268-2018 - page 12

12
THANHTHÙY
S
áng 18-11, tại đường
sách Nguyễn Văn Bình
(quận 1, TP.HCM), GS-
BS Nguyễn Chấn Hùng đã
có buổi giao lưu, giới thiệu
tác phẩm
Nhẹ bước lãng du
vừa được NXB Tổng hợp
TP.HCM tái bản.
Ám ảnh sông V m Cỏ
thời thơ ấu
GS-BSNguyễnChấnHùng,
nguyên Giám đốc BV Ung
bướu TP.HCM, là người có
những đóng góp quan trọng
trong việc xây dựng và phát
triển chiến lược phòng, chống
ung thư ở Việt Nam. Ông
được mọi người rất quý trọng
không chỉ ở tài năng, sự đức
độ mà còn là người chịu khó
trong viết lách.
Lần giở từng trang sách,
người đọc s bắt gặp ở vị
giáo sư tài hoa sự lạc quan,
dí dỏm, tình cảm khi ông
thuật lại nhiều câu chuyện
“tai nghe, mắt thấy”, sự cảm
nhận sâu sắc về những vùng
đất trên thế giới ông từng đặt
chân đến.
Một điều mà độc giả dễ bắt
gặp trong cuốn sách của ông
là hình ảnh về những dòng
sông. Ông dẫn độc giả đến
sông Gành Hào ra biển Tây,
sông Ông Đốc ra biển Đông;
rồi ngược theo dòng Cửa Lớn
ra hai biển thăm Đất Mũi tại
Biển Tây, đến Cửa Bồ Đề ra
biển Đông; xuống Cà Mau,
Rạch Giá, qua Cầu Mới sông
Cái Lớn - Cái Bé, nhớ phà
Tắc Cậu, xóm Xẻo Rô; qua
cầu Đầm Cùng, bồi hồi nhìn
bến phà cũ, hay đứng trên
cầu Năm Căn nhìn dòng Cửa
Lớn để cùng trải lòng trước
biển xanh...
Cũng chính vì l đó mà
ông đã chín lần đến thăm
sông Cửu Long nhưng vẫn
chưa thấy thỏa. Ông đứng
trên bờ sông Lam, sông Lô,
sông Nhật Lệ không biết bao
nhiêu lần, thu hết mọi giác độ,
mọi cảnh vật xung quanh vào
tầm mắt và cảm xúc mà vẫn
chưa thấy đủ. Ông bảo rằng
ông đi đến nhiều nơi nhưng
không phải đơn thuần chỉ
là đi du lịch. “Đi để hiểu rõ
hơn về sâu thẳm của sự sống
chứ không phải là kiểu đi du
lịch. Đi, ngẫm nghĩ, nó mở
ra trong tôi rất nhiều góc độ
về mọi điều trong cuộc sống.
Đi đó đi đây rồi thì thấy càng
đậm tình với quê nhà” - ông
trải lòng.
Ông cũng nhận ra một điều
rằng dòng sông ở đâu thì nền
văn minh được hình thành từ
đó. Đó không chỉ đơn thuần
là một dòng sông mà nó còn
mang nhiều giá trị khác. Với
mỗi dòng sông đã đi qua,
ông đều cố gắng để tìm hiểu
lịch sử, về nếp sống, về cội
nguồn của nó.
Tại buổi ra mắt sách, GS-
BS Nguyễn Chấn Hùng cũng
nhắn nhủ với những bạn trẻ:
“Sống trong thời đại ngày hôm
nay, mỗi người trong chúng ta
đều được hưởng những điều
kiện tốt nhất để học hỏi, tìm
hiểu về văn hóa dân tộc mình.
Muốn đi tới đâu là tới thì sao
ta không đi, không học?”. •
BS Nguyễn Chấn Hùng và
nhưng dòng sông lãng du
Bổ sung để cuốn
sách thêm đậm tình
Cuốn sách
Nhẹ bước lãng du
của GS-BS Nguyễn Chấn Hùng
do NXBTổng hợpTP.HCMxuất
bản lầnđầu tiên vàonăm2011.
Ởlầntáibảnnày,tácgiảbổsung
một số bài viết để
Nhẹ bước
lãng du
thêmđậm tình:
Ba Đại
nghệnhânthờiPhụcHưng,Napa
thunglũngmộngmơ,Nếmrượu
vangtrênnoncao,Theocácdòng
sông ra biển, Nơi cùng trời cuối
đất quê hương...
Tiêu điểm
Mừng thấy giới trẻ đọc sách của
Nguyễn Hiến Lê
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng cho hay học giả Nguyễn Hiến
Lê là người đã soi sáng cho con đường viết văn của ông.
Chính vì thế mà ông mong các bạn trẻ ngày nay có thể đọc
thêm sách của vị học giả đáng kính này.“Đọc sách của ông,
tôi nhận ra nhiều điều hay, nhiều việc nên làm. Nhiều lúc ra
nhà sách thấy nhữngbạnđọc trẻ tìmmua sáchNguyễnHiến
Lê tôi mừng lắm. Vì khi đọc sách ông ai cũng có thể học vài
thứ vô giá mà không phải ở đâu cũng có sẵn”.
Lý giải về sự xuất hiện với
tần suất dày đặc của những
dòng sông, GS-BS Nguyễn
Chấn Hùng nói rằng tuổi thơ
ông lớn lên bên cạnh sôngThủ
Thừa, con kênh nối sôngVàm
Cỏ Tây với Vàm Cỏ Đông
nên có rất nhiều kỷ niệm mà
ông không thể kể hết.
“Con sông quê nhà luôn
luôn ở trong lòng tôi. Đến
tuổi học trò, tôi lại ngày
hai buổi theo bờ sông Tiền
tới lớp, thế mà đến tuổi 70
mới được dịp trở lại thăm
chiến tích lẫy lừng Rạch
Gầm-Xoài Mút. Tất cả dòng
sông ấy hằn sâu trong tiềm
thức tôi từ khi còn là đứa
trẻ cho đến bây giờ. Và tới
đâu tôi cũng tìm đến với
sông, tìm tới tận đầu nguồn
chảy để cùng bồi hồi, hoài
niệm và suy ngẫm về cuộc
đời” - GS-BS Nguyễn Chấn
Hùng chia sẻ.
Ông kể về những dòng
sông trên thế giới đã đi qua,
về cảm xúc đầy hứng khởi,
“Tới đâu tôi cũng
tìm đến với sông,
tìm tới tận đầu
nguồn chảy để bồi
hồi, hoài niệm và
suy ngẫm về cuộc
đời” - BS Nguyễn
Chấn Hùng.
đầy say mê để rồi gửi vào
từng trang giấy. Nhưng dù
có chu du khắp bốn bể năm
châu thì ông vẫn dành trọn
tình yêu đối với dòng sông
của quê hương.
Đi rất nhiều nhưng
không phải…đi du lịch
Có độc giả đã hỏi GS-BS
Nguyễn Chấn Hùng rằng
liệu những dòng sông trong
trang sách có phải là sự trở
về của ông với nguồn cội của
mình hay không. Ông trả lời:
“Không, đó không phải là sự
trở về. Vì ở trong tâm trí tôi,
những dòng sông vẫn luôn tồn
tại ở đó. Tôi luôn nhớ đến nó
nên chắc chắn đó không phải
là sự trở về”.
“Tôi luôn nhớ tới những
dòng sông trên quê hương
đất nước mình, mà mỗi lần
nhớ thì tôi phải tới đó đứng.
Đứng bên dòng sông, tôi lại
ngẫm nghĩ, khắc khoải về
nhiều điều trong cuộc sống
này” - ông nói thêm.
Phươngpháphỏa trị liệu:Khôngphải ai cũngdùngđược
Đời sống xã hội -
ThứHai 19-11-2018
Mới đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng lan
truyền video clip trị liệu bằng lửa. Theo đó, một người
nằm trên giường ở một cơ sở spa được trùm mấy lớp khăn
và được nhân viên spa tưới cồn đốt lửa cháy phừng phực.
Không ít người hoang mang vì lửa có thể gây bỏng cho
người nằm dưới lớp khăn.
Trao đổi về phương pháp trị liệu bằng lửa này, TS-BS
Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y học dân
tộc TP.HCM, cho hay phương pháp này không mới và có
tên gọi là hỏa trị liệu, đã được Bộ Y tế cấp phép cho BV
Châm cứu Trung ương triển khai thực hiện và đào tạo
phương pháp này.
Viện Y học dân tộc TP.HCM đang học chuyển giao
phương pháp này từ BV Châm cứu Trung ương và mới
kết thúc khóa học với 53 học viên. Viện đang chuẩn bị hồ
sơ báo cáo thử nghiệm và xin phép thực hiện chính thức
tại Viện Y học dân tộc TP.HCM.
Cũng theo bà Lan, hỏa trị liệu không hề trị được bách
bệnh như các cơ sở spa thổi phồng quá mức mà theo một số
nghiên cứu và được BộY tế thẩm định, hỏa trị liệu hiện được
áp dụng cho năm
nhómbệnh lýgồm:
viêm xoang, viêm
mũi dị ứng, bệnh
lý khớp, viêm dạ
dày, viêmđại tràng
kích thích. Tại
TP.HCM, chưa
có cơ sở nào được
cấp phép thực hiện
phương pháp hỏa
trị liệu.
Khi hỏa trị liệu,
vùng da được điều trị có nhiệt độ tối đa chỉ 45 độ C nên
không có nguy cơ bỏng, tất nhiên đòi hỏi kỹ thuật viên được
đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm thực hành để xử lý
tình huống ngoài dự liệu.
Nói về đối tượng sử dụng hỏa trị liệu, bà Lan cho hay
không phải đối tượng nào cũng dùng được hỏa trị liệu. Hỏa
trị liệu chỉ dùng cho người có bệnh lý thiên về hàn.
“Cùng một bệnh lý, ở Hà Nội khí hậu lạnh, thời gian đốt
cồn có thể lên năm lần nhưng ở TP.HCM khí hậu nóng, số lần
đốt cồn chỉ 2-3 lần. Ngoài ra, hỏa trị liệu có chống chỉ định
trên người có kim loại, silicon, một số bệnh lý nặng, vùng da
có vết thương hở. Đặc biệt, sau khi hỏa trị liệu phải giữ ấm
và không được uống nước lạnh bốn tiếng đồng hồ, mặc quần
dài, đi vớ. Ngoài ra, phòng ốc phải đảm bảo an toàn và phục
vụ kỹ thuật như có bình chữa cháy, có nhiều cửa sổ vì khi đốt
cồn thường tạo ra nhiều khí CO
2
, cần có chỗ thoát để người
ở trong phòng không bị ngộp” - bà Lan lưu ý.
GIA NGHI
Đọc
Nhẹ
bước lãng du,
người đọc sẽ
tìm thấy hình
ảnhmột trí
thức lãng tử,
khoan thai đi
giữa cuộc đời.
Ởđó, ông
thấy đời
thú v như
cụm lục bình
dặt dìu trôi.
GS-BSNguyễn ChấnHùng giao lưu, ký tặng sách cho độc giả trong buổi ramắt sách. Ảnh: T.THÙY
VĂNPHÒNGCÔNGCHỨNGNGUYỄNCẢNH
CẦN TUYỂN
- 03 Công chứng viên
Hồ sơ gửi về: số 04 Trần Quang Diệu, P.13, Q.3,Tp HCM.
Liên hệ: Mr Phú 0868677353 - Hotline: 18006365
Email:
Web: thinhtrigroup.com
Quảng cáo
Kỹ thuật viên BVChâmcứu Trung ương
đang dạy phương pháp hỏa trị liệu cho học
viên của Viện Y học dân tộc TP.HCM. Ảnh: GN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook