13
Nhưng người gieo chữ như thê
Vinhdanh183giáo viên tậnhiếnvới giáodục nước nhà
NGUYỄNQUYÊN- THỦY TRÚC
G
iải thưởng Võ Trường
Toản năm 2018 là một
phần thưởng tri ân xứng
đáng dành cho những nhà giáo
đã có nhiều cống hiến trong
sự nghiệp, sẵn sàng vượt qua
những khó khăn để mang lại
kiến thức cho học trò.
Gi từ s n đấu, th nh
giáoviênđầy tâmhuyết
Cao Ngọc Phương Trinh,
“cô gái vàng” của thể thao
Việt Nam một thời, hôm nay
lại đứng trên bục sân khấu,
hạnh phúc khi được vinh danh
ở giải thưởng Võ Trường
Toản. Cô hiện là giáo viên
Trường THPT Nguyễn Thị
Minh Khai, quận 3, TP.HCM.
Ánh mắt lấp lánh niềm vui,
côPhươngTrinh tâmsự: “Cảm
giác lúc này giống như khi tôi
đứng trên bục vinh quang nhận
huy chương vàng hồi còn là
một vận động viên (VĐV)
judo. Cho dù ở bất kỳ cương
vị nào, tôi vẫn luôn cố gắng
hết mình, luôn vươn tới đỉnh
cao nghề nghiệp của mình”.
Cô chính làVĐV judo từng
đoạt huy chương vàng ba kỳ
liên tiếp ở đấu trường SEA
Games và là VĐV Việt Nam
đầu tiên giành quyền tham dự
Olympic. Cứ ngỡ rằng tất cả
thành công đang chờ đón cô
phía trước vậy mà một tai nạn
đến bất ngờ khiến cô phải từ
giã sàn đấu khi mới hơn 20
tuổi, phongđộđangởđỉnh cao.
Nhắc đến câu chuyện trên,
ánh mắt cô phảng phất nỗi
buồn. Thế nhưng khi nói đến
nghề giáo, nhắc tới học trò, cô
lại khiến buổi nói chuyện hào
hứng trở lại. “Sau khi chia tay
với thể thao chuyên nghiệp,
tôi đến với nghề giáo như
một cái duyên. Bố tôi là giáo
viên và trước đây khi từng là
VĐV, bản thân tôi luôn thần
tượng các thầy, cô giáo đã dạy
mình. Vì thế, tôi mong muốn
đem kiến thức, kinh nghiệm
mà bản thân có được truyền
thụ lại cho các em” - cô giáo
Phương Trinh tâm sự.
Phương Trinh cho biết gần
gũi để học sinh (HS) tin tưởng
gửi gắm niềm tin, mạnh dạn
trong quá trình học là điều
cần thiết. Vì thế, trong quá
trình dạy cho các em, cô luôn
cố gắng tạo ra bầu không khí
vui vẻ, thoải mái, động viên
học trò để các em tự thể hiện
bản thân. “Đối với tôi, judo
là thể thao, là giải trí, là rèn
luyện sức khỏe, là nỗ lực vượt
qua bản thân mình” - cô giáo
Phương Trinh nói.
Không chỉ làmột cô giáo có
chuyên môn giỏi, cô Phương
Trinh còn luôn có tinh thần
học hỏi mọi lúc, mọi nơi. Cô
tâm sự từ lĩnh vực thể thao
chuyển sang giáo dục, bản
thân đã gặp không ít khó
khăn trong việc truyền đạt
kiến thức cho các em. Bởi vì
huấn luyện choVĐVdù cũng
ở lứa tuổi HS nhưng rất khác
với các em trong môi trường
học đường.
“Vì thế, tôi phải luôn nghiên
cứu sách vở, tìmphương pháp
nào để các em dễ thực hiện
nhất. Đặc biệt, tôi luôn học
hỏi đồng nghiệp để bổ sung
kinh nghiệm cho mình. Chỉ
cần bước ra sàn đấu, được
đối diện với HS trong các tư
thế là tôi thấy vui. Vui vì tôi
được sống với đammê, sống
với nghề mình đã chọn. Đặc
biệt, điều quan trọng là được
truyền đạt kiến thức cho các
em” - cô Trinh giãi bày.
Cô giáo có biệt t i
“trị” học tr cá biệt
Là một trong 50 giáo viên
nhận được giải thưởng Võ
Trường Toản, cô NguyễnMỹ
Hạnh, giáo viên Trường Tiểu
Vinhdanh50giáo viênđạt giải thưởng
Võ Trường Toản
Sáng 18-11, tại Nhà hát TP đã diễn ra lễ trao giải thưởng
Võ Trường Toản.
Đây là giải thưởng hằng năm do Sở GD&ĐT TP.HCM phối
hợpvới báo
Sài GònGiải Phóng
tổ chứcnhằmtônvinhnhững
cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy,
góp phần tích cực vào phong trào thi đua của TP.
Trong 50 giáo viênđược vinhdanhgồm39 giáo viên và 11
cán bộ quản lý đến từ các cơ sở giáo dục tại 24 quận, huyện.
“Dạy trẻ, điều quan
trọng là làm sao để
trẻ cảm thấy cô giáo
luôn yêu thương
mình. Làm sao bản
thân nhà giáo phải
là tấm gương cho
HS noi theo.”
Đời sống xã hội -
ThứHai 19-11-2018
Sáng 18-11, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bộ GD&ĐT
và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ dâng hương,
trao bằng khen của bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các nhà
giáo tiêu biểu nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-
2018.
183 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho gần 1,3 triệu nhà
giáo từ cấp học mầm non đến đại học trong ngành giáo
dục là những tấm gương tiêu biểu nhất năm 2018.
Gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các nhà giáo, phát
biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh:
“Hơn 70 năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo từng
bước đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, góp phần
quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Trong
đó, đội ngũ nhà giáo ngày càng phát huy được phẩm chất
tốt đẹp, sáng tạo, đổi mới, tâm huyết với nghề”.
Lặn lội đường xa từ vùng đất Tây Nguyên ra thủ đô,
cô Lê Thị Liên, giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn
Chí Thanh, tỉnh Đắk Nông, cho hay khác với nhiều địa
phương có điều kiện mời chuyên gia và các thầy từ Hà
Nội vào bồi dưỡng, cô trò Trường THPT chuyên Nguyễn
Chí Thanh hoàn toàn tự tìm tòi, học hỏi. Hai năm liên tiếp
vừa qua, cô Liên đều có học sinh đoạt giải tại kỳ thi học
sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh.
Tại buổi lễ, thay mặt 183 nhà giáo được vinh danh tại
Văn Miếu Quốc Tử Giám, cô giáo Lê Thị Lợi - giáo viên
Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia
sẻ: “Tất cả giáo viên, trong đó có tôi, khi đứng trên bục
giảng, trước những thế hệ học sinh thân yêu đều tâm niệm
trách nhiệm và niềm tự hào về nghề mà mình đã chọn
- nghề giáo. Vì thế chúng tôi luôn luôn tận tâm, tìm tòi,
nghiên cứu và đổi mới phương pháp, tiếp cận kiến thức
mới, cố gắng hết mình để truyền thụ tri thức, quan tâm
chăm lo giáo dục đào tạo, nhân cách cho học sinh phát
triển toàn diện, để học sinh trở thành công dân tốt, đóng
góp vào công cuộc phát triển của đất nước”.
Những người thầy, người cô được vinh danh trong
chương trình là đại diện cho các thầy cô ở nhiều vùng
miền, nhiều thế hệ, nhiều địa phương. Là cô giáo Mùa
Chứ 18 năm công tác tại Trường Tiểu học Pi Toong, xã Pi
Toong, huyện Mường La, Sơn La với nhiều thiếu thốn về
vật chất, vượt qua những cung đường dài khó khăn hiểm
trở để đến lớp dạy học. Là thầy giáo Lê Văn Hoành - giao
viên Trường THPT chuyên Lam Sơn với bộ sưu tập cả
trăm tấm huy chương mà học trò đạt được trong các cuộc
thi quốc gia, quốc tế.
Những thành quả mà thầy cô dày công vun xới đã và
đang làm đẹp thêm cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
HÀ PHƯỢNG
Khi đã chọn ngh gi o, họ luôn nỗ lực hết mình, dành cả tuổi thanh xuân để d y dỗ học trò.
Đối với họ, chỉ cần thấy trò vui là họ vui.
học Lương Thế Vinh, quận 7,
cho biết điều khiến cô tâmđắc
nhất trong quá trình dạy học
chính là việc bản thân đã cảm
hóa được nhiều HS cá biệt.
“Nhắc đến giáo dục HS cá
biệt, tôi lại nhớ đến trường
hợp lúc tôi chủ nhiệm lớp
3. Đó là một bé gái từ Điện
Biên chuyển vào. Cứ mỗi
lần vào lớp, em không nói
gì, ngồi im một góc, mắt lúc
nào cũng ngấn lệ. Tôi đến gần
làm quen, hỏi chuyện với em.
Nhưng em chỉ trả lời những
câu hỏi liên quan đến việc
học, còn lại em đều im lặng.
Tôi chỉ hiểu rõ về hoàn cảnh
mà em gặp phải khi đến ngày
20-11” - cô Hạnh nhớ lại.
CôHạnh kể
tiếp: “Hômđó
phụhuynh của
emtớithămtôi.
Khi nhắc đến
nhữngbiểuhiện
của em trong
lớp, hai mẹ
con ôm nhau
khóc. Chị cho
biết đã ly dị,
vừa lấy chồng
mới. Người chồng sau không
đồng ý để chị nuôi con. Vì
thế, chị phải gửi con cho gia
đình người bạn. Điều đáng
nói la gia đình này cũng khó
khăn, kèm với việc thiếu tình
thương củamẹ nên bé như thế.
Nghe tới đây, tôi đã khóc. Và
sau khi suy nghĩ, gia đình tôi
quyết định nhận bé về nuôi.
Bé sống với nhà tôi suốt một
năm. Kể từ đó bé vui vẻ hẳn,
việc học cải thiện dần. Sau đó
bé trở về đoàn tụ cùng với mẹ.
Đến bây giờ tôi và bé vẫn còn
liên lạc với nhau”.
Theo cô Hạnh, đối với bậc
tiểu học, giáo dục HS cá biệt
có nghĩa là các bé đặc biệt
hơn những HS khác về hành
vi, nhận thức, tính cách, học
lực. Muốn giúp đỡ các bé,
trước hết giáo viên cần phải
gần gũi bé, hiểu rõ về hoàn
cảnh, về những khó khăn mà
bé đang gặp phải. Từ đó có
nhiều biện pháp giúp bé hòa
đồng, theo kịp
bạnbè, giúpbé
có sự chuyển
biến tốt hơn.
“Dạy trẻ,
điềuquantrọng
là làm sao để
trẻ cảm thấy
cô giáo luôn
yêu thương
mì nh . Làm
sao bản thân
nhà giáo phải là tấm gương
cho HS noi theo. Trong suốt
những năm đi dạy, điều khiến
tôi hạnh phúc nhất chính là
niềm tin của phụ huynh và
tình cảm của học trò dành
cho mình”. •
CôNguyễnMỹ Hạnh
(giữa)
cùng người thân tại lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản.
Cô CaoNgọc Phương Trinh rạng ngời tại lễ vinh danh.
Ảnh: THỦY TRÚC
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GI ÁO V I ỆT NAM 20 - 11