268-2018 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 19-11-2018
Tiêu điểm
Bất đồngMỹ-Trung
“phủbóng” lên
Hội nghị APEC
Lần đầu tiên các lãnh đạo APEC không ra
tuyên bố chung.
Các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn
đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) ngày 18-11 đã không thể đưa ra tuyên bố
chung tại hội nghị cấp cao lần thứ 26 diễn ra ở Papua
New Guinea. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hội
nghị cấp cao APEC không thể đưa ra được một tuyên
bố chung chính thức trong bối cảnh hai cường quốc
kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc chia
rẽ sâu sắc về vấn đề thương mại và đầu tư.
Theo thủ tướng Papua New Guinea, tại hội nghị,
các nhà lãnh đạo kinh tế đã nảy sinh bất đồng về việc
cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trước đó, Ngoại trưởng Papua New Guinea
Rimbink Pato cũng cho rằng những xung đột về tầm
nhìn khu vực đã khiến các nhà lãnh đạo APEC không
thể ra được tuyên bố chung. Trong khi đó, Thủ tướng
Canada Justin Trudeau cho biết quan điểm khác biệt,
đặc biệt là các yếu tố liên quan đến thương mại đã cản
trở các nền kinh tế đưa ra tuyên bố chung.
Trong bài phát biểu tại hội nghị ngày khai mạc 17-
11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời
cảnh báo đầy ẩn ý nhắm đến chính sách “Nước Mỹ
trước tiên” của Tổng thống Donald Trump, cho rằng
các quốc gia đang theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ “chắc
chắn sẽ thất bại”. Trước sự leo thang căng thẳng trong
quan hệ thương mại giữa hai nước, chủ tịch Trung
Quốc tuyên bố: “Lịch sử đã cho thấy các cuộc đối
đầu, dù dưới hình thức chiến tranh lạnh, chiến tranh
nóng hay chiến tranh thương mại, sẽ không tạo ra
người chiến thắng. Những nỗ lực để xây dựng các rào
cản và cắt bỏ các mối quan hệ kinh tế là chống lại các
quy luật kinh tế và xu hướng của lịch sử”.
Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence - người
đã phát biểu tại diễn đàn ngay sau Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình đã đáp lại rằng: “Mỹ sẽ không
chấm dứt các biện pháp thuế quan cho đến khi Trung
Quốc thay đổi hành động”.
Ông Pence cũng thông báo chính quyền Mỹ đã
chuẩn bị để “tăng hơn gấp đôi” mức thuế đối với
hàng hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng đã chỉ
trích sáng kiến Vành đai và Con đường của
Trung Quốc.
Trong những tháng gần đây, quan hệ giữa Mỹ và
Trung Quốc xấu đi sau khi hai bên áp dụng các biện
pháp thuế quan trị giá hàng tỉ USD đáp trả lẫn nhau.
Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng đối đầu thương
mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ dẫn tới
hậu quả thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo APEC nhóm họp tại Papua New
Guinea trong hai ngày 17 và 18-11 trong bối cảnh
Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế khác chỉ trích Trung
Quốc áp dụng các chính sách làm sai lệch thị trường,
như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp công
nghiệp. Trong khi đó, chính sách “Nước Mỹ trước
tiên” của chính quyền Tổng thống Donald Trump gây
quan ngại trên toàn cầu, đặc biệt trọng tâm của chính
sách này là theo đuổi các thỏa thuận song phương và
phản đối các thỏa thuận cũng như các tổ chức thương
mại đa phương.
APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Úc,
Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong
(Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea,
Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan (Trung
Quốc), Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
TTXVN
Các nhà lãnh đạo APEC chụp ảnh chung. Ảnh: TTXVN
Cháy rừng California:
Vì sao thiệt hại quá lớn
Đã có tới 79 người chết, 1.300 người mất tích trong trận cháy rừng này.
ĐĂNGKHOA
T
rận cháy rừngkhủngkhiếp
ở bang California (Mỹ)
hơn 10 ngày qua vẫn chưa
được dập tắt. Số thương vong
lớn không ngờ, bên cạnh 79
người chết và hàng chục người
bị thương, tính đến ngày 17-11
còn hơn 1.300 người chưa rõ
tung tích.
Tổng thống Mỹ Donald
Trump ngày 17-11 đến thị trấn
Paradise ởBắcCalifornia - nơi
gần như bị xóa sổ trong đám
cháy Camp Fire vàTPMalibu
ở Nam California - một trong
những địa phương đám cháy
Woolsey càn quét. Đi cùng
với ông Trump là đương kim
Thống đốc California Jerry
Bromwn và Thống đốc đắc
cử Gavin Newsom. Dù đều
là người của đảng Dân chủ và
vốn chỉ tríchmạnh ôngTrump
nhưng cả hai ông Brown và
Newsom đều hoan nghênh
chuyến thăm của ông Trump.
Nhiều người dân California
hài lòng khi thấy ông Trump
đích thân đến hiện trường chứ
không phải chỉ nhìn thảm họa
qua truyền hình.
Vì sao cháy?
Ngày 10-11, hai ngày khi
cháy xảy ra, ông Trump lên
Twitter chỉ trích chính quyền
bang California quản lý rừng
kém, dọa cắt hỗ trợ. Theo
New
York Times
, ngày 17-11, đứng
trước xácmột ngôi nhà di động
bị thiêu rụi ở Paradise, ông
Trump đã rất sốc trước quy
mô trận cháy. Nhẹ giọng hơn
nhiều so với những gì thể hiện
trên Twitter tuần trước, ông
Trump nói nguyên nhân cháy
là vì “rất nhiềuyếu tố”, chobiết
sẽ hỗ trợ hết mình giúp bang
California vượt qua thảmhọa.
Theo
New York Times
, một
trong hai đám cháy bắt nguồn
từ việcmột người dân dọn dẹp
hàngràotrênthảmthựcvậtkhô.
Đámcháy còn lại bắt nguồn từ
một bữa tiệc nướng trong sân
vườn.Tuynhiên, quá trìnhđiều
tra nguyên nhân chính xác sẽ
mất hàng tháng trời. Thực hiện
điều tra không chỉ có bộ phận
điều tra của chính quyền bang
California mà có cả các công
ty bảo hiểm.
Các nhà điều tra cũng đang
cân nhắc đến nguyên nhân do
điện, phòng khả năng có thể
dây điện rớt xuống cành cây
hay có trục trặc ở các thiết bị
điện. Điện từng được xác định
là nguyên nhân của nhiều vụ
5.600
lính cứu hỏa, 23 trực thăng,
630 xe cứu hỏa được huy động
trong chiến dịch dập tắt trận
cháy rừng khủng khiếp ở Bắc
California.
California ô nhiễm không khí nhất thế giới
Khủng khiếp nhất là đámcháy Camp Fire ở quận Butte, Bắc
California. Phần lớn người chết là ở khu vực này (76 người),
1.276 người mất tích, 12.800 công trình, nhà cửa bị cháy rụi,
372.00 ha rừng bị thiêu. Tính tới ngày 17-11, đám cháy mới
được khống chế 55%. Tại Nam California, đám cháyWoolsey
Fire ở hai quận Los Angeles và Ventura làm ba người chết,
713 công trình, nhà cửa bị cháy, 57.000 công trình khác đang
bị đe dọa, 246.000 ha rừng bị thiêu rụi. Đám cháy đã được
khống chế 82%. California đang là địa phươngônhiễmkhông
khí nhất thế giới do khói từ cháy rừng, cao hơn cả Ấn Độ và
Trung Quốc, theo đo lường của tổ chức giám sát chất lượng
không khí Purple Air.
Tổng thốngMỹ Donald Trump trao đổi với Thống đốc California đắc cửGavinNewsom
(trái)
Thống đốc California sắp ra đi Jerry Brown
(phải)
khi đến thị trấn Paradise, bang California (Mỹ)
ngày 17-11. Ảnh: AP
cháy rừng trước đây ở Bắc
California. Trong 21 vụ cháy
rừng ở Bắc California mùa
thu vừa rồi thì có ít nhất 17
vụ do điện.
Các yếu tố nguy cơ khác
cũng được tính đến, từ vứt tàn
thuốc vô ý đến việc ống pô
xe nóng kích cháy đám thực
bì dày. Các nhà điều tra cũng
thu thập và kiểm tra các đoạn
video quay cảnh cháy được
đưa lên mạng xã hội để có cái
nhìn toàn cảnh.
trongđiềukiệnhạnhánkéodài,
nhiều vùng đất và cây cối cả
hơn 200 ngày không có mưa.
Thứ hai là con người. Cháy
thỉnh thoảng có thể xảy ra vì
nguyên nhân tự nhiên như
sét đánh nhưng hầu hết là từ
con người. Phần lớn nguyên
nhân các vụ cháy lớn xảy ra
ở California là vì con người.
Một nguy cơ lớn là vì thực tế
lượng người di chuyển đến
sống gần rừng, thậmchí len lỏi
trong các khu rừng ngày càng
nhiều. Theo nhà khoa họcMỹ
ParkWilliams chuyên nghiên
cứu ảnh hưởng của khí hậu lên
sinh vật, California vốn đông
dân và mùa khô lại rất dài, chỉ
hai điều này thôi cũng có thể
hiểu tại sao bang này dễ xảy
ra cháy rừng.
Thứbalàsailầmtrongphòng
cháy rừng, để đám thực bì khô
quá dày vàmột khi xảy ra cháy
thì lửa lan rất nhanh. Sau một
thế kỷ sai lầm, những nămgần
đây Cơ quan rừng Mỹ đã dần
điều chỉnh bằng cách áp dụng
phương pháp “đốt có kiểm
soát” các đám thực bì. Thêm
nữa, nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng việc đốn gỗ ở khu vực
rừng từng xảy ra cháy năm
2008 không những không làm
BắcCalifornia an toàn hơnmà
ngược lại khiến đường đi của
lửa thông thoáng hơn.
Cuối cùng là gió mạnh. Cứ
mỗi mùa thu lại xuất hiện các
đợt gió SantaAna thổi khí khô
đến California. Theo các nhà
địa lýhọc, Californiahằngnăm
có hai đợt cháy rừng, một từ
tháng 6 đến tháng 9 và một
từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau. Đợt cháy thứ hai thường
lan nhanh hơn gấp ba lần và
nghiêm trọng hơn nhiều vì có
sự giúp sức của các đợt gió
Santa Ana.
Nếu mưa - thường xuất
hiện vào tháng 10 - không đến
kịp như năm nay, các đợt gió
Santa Ana càng làm không
khí khô thêm khô hơn và dĩ
nhiên cháy một khi xảy ra sẽ
càng khủng khiếp hơn. Theo
lời một trưởng nhóm cứu hỏa
nói với
Los Angeles Times
thì
nguyên nhân khiến trận cháy
rừng vẫn chưa được dập tắt dù
đã hơn10ngày là vì các đợt gió
SantaAna rất mạnh, di chuyển
với vận tốc 80 km/giờ, lại còn
thổi theo nhiều hướng. Hai yếu
tố nữa khiến lửa lan quá nhanh
và khó kiềm chế là vì độ ẩm
thấp và nhiệt độ cao ở khắp
California. Thêmnữa, các đợt
gió khô nóng Santa Ana làm
mực độ ẩm càng xuống thấp.•
Lửa lan nhanh,
khó dập tắt
Theo
NewYorkTimes
,cóbốn
nguyên nhân chính. Đầu tiên
là do khí hậu đặc thù khô nóng
của California, khả năng cháy
càng dễ xảy ra và độ nghiêm
trọng càng lớn khi nhiệt độ
Trái đất ngày càng nóng lên.
Đám cháy Camp Fire xảy ra
Đámcháy Camp
Fire xảy ra trong điều
kiện hạn hán kéo dài,
nhiều vùng đất và cây
cối cả hơn 200 ngày
không cómưa.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook