bị lở mà
họ cho rằng do các thuyền hút cát. Công ty TNHH
MC được tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác cát tại
đây với công suất khai thác khoảng 17.000 m
3
/năm,
thời hạn hoạt động là 15 năm.
Dẫn chúng tôi đi theo lối mòn qua cánh đồng hoa
màu, ông Lê Ngọc Lai (39 tuổi) ở thôn Nghĩa Kỳ
nói: “Những thuyền được cấp phép khai thác cát ở
đây không chỉ cắm vòi rồng xuống lòng sông Lèn
hút cát trong phạm vi tỉnh cho phép mà còn vượt ra
ngoài, đi sát vào trong bờ để hút từ đó gây ra tình
trạng sạt lở nghiêm trọng gây mất đất hoa màu của
người dân chúng tôi.
Gần như đêm nào dân làng chúng tôi cũng chia
nhau thay ca, không ngủ để xua đuổi các thuyền
này. Cứ nghe tiếng máy nổ rền vang dưới lòng sông
là chúng tôi xuống nhưng họ tỏ ra không sợ mà số
lượng tàu thuyền ngày càng nhiều hơn.
Người dân Nghĩa Kỳ làm đơn gửi lên các cấp
chính quyền cầu cứu hãy giữ lấy làng nhưng chưa
thấy phản hồi”. Ông Lai nhìn về phía lòng sông
bằng đôi mắt như vô vọng.
Ông Lai chỉ tay về những cục đá sỏi to bằng nắm
tay rồi bảo: “Đây là biện pháp cuối cùng”. Tôi ngạc
nhiên, ông nói tiếp: “Tơi đây, nêu xua đuổi không
được thì người dân co thê phai dùng đá để ném về
phía các thuyền khai thác cát với hy vọng họ s rời
đi nơi khác. Dân làng chúng tôi hết cách rồi!”.
Khuôn mặt nhầu nhĩ, đôi mắt quầng lõm sâu vì
những đêm dài thức trắng xua đuổi thuyền hút cát,
ông Trịnh Đức Tính (54 tuổi) ngụ thôn Nghĩa Kỳ
cho biết: “Vị trí khai thác cát là mỏ số 18 nhưng
việc khai thác cát ở đây thì cứ mỗi năm lòng sông lại
mở rộng thêm về phía làng khiến người dân mất đất
trồng trọt hoa màu. Nếu cứ đà này, 15 năm nữa làng
Nghĩa Kỳ s không còn”.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
liên quan đến những
bức xúc của người dân, ông Phạm Văn Học, Phó
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc,
Thanh Hóa), cho biết: “UBND xã chưa nhận được
đơn thư của người dân thôn Nghĩa Kỳ gửi cho địa
phương mà họ chỉ lên trực tiếp phản ánh”. Ông Học
cũng khẳng định: “Không có chuyện thuyền khai
thác cát về đêm như dân phản ánh mà chỉ khai thác
trong khoảng thời gian quy định từ 6 giờ sáng đến
18 giờ chiều. Không có chuyện khai thác cát ngoài
vị trí đã quy định cấp phép”.
Ông Lê Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện
Vĩnh Lộc, cho hay: “UBND huyện Vĩnh Lộc chưa
nhận được đơn thư của người dân có liên quan đến
mỏ cát số 18 nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hòa. Tuy
nhiên, khi báo phản ánh thì chúng tôi đã kiểm tra và
kết quả cho thấy cột mốc giới hạn vị trí khai thác cát
đã bị mất do đợt lũ vừa qua gây ra và có tình trạng
sạt lở xảy ra ở thôn Nghĩa Kỳ. Hiện Phòng TN&MT
huyện Vĩnh Lộc đã có văn bản đề nghị doanh nghiệp
khắc phục ngay”.
Trong khi người dân mòn mỏi, gửi đơn cầu cứu
đến chính quyền và thậm chí có hành vi dễ dẫn đến
vi phạm pháp luật thì chính quyền lại chậm xử lý.
ĐẶNG TRUNG
B nh nhân vẫn được thanh to n BHYT nếu được chuyển đi u tr tr i
tuyến hay trong trường hợp thẻ BHYT hết h n khi đang đi u tr d .
Sạt lở ven sông Lèn đã biến bờ sông thành những vách
dựng đứng kéo dài hàng chụcmét. Ảnh: Đ.TRUNG
Theo Nghị định 146/2018, có năm trường
hợp được hưởng 100% chi phí KCB BHYT:
- Hỗ trợ 100%chi phí KCB với các đối tượng
gồmngười có công với cáchmạng; cựu chiến
binh; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã
hội hằng tháng; người thuộc hộnghèo, người
dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt
khó khăn; thân nhân của người có công với
cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang
hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
- Hỗ trợ100%chi phí KCBvà khôngápdụng
giới hạn tỉ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật
tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với người hoạt
động cáchmạng trước năm1945, bàmẹViệt
Nam anh hùng, thương binh, người hưởng
chính sáchnhư thươngbinh, người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có
tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên, trẻ em dưới sau tuổi;
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB tại tuyến xã;
- Hỗ trợ100%chi phí KCBđối với các trường
hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15%
lương cơ sở;
- Hỗ trợ 100% chi phí KCB khi người bệnh
tham gia BHYT năm năm liên tục trở lên và
có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm
lớn hơn sáu tháng lương cơ sở, trừ khi tự đi
KCB không đúng tuyến.
5 trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh
Bệnh nhân
BHYT đang
làmthủ tục
khámvà
chữa bệnh
tại Bệnh
việnNguyễn
Tri Phương,
TP.HCM.
Ảnh: HTD
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook