268-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 19-11-2018
CHÍ HẠO
M
ới đây, TAND huyện Trần
Văn Thời (Cà Mau) đã xử
sơ thẩm, bác toàn bộ yêu cầu
khởi kiện của y sĩ Đường CẩmTiên
đối với Trạm Y tế xã Khánh Hải.
Làm hụt hơi mà thu nhập
quá thấp
Theo hồ sơ, y sĩ Tiên ký hợp đồng
thử việc với Trạm Y tế xã Khánh
Hải (huyện Trần Văn Thời) vào
ngày 8-5-2014 với mức lương thử
việc 3.089.000 đồng/tháng. Hết
thời gian thử việc, đến bốn tháng
sau, cô mới có hợp đồng lao động
chính thức vào ngày 1-3-2015 với
mức lương 3,6 triệu đồng/tháng. 
Cho rằng thời gian làm việc quá
nhiều, lên đến 16 giờ/ngày mà mức
thu nhập lại quá thấp, y sĩ Tiên đã
rà lại các chế độ theo quy định và
xin nghỉ việc để khởi kiện Trạm
Y tế xã Khánh Hải. “Tôi làm việc
đến hụt hơi nhưng chưa bao giờ có
được mức thu nhập chung vượt qua
4 triệu đồng” - y sĩ Tiên kể.
Trong đơn khởi kiện, y sĩ Tiên yêu
cầu TAND huyện Trần Văn Thời
buộc TrạmY tế xã Khánh Hải phải
trả thêm cho mình số tiền khoảng
127 triệu đồng. Trong đó có hơn
80 triệu đồng là tiền làm thêm giờ
trong khoảng bốn năm qua không
được chi trả hoặc chi trả chưa đúng,
chưa đủ, còn lại là các khoản tiền
ăn, tiền phụ cấp chế độ đặc thù của
ngành y tế, tiền thù lao tiêm chủng
theo quy định. Tiền ăn cô đòi trạm
phải trả cho những ngày làm thêm
giờ là 15.000 đồng/ngày. Tiền làm
thêm giờ mỗi ngày tám tiếng cô
đòi được trả mức từ 210.000 đến
247.000 đồng/ngày.
Tòa sơ thẩm bác hết
yêu cầu
Tại tòa, các bên thống nhất từ tháng
5-2014 đến tháng 8-2016 (tức hai
năm ba tháng), y sĩ Tiên làm việc
bình quân 16 giờ/ngày. Cụ thể, y sĩ
Tiên cứ một ngày làm đúng 24 giờ
rồi tiếp nối một ngày làm tám giờ
nữa, cứ vậy suốt thời gian trên, kể
cả thứ Bảy, Chủ nhật hay lễ, Tết.
Nhưng y sĩ Tiên không được trả
đồng nào cho thời gian làm thêm
giờ của mình, cũng không được trả
tiền ăn do làm thêm giờ và cả tiền
phụ cấp độc hại ngành.
Từ tháng 8-2016 đến nay, y sĩ
Tiên làm 24 giờ thì được nghỉ 24
giờ ngày tiếp theo, thỉnh thoảng có
xen kẽ được làm ngày tám giờ, tính
Y sĩ Đường CẩmTiên lúc còn làmviệc
ở trạmy tế xã. Ảnh: C.HẠO
HĐXX bác toàn bộ yêu
cầu của y sĩ Tiên vì
nhiều lý do như trưởng
trạm y tế xã không phân
công làm thêm giờ,
không có giấy phân công
trực…
Tiền lương, tiền làm thêmgiờ… luật quy định sao?
Theo Điều 90 BLLĐ 2012, tiền lương là khoản tiềnmà người sử dụng lao
động trả cho người lao động (NLĐ) để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồmmức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của NLĐ không được thấp
hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Tiền lương trả cho NLĐ
căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Người sử dụng lao
động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với
NLĐ làm công việc có giá trị như nhau.
Theo Điều 97 BLLĐ 2012, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo
đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a)
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%. b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất
bằng 200%. c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng
300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ
hưởng lương ngày. NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất
bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo
công việc của ngày làm việc bình thường. NLĐ làm thêmgiờ vào ban đêm
thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này,
NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc
tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Kiện vì làm 16 giờ/
ngày chỉ được trả
trăm hai
Một y sĩ đã nghỉ việc để khởi kiện trạmy tế xã vì phải làm
hết hơi mà chỉ được trả 3,6 triệu đồng/tháng.
bình quân 32 giờ/ba ngày (tức hơn
10 giờ/ngày). Giai đoạn này cô được
trả tiền trực thêm giờ nhưng trưởng
trạm y tế xã lại lấy số tiền này của
cô cùng một người khác để chia
làmba phần trực,
lấy một phần
cho người khác
không có trực, y
sĩ Tiên chỉ nhận
đượcmộtphần.Y
sĩ Tiên kiện đòi
lại phần này vì
cho rằng ai trực
thì người đómới
được hưởng...
Tuy nh i ên ,
tại phiên tòa sơ
thẩm, HĐXX
đã bác toàn bộ
yêu cầu của y sĩ
Tiên vì cho rằng
ở giai đoạn đầu,
côkhôngđượctrả
tiền làmthêmgiờ
do trưởng trạmy
tế xã chỉ khuyến
khíchysĩTiênlàm
thêmđểnângcao
tay nghề chứ không có phân công
làm thêm giờ. Bởi lẽ theo quy định
của ngành thì người tập sự không
được phân công làm thêm giờ, điều
này có xác nhận của Trung tâm Y
tế huyện Trần Văn Thời.
Ởgiai đoạn hai cũng như các phần
tiền hỗ trợ tiêm chủng, tiền ăn, tiền
phụ cấp độc hại ngành cũng không
được HĐXX chấp nhận vì nhiều
lý do khác nhau. Trong đó, các lý
do chủ yếu được HĐXX nêu ra là
không có giấy phân công trực của
trưởng trạm y tế xã, yêu cầu bổ sung
của y sĩ Tiên vượt quá yêu cầu khởi
kiện ban đầu nên không xem xét... 
Sau phiên tòa sơ thẩm, y sĩ Tiên
cho biết sẽ kháng cáo yêu cầu tòa
phúc thẩm xem xét lại.•
Mất tiềnvì đánhnhauđể
giành…đoạn tre
Mới đây, TAND huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã xét xử
sơ thẩm vụ tranh chấp đòi bồi thường do sức khỏe bị xâm
phạm giữa bà GTH với gia đình bà NTN.
Trong đơn khởi kiện nộp cho tòa trước đó, bà H. trình
bày: Đầu tháng 4-2017, bà có để một đoạn tre của nhà
bà ngoài ruộng dưa. Bà N. (ở cùng thôn) ra đòi nhưng bà
không chấp nhận nên hai bên có lời qua tiếng lại.
Khoảng 17 giờ ngày 10-4-2017, bà đi làm về thì bị vợ
chồng bà N. cùng hai con gái ra chặn đường rồi xúm lại
hành hung bà gây thương tích. Mọi người can ngăn. Sau
đó gia đình đưa bà H. xuống BV đa khoa tỉnh Bắc Giang
khám, điều trị từ ngày 10-4-2017 đến ngày 14-4-2017 thì
ra viện. Bà H. tiếp tục đến BV đa khoa huyện điều trị,
đến ngày 17-4-2017 thì ra viện và điều trị thương tích tại
nhà.
Theo kết luận giám định pháp y, bà H. bị thương tật
1%. Nay bà khởi kiện yêu cầu TAND huyện Lục Nam
buộc vợ chồng bà N. cùng hai con gái phải bồi thường
cho bà các khoản tiền tổng cộng hơn 36 triệu đồng.
Trong khi đó, làm việc với tòa, các bị đơn cho biết
không chấp nhận bồi thường cho bà H.
Tại phiên xử sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của bà H.
vẫn giữ nguyên yêu cầu trên và không yêu cầu chồng bà
N. phải bồi thường vì ông này đã mất.
Theo HĐXX, sau khi vụ đánh nhau xảy ra, Công an
huyện Lục Nam đã xử phạt mẹ con bà N. mỗi người
750.000 đồng về hành vi đánh nhau, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm người khác. Đồng thời kết luận giám định
xác định tỉ lệ thương tật của bà H. là 1%. Giấy ra viện
của BV đa khoa huyện cũng chẩn đoán bà H. bị đa chấn
thương phần mềm do bị đánh… Thương tích của bà H. là
do mẹ con bà N. gây ra nên yêu cầu buộc mẹ con bà N.
bồi thường của bà H. là có căn cứ, phù hợp với quy định
của pháp luật.
Tuy nhiên, HĐXX xét thấy yêu cầu bồi thường của bà
H. có những khoản tiền quá cao và không phù hợp. Vì
vậy, HĐXX chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện
của bà H., chỉ tuyên buộc mẹ con bà N. phải liên đới bồi
thường tổng cộng hơn 15 triệu đồng.
TÂN SƠN
Làmnứt nhàhàng xóm,
phải đềnhơn15 triệu
TAND tỉnh Kiên Giang vừa xét xử phúc thẩm, bác đơn
kháng cáo của bà HTTH, giữ nguyên bản án sơ thẩm buộc
ông HPC phải bồi thường cho bà H. hơn 15 triệu đồng.
Theo đơn khởi kiện của bà H., nhà bà và cửa hàng vật tư
xây dựng của ông C. liền kề nhau. Ông C. thường xuyên dùng
xe tải nặng, xe cuốc, sà lan.. chuyên chở vật liệu nặng và thi
công công trình, dẫn đến việc nhà của bà bị rạn nứt, phần bờ
kè dưới sông cũng bị hư hại. Vì thế, bà khởi kiện yêu cầu tòa
buộc ông C. phải bồi thường thiệt hại về tài sản là 80 triệu
đồng.
Theo yêu cầu của tòa, Trung tâm Kiểm định và dịch vụ xây
dựng (Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang) kết luận thiệt hại xảy ra
đối với căn nhà của bà H. là hơn 15 triệu đồng. Bà H. không
có ý kiến gì về kết luận này, không yêu cầu tòa giám định lại
thiệt hại.
Về phần mình, ông C. nói cửa hàng vật liệu xây dựng của
ông và nhà của bà H. cách nhau một con hẻm nhỏ. Nhà bà
H. xây trước đó không đúng kỹ thuật, nền móng không chắc
chắn, vị trí căn nhà một nửa là đất, một nửa là mé sông, việc
xây dựng là không an toàn nên việc sử dụng xảy ra hư hỏng,
rạn nứt là điều không thể tránh khỏi. Việc này không phải do
lỗi của ông nên ông chỉ chấp nhận hỗ trợ cho bà H. 5 triệu
đồng.
Ông C. không có ý kiến gì về kết luận giám định thiệt hại
của Trung tâm Kiểm định và dịch vụ xây dựng và cũng không
yêu cầu giám định lại.
Sau khi tòa sơ thẩm tuyên buộc ông C. phải bồi thường cho
bà H. hơn 15 triệu đồng, bà H. kháng cáo.
Tại phiên xử phúc thẩm mới đây của TAND tỉnh Kiên
Giang, bà H. đã rút một phần yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu
ông C. bồi thường 40 triệu đồng để khắc phục thiệt hại.
HĐXX ghi nhận việc này nhưng xét thấy bà H. không cung
cấp được chứng cứ chứng minh bà bị thiệt hại 40 triệu đồng.
Hơn nữa, yêu cầu này là quá cao so với thiệt hại thực tế xảy
ra nên không có cơ sở chấp nhận đơn kháng cáo của bà H.
MINH KHÁNH
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook